Hôm nay,  

Tại sao chúng ta online?

28/07/202300:00:00(Xem: 1565)
 
tai sao online
Hầu hết chúng ta lên mạng rất nhiều lần trong ngày, có thể chỉ để xem bản đồ tìm đường đi hoặc thanh toán hóa đơn, nhưng cũng có thể để điều chỉnh cảm xúc. (Nguồn: pixabay.com)
 
Hầu hết chúng ta lên mạng (online) rất nhiều lần trong ngày. Trong một cuộc khảo sát Pew Research Study năm 2021, khoảng 50% số thanh niên 18-29 tuổi khi được hỏi đều cho biết họ trực tuyến “gần như liên tục.”
 
Vậy chúng ta hiểu gì về chiều hướng quan trọng này của cuộc sống hiện đại?
 
Đã có nhiều nghi vấn về những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội mà điều này có thể tạo ra. Và cũng còn một câu hỏi đơn giản hơn: điều gì đã khiến mọi người ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp, và nền văn hóa khác nhau, say mê kết nối trực tuyến như vậy? Và mỗi chúng ta cũng có thể tự hỏi chính mình: tại sao tôi online?
 
Chúng ta làm gì khi lên mạng?
 
Như nhà xã hội học Erving Goffman từng chỉ ra, việc đặt câu hỏi “chuyện gì đang xảy ra ở đây?” về hành vi của con người có thể mang lại nhiều câu trả lời ở các cấp độ khác nhau, từ những động cơ bề ngoải cho đến những hiểu biết sâu sắc hơn về những gì chúng ta “thực sự” đang làm.
 
Đôi khi, chúng ta có thể dễ dàng giải thích vì sao mình trực tuyến bằng các hoạt động rất thiết thực, chẳng hạn như coi bản đồ tìm đường đi hoặc thanh toán hóa đơn. Nhưng cũng có đôi khi, chúng ta khó mà nói rõ lý do vì sao mình online hay vẫn còn online.
 
Tại sao chúng ta liên tục xem điện thoại hoặc máy tính, trong khi đúng ra nên tập trung với các hoạt động thể chất, tập thể dục, thiền hoặc tương tác nhiều hơn với những người xung quanh?
 
Nhu cầu luôn kiểm soát cảm xúc
 
Là những nhà nghiên cứu về sự tương tác giữa con người và máy tính, nhóm của Wally Smith và Greg Wadley đang tìm kiếm các câu trả lời về nhu cầu luôn kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Các nhà tâm lý học thường gọi hoạt động này là điều chỉnh cảm xúc.
 
Các lý thuyết về bản chất và chức năng của cảm xúc rất phức tạp và vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói rằng chúng là những biểu hiện của nhu cầu và động cơ được cảm nhận, nảy sinh bên trong chúng ta thông qua sự kết hợp giữa sinh lý học và văn hóa.
 
Trong một ngày bình thường, chúng ta sẽ thường cảm thấy cần phải thay đổi trạng thái cảm xúc của mình. Chúng ta có thể cảm thấy nên nghiêm túc hơn khi làm một công việc có tính cạnh tranh, hoặc nên buồn bã hơn khi tham dự một tang lễ. Có lẽ chúng ta sẽ muốn thôi buồn đau về những sự kiện trong quá khứ, không còn quá tức giận khi gặp người thân trong gia đình trót làm lỗi lầm, hoặc cảm thấy tức giận hơn trước điều mà ta thấy sai rành rành.
 
Có một cách hiểu về việc chúng ta thường xuyên chìm đắm vào trải nghiệm trực tuyến là xem chúng thuộc về kế hoạch kiểm soát những nhu cầu điều chỉnh cảm xúc hàng ngày. Thật vậy, trong nghiên cứu trước đây, nhóm đã phát hiện ra rằng có tới một nửa số lần sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) có thể là nhằm mục đích tìm kiếm thay đổi cảm giác hay điều chỉnh cảm xúc.
 
Công nghệ số đang trở thành công cụ chính để điều chỉnh cảm xúc
 
Trong đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 năm 2020–21 tại Melbourne, Australia, nhóm nghiên cứu đã điều tra xem các công nghệ kỹ thuật số đang trở thành các công cụ chính để điều chỉnh cảm xúc như thế nào. Và họ rất ngạc nhiên khi thấy rằng mọi người sẵn sàng nói về việc họ sử dụng công nghệ với các thuật ngữ điều chỉnh cảm xúc.
 
Đôi khi, nó có liên quan đến các ứng dụng được thiết kế với chủ đích riêng, chẳng hạn như ứng dụng dành cho thiền định… Nhưng mọi người thường dựa vào các công cụ thông thường, chẳng hạn như sử dụng các mạng xã hội như Facebook hay cùng với Zoom để thoát khỏi cảm giác buồn chán hoặc cô lập, tìm đến “liệu pháp mua sắm” (sắm đồ trên mạng cho bớt buồn chán), chơi games để giảm căng thẳng và tìm đọc các tin tức online về các sự kiện trên thế giới.
 
Ở mức độ nào đó, việc sử dụng công nghệ số có thể được coi là tái cấu trúc lại các phương pháp điều chỉnh cảm xúc truyền thống thông thường, chẳng hạn như nghe nhạc, tăng cường kết nối xã hội qua việc gặp gỡ bạn bè hoặc bầu bạn với thú cưng. Thật vậy, những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để hay vì các việc làm truyền thống, chẳng hạn như họ đắm mình đọc các tin tức về sự kiện mà họ quan tâm trên mạng, tìm kiếm các trò tiêu khiển và đánh giá lại ý nghĩa của một tình huống.
 
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật số đang thay đổi cường độ và bản chất của cách mà mọi người điều chỉnh cảm xúc. Chúng cung cấp các nguồn cảm xúc sẵn có và dồi dào, cùng với các tình huống ảo, sắp xếp cạnh nhau và điều hướng một cách khéo léo hơn so với các trường hợp thực tế.
 
Một số người tham gia nghiên cứu đã mô tả cách họ xây dựng “bộ công cụ cảm xúc,” qua những ứng dụng hoặc trang mạng luôn sẵn sàng khi cần đến, mỗi thứ này mang đến cho họ một hiệu ứng cảm xúc cụ thể, chẳng hạn như lên mạng xã hội xem post của người quen tạo cho họ cảm xúc như đang kết nối với người đó.
 
Một loại trí tuệ mới: trí tuệ cảm xúc kỹ thuật số
 
Điều này không có nghĩa là việc điều chỉnh cảm xúc sẽ tự động diễn ra và luôn là việc tốt. Nó có thể là một phương tiện để trốn tránh những nỗ lực quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa trong đời sống, và bản thân nó cũng có thể bị rối loạn chức năng.
 
Khi nghiên cứu về một nhóm nhỏ người dân Melburn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù các ứng dụng kỹ thuật số nhìn chung có vẻ hiệu quả trong vai trò là công cụ giúp điều chỉnh cảm xúc, nhưng chúng rất dễ thay đổi và có thể dẫn đến những cảm xúc khó đoán. Thí dụ: tìm kiếm âm nhạc tiếp thêm năng lượng có thể cho ra kết quả ngẫu nhiên hoặc không mong muốn.
 
Sự thay đổi lịch sử trong cuộc sống hàng ngày
 
Quay trở lại với câu hỏi: Tôi đang làm gì trên mạng? Điều chỉnh cảm xúc cũng có thể là một phần của câu trả lời.
 
Quý vị có thể nối mạng vì các lý do hợp lý như cần làm việc này, việc kia. Nhưng đồng thời, quý vị có thể chỉ đang tìm cách điều chỉnh cảm xúc của riêng mình hay nói cách khác là tiêu khiển thời giờ, thay đổi hướng đầu óc vào một cảnh trí (ảo) khác để tìm cảm giác thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
 
Đó là một phần của sự thay đổi mang tính lịch sử trong cách mà mọi người điều chỉnh các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trong thời đại kết nối mạng.
 
Việt Báo phỏng dịch

Nguồn: “Why am I online? Research shows it’s often about managing emotions” của Wally Smith và Greg Wadley, được đăng trên trang theconversation.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
02/07/202518:47:00
Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rành rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên
02/07/202509:04:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
27/06/202500:00:00
Seita đứng đó, trong một góc của nhà ga xe lửa ở Kobe, Nhật Bản. Cậu thấy mình ngồi gục đầu. Đói. Mệt. Mồ côi và đơn độc. Cậu đã mất gia đình, nhà cửa trong trận bom của Mỹ thả xuống thành phố Kobe. Cuối cùng cậu đã phải khuất phục trước cái đói. Seita từ từ nhắm mắt. Tay Seita vẫn ôm chặt tài sản duy nhất của mình, hộp kẹo nhỏ mà Setsuko, cô em gái bốn tuổi, người thân duy nhất còn lại của Seita, rất yêu thích.
26/06/202509:16:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Lấy tu tâm làm chính, không bận tâm và không để mất thì giờ với chuyện thần thông. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch. Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư
23/06/202509:51:00
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào. Lời dạy đó cũng có thể hiểu là dạy phóng sinh. Đức Phật cũng đã quy định nhập hạ ba tháng mỗi năm trong mùa mưa để tránh giẫm đạp, vô ý sát sinh các loài côn trùng và mầm non cây trồng. Sau đây, chúng ta dò lại một số lời Đức Phật dạy rằng hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
21/06/202511:09:00
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
20/06/202519:44:00
Phán quyết hôm nay của Tòa Phúc thẩm Khu vực 9 đã giúp Trump một vé đi tiếp trên con đường tận diệt nền dân chủ của quốc gia. Đây là một tiền lệ nguy hiểm để Trump có thể làm điều tương tự, áp đặt chính sách gây tranh cãi mà không cần qua quốc hội hay chính quyền tiểu bang. Sự chuyên quyền trong nước là những gì Trump đang theo đuổi, và những gì đang xảy ra trên đường phố Los Angeles chỉ là sự khởi đầu.
20/06/202500:00:00
Tôi không viết bài này với tư cách một người Dân chủ hay một người Độc lập. Tôi viết với tư cách một người phụ nữ đã từng tự hào đứng trong hàng ngũ của đảng Cộng hoà gần suốt đời mình. Tôi đã bỏ phiếu cho ông Ronald Reagan và ngưỡng mộ tín niệm của ông rằng “phẩm hạnh là điều thiết yếu”. Tôi từng tin vào trách nhiệm cá nhân, vào đức tin và tình yêu quê hương – và đảng Cộng hoà thuở ấy là hiện thân của những giá trị ấy. Tôi thậm chí đã ủng hộ ông George W. Bush trong cuộc kiểm phiếu hỗn loạn với những “lá phiếu đục lỗ” năm 2000 – không vì tôi cho rằng ông hoàn hảo, mà vì tôi tin ông sẽ lãnh đạo với sự tử tế và chính trực.
18/06/202509:53:00
Từ Tehran rực cháy đến Washington ồn ào, trong vòng chưa đầy một tuần, câu hỏi đơn giản cho Washington đã thay đổi: không còn là dính líu bao nhiêu, mà là: tham chiến hay không?
18/06/202508:42:00
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.