Hôm nay,  

Kiều Chinh, ngôi sao của The Sympathizer và The Joy Luck Club, tâm tình về sự nghiệp 50 năm tại Hollywood

26/04/202400:00:00(Xem: 1257)

kieu-chinh-Chinh-says-one-of-The-Sympathizer's-strengths-is-that-Vietnamese-actors-make-up-the-majority-of-the-cast
Kiều Chinh: “Một trong những điểm mạnh của bộ phim The Sympathizers là dàn diễn viên Việt Nam chiếm đa số.“  Photograph by Hopper StoneHBO.
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
   
Đó là giây phút đầy hãnh diện đối với Kiều Chinh, người diễn viên điện ảnh 86 tuổi nổi tiếng nhất với vai diễn trong bộ phim năm 1993 The Joy Luck Club.
   
“Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà một diễn viên người Việt xuất hiện trên một áp phích lớn như vậy,” Kiều Chinh chia sẻ với chương trình The Screen Show của ABC RN. “Người Việt rất náo nức chờ đợi để xem bộ phim này.” Bà cũng xuất hiện trong phim, đóng vai người mẹ yêu quý của một đại úy quân đội miền Nam Việt Nam, người thuộc nhóm người tị nạn chạy trốn đến Hoa Kỳ sau khi Sài Gòn thất thủ. Câu chuyện về cuộc di tản, di cư và lòng trung thành, sự chia rẽ đã gây ấn tượng với Kiều Chinh, vì bà cũng đã trốn thoát khỏi Việt Nam.
   
“Chiến tranh Việt Nam là một câu chuyện rất phức tạp. Nó là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, kéo dài hơn 15 năm.” Nhưng Kiều Chinh tin rằng việc The Sympathizer cố gắng khám phá sự phức tạp của thời đại đã tạo nên một bộ phim hay. “Nó cũng là một bộ phim có tính giải trí cao," bà nói. “Cuốn tiểu thuyết thì tuyệt vời, và khâu sản xuất phim có những nhà viết kịch bản tạo ra từng nhân vật... một cách phong phú hơn.” The Sympathizer tiếp cận một cách tinh tế về cuộc xung đột, và cố ý không chọn đứng về một phe nào. Kiều Chinh nói tiếp, “Không quan trọng ai là người thắng kẻ thua, Thiệt hại to lớn nhất ở đây là những người vô tội ở cả hai bên, và phần lớn họ là phụ nữ và trẻ em.”
 
Một mối liên kết cảm xúc
 
Trong The Sympathizer, nam tài tử Hoa Xuande (từng xuất hiện trong những phim như Hungry Ghosts; Cowboy Bebop) đóng vai Đại úy, một điệp viên Bắc Việt phục vụ trong quân đội miền Nam trước khi di cư sang Mỹ. Dàn diễn viên còn có Sandra Oh vai Ms Sofia Mori (một người tin vào nữ quyền lâm vào một tam giác tình yêu, dần dà nhận ra căn cước của mình như là một người Mỹ gốc Á) và Robert Downey Jr, người giành giải Oscar, đóng vai bốn nhân vật khác nhau trong bộ phim này, trong đó có vai là một đặc vụ CIA.
   
Đạo diễn nổi tiếng người Hàn Quốc Park Chan-wook (từng là đạo diễn cho các phim The Handmaiden; Decision to Leave) là đồng sản xuất và đã đạo diễn ba trong số bảy tập của bộ phim. Kiều Chinh nói rằng ông Chan-wook cảm thấy có một mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ với cốt truyện của phim. “Ông ấy bảo tôi, 'Kiều Chinh... tôi cảm thấy rất gần gũi với hoàn cảnh của chị, của dân tộc chị. Hàn Quốc tương tự như Việt Nam. Quốc gia của chúng tôi cũng bị chia thành hai miền bắc-nam.'"
   
Dàn diễn viên và đoàn làm phim nhanh chóng thích nghi với Chan-wook. Ông không biết nói tiếng Việt, và phải nhờ qua một thông dịch viên. “Tuy vậy chúng tôi cảm thấy rất thoải mái, ông nhìn sâu vào mắt của chúng tôi. Chúng tôi có thể nhìn thấy phản ứng của ông ấy, nhưng chúng tôi lại nghe giọng nói của người khác. Ban đầu, tôi có chút khó khăn, nhưng sau đó tôi quen dần. Tôi có thể cảm nhận được mọi điều ông ấy sẽ nói trước khi tôi nghe thấy giọng của thông dịch viên.”
 
Một sợi dây kết đời không mong đợi
Mot-cảnh-trong-tập-3--Photograph-by-Hopper-StoneHBO
Mot cảnh trong tập 3 -Photograph by Hopper StoneHBO.
 
Ở Việt Nam, Kiều Chinh là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng và là người dẫn chương trình truyền hình, phỏng vấn nhiều nhân vật nổi tiếng từ Mỹ sang thăm viếng trong thời chiến. Năm 1975, lúc Sài Gòn thất thủ, Kiều Chinh là một trong hàng ngàn người Việt Nam cố gắng trốn thoát khỏi quê hương. Trong tuyệt vọng, bà lật qua cuốn sổ tay ghi tên họ, số điện thoại của nhiều minh tinh bà giữ bên mình, tìm kiếm một sinh lộ. Bà gọi cho tài tử Burt Reynolds, người cùng diễn trong phim Operation CIA năm 1965 và tài tử William Holden, nhưng đều không có kết quả.
   

Cuối cùng, bà gọi cái tên chót còn lại trong sổ điện thoại: Tippi Hedren, một nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn trong các phim The Birds và Marnie, và cũng từng xuất hiện trong chương trình nói chuyện của Kiều Chinh tại Sài Gòn năm 1965. Bà đã ngạc nhiên tột độ khi nghe Hedren nhấc điện thoại. “Tôi nói to vào điện thoại, ‘Tippi, Tippi, đây là Kiều Chinh, diễn viên điện ảnh từ Việt Nam. Chị nhớ tôi không?’” Bà hồi tưởng lúc nghe giọng Hedren trong điện thoại. “Tôi đã bật lên khóc như một đứa trẻ.”
   
Tìm lời trấn an, sau đó Hedren lắng nghe về nỗi cơ cực và hoang mang trong cuộc tháo chạy của Kiều Chinh. “Tippi bảo tôi, ‘Đừng lo. Tôi sẽ lo liệu mọi thứ. Ngừng khóc. Cô sẽ ổn thôi.’ Ba ngày sau, tôi nhận được một vé máy bay cùng với tất cả các giấy tờ tài trợ quan trọng mà Tippi đã ký cho tôi để nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tippi quả là một thiên thần.” Kiều Chinh đã nói về Hedren như thế. Con gái của Tippi, cô Melanie Griffith, chỉ mới chuyển ra khỏi nhà gia đình ở LA để sống với bạn trai Don Johnson, và Kiều Chinh dọn vào ở trong phòng trống mới. Hedren mượn quần áo cho Kiều Chinh, đưa bà đi chơi xung quanh Los Angeles và đưa bà đến các sự kiện như buổi ra mắt phim Jaws – điều không mong đợi đã đưa đẩy Kiều Chinh đến những cơ hội bất ngờ ở Mỹ. Trong buổi ra mắt phim là một buổi tiệc sang trọng, nhưng Kiều Chinh vốn chưa quên được nỗi buồn vừa bỏ xứ ra đi, chẳng có tâm trí đâu để thưởng thức. Một vị khách – người sau này được biết là Burt Metcalfe, nhà sản xuất điều hành của bộ phim truyền hình  M*A*S*H – ông nhìn thấy Kiều Chinh đứng một mình ở góc phòng…
   
Rồi chuyện gì đến, phải đến. Vài tháng sau, đại diện của Kiều Chinh tỏ ra ngạc nhiên khi nhận được một cú điện thoại mời bà thử vai trong chương trình nổi tiếng này. Tuy nhiên, khi bà đến nơi thì không có buổi thử vai nào. “Họ chỉ hỏi về quá khứ của tôi thôi,” Kiều Chinh nhớ lại. Cả Kiều Chinh lẫn đại diện của bà đều vô cùng ngạc nhiên khi Metcalfe mời bà đóng vai người tình của Alan Alda trong một tập phim phát sóng vào năm 1977. Đó là dấu mốc khởi đầu cho sự nghiệp kéo dài và thành công của Kiều Chinh tại Hollywood.
 
Đời sống mô phỏng nghệ thuật
 
Một may mắn khác đã giúp Kiều Chinh có vai diễn trong cuốn phim “ăn khách” năm 1993, phim The Joy Luck Club, một bản chuyển thể từ tiểu thuyết “bestseller” cùng nhan đề của nhà văn Mỹ gốc Trung, Amy Tan. Cuốn phim miêu thuật cuộc sống của bốn phụ nữ Trung Quốc sinh sống ở Mỹ và bốn cô con gái sinh trưởng ở Mỹ. Kiều Chinh đang thử vai trong một bộ phim của Oliver Stone khi giám đốc tuyển diễn viên của đoàn phim The Joy Luck Club, lúc đó cũng đang điều hợp các suất thử trong phòng bên cạnh, kéo bà sang một bên. Họ yêu cầu bà gặp Amy Tan và đạo diễn Wayne Wang. Tương tự như với M*A*S*H, không có buổi thử vai. Thay vào đó, Amy Tan và Wang hỏi bà về quá khứ của bà và trao kịch bản cho bà đem về nhà đọc trước. Khi bà trở lại vào ngày hôm sau, Wang hỏi muốn đóng vai nhân vật chính nào trong bốn nhân vật chính. Bà đã chọn vai Suyuan Woo, một người mẹ sống trong tội lỗi vì đã bỏ lại hai bé gái sơ sinh sinh đôi của mình trong cuộc ly loạn khi Nhật Bản đánh vào Trung Quốc. Kiều Chinh đã bị thu hút bởi những điểm tương đồng giữa câu chuyện thật của chính mình và của Suyuan. Chính mẹ của bà đã tử nạn trong cuộc không kích của phe đồng minh tại Hà Nội vào năm 1943. Khi bà 15 tuổi, cha bà, một quan chức chính phủ trước đây, đã gửi bà cho người khác chạy vào miền Nam Việt Nam. Ông ở lại Hà Nội để đi tìm người con trai đã gia nhập phe kháng chiến chống Pháp lúc đó. Bà không bao giờ gặp lại cha mình. Khi quay cảnh Suyuan bỏ lại hai đứa bé sơ sinh dưới một cái cây cổ thụ, đó chính là một trải nghiệm rất xúc động đối với Kiều Chinh. Bà tiếp tục tâm sự, “Tôi đã bị cha bỏ rơi. Và bây giờ, trong The Joy Luck Club, tôi là người mẹ bỏ rơi con mình.” Lúc quay xong phân cảnh, chỉ một “take” duy nhất, đạo diễn Wang đến đặt tay lên vai bà. Kiều Chinh hỏi ông: “Cần quay lại lần nữa không?” Câu trả lời của Wang là: “Không cần, không thể nào tốt đẹp hơn được.” Kiều Chinh nhớ lại, “Vì vậy phân cảnh này chỉ có một “take’ duy nhất, không có lần thứ hai... Nó là kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất đối với tôi trong phim The Joy Luck Club.”
 
Việt Báo biên dịch
Bài của Nicola Heath, ABC Entertainment
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Được bảo trợ của Khoa Sử và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, hội nghị chủ đề “Vietnam Centric Approaches to Vietnam’s Twentieth Century History” (Lịch sử Việt Nam Thế kỷ 20 từ các phương pháp tiếp cận lấy Việt Nam làm Trung tâm) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng Tư vừa qua tại 370 Dwinelle Hall trong khuôn viên Đại học Berkeley với sự tham dự của nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên ban tiến sĩ, thạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Việt Nam, Anh, Pháp, Singapore.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.