Hôm nay,  

Viện Bảo Tàng Everson Bán Bức Tranh Red Composition Của Jackson Pollock Để Đa Dạng Hóa Bộ Sưu Tập

11/09/202000:00:00(Xem: 4808)

Red-Composition

Bức tranh Red Composition của họa sĩ Jackson Pollock, được vẽ năm 1946.(www.artnews.com)


Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Everson tại Syracuse của New York sẽ lấy đi bức tranh được vẽ năm 1946 của họa sĩ Jackson Pollock có tên là Red Composition trong nỗ lực đa đạng hóa bộ sưu tập của họ, theo bản tin hôm 3 tháng 9 năm 2020 của trang mạng www.artnews.com cho biết.

Viện bảo tàng đã giao phó tác phẩm cho Christie’s, mà sẽ bán bức tranh vào đêm đầu tiên do bộ phận hiện đại và đương đại hợp tác tổ chức vào ngày 6 tháng 10. Tác phẩm trị giá khoảng từ 12 triệu đô la tới 18 triệu đô la.

Kích thước 19 inches ¼ và 23 inches ¼, bức tranh Red Composition có kỹ thuật nhỏ giọt đặc trưng của những người theo Chủ Nghĩa Biểu Hiện Trừu Tượng, được vẽ ngay sau  khi Pollock đã hoàn tất loạt tranh tiêu biểu của ông “Sounds in Grass,” một kiểu mẫu ngự trị trong bộ sưu tập Solomon R. Guggenheim. Lần đầu tiên được mua lại bởi nhà sưu tập Peggy Guggenheim, tác phẩm đã đổi qua tay nhiều lần, mà kế tiếp tới James Ernst, con của họa sĩ siêu thực Max Ernst và chồng cũ của Guggenheim, trong năm 1947. Từ đó tác phẩm đã nằm trong bộ sưu tập của những nhà sưu tập có trụ sở tại Syracuse là Marshall và Dorothy Reisman, là những người sau đó đã tặng nó cho Viện Bảo Tàng Everson vào năm 1991.

“Bức tranh sau cùng mà nhà nghệ sĩ đã hoàn tất vào năm 1946, Red Composition là cơ hội rất hiếm để có được tác phẩm phẩm chất trong bảo tàng Pollock mà đánh dấu sự đột phá của “kỹ thuật nhỏ giọt” huyền thoại của ông, theo Barrett White, phó giám đốc của  Christie’s, cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố từ Viện Bảo Tàng Everson cho rằng hội đồng quản trị của họ đã quyết định thống nhất để lấy đi tác phẩm để gây quỹ để mua các tác phẩm bởi nhiều nhà nghệ sĩ không có cơ hội. Thay đổi này nằm trong sự mở rộng của kế hoạch Các Ưu Tiên Sưu Tập của viện bảo tàng, đã được thiết lập vào năm 2017 và đưa vào thực hiện để giải quyết những lỗ hổng lịch sử của bộ sưu tập. Quỹ được thiết lập bởi việc bán tranh cũng sẽ được sử dụng cho việc bảo trì việc sưu tập của bảo tàng, mà hiện đã chứa hơn 10,000 tác phẩm, nhiều tác phẩm trong đó thuộc các tác phẩm của các nghệ sĩ hiện đại và đương đại Mỹ.


“Viện Bảo Tàng Everson mong muốn trở thành người đi đầu trong các chính sách và chương trình công bằng chủng tộc và chống kỳ thị chủng tộc,” theo Jessica Arb Danial, chủ tịch hội đồng quản trị của Viện Bảo Tàng Everson, cho biết.

Đề cập đến việc cảnh sát giết chết George Floyd và sự bạo hành chống lại người Mỹ Da Đen, giám đốc Everson là Elizabeth Dunbar nói rằng các sự kiện trong vài tháng qua đã thúc đẩy sáng kiến của viện bảo tàng. “Bằng việc lấy đi một tác phẩm nghệ thuật, chúng tôi có thể thực hiện những bước tiến dài rất lớn trong việc xây dựng một bộ sưu tập mà phản ảnh sự đa dạng của cộng đồng chúng ta và bảo đảm rằng nó vẫn giữ được khả năng truy cập đến đối với tất cả các thế hệ tương lai.” Những việc mua các tác phẩm mới được thực hiện qua ngân quỹ được cho phép đối với năm 2021, dù kế hoạch trong tương lai vẫn chưa được biết chi tiết.

Viện Bảo Tàng Everson không phải là cơ chế văn hóa duy nhất sẽ lấy đi các tác phẩm blue-chip để giải quyết các vấn đề trưng bày thiếu trong bộ sưu tập. Trong tháng 6 năm 2019, Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại tại San Francisco đã bán bức tranh Mark Rothko với giá 50.1 triệu đô la trong đêm bán đấu giá tháng 5 của Sotheby’s, và rồi họ sử dụng tiền gây quỹ đó để mua 11 tác phẩm của nhiều nhà nghệ sĩ như Mickalene Thomas, Alma Thomas, Kay Sage, và Leonora Carrington. Một năm trước đó, Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Baltimore đã bán 7 tác phẩm gây tranh cãi từ tài sản của họ qua Sotheby’s để lập quỹ sẽ mua thêm các tác phẩm nghệ thuật đương đại của phụ nữ và những nghệ sĩ da màu cho tài sản của họ. Buổi bán đấu giá đã chứng kiến các tác phẩm của Andy Warhol, Franz Kline, Jules Olitski, và Kenneth Noland với giá 7.93 triệu đô la; một tác phẩm của Robert Rauschenberg cũng được bán riêng. Với số tiền kiếm được từ các buổi bán đấu giá đó, bảo tàng đã mua nhiều tác phẩm của Senga Nengudi, Melvin Edwards, Meleko Mokgosi, và Carrie Mae Weems.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.