Hôm nay,  

Lan Man Với Trăng

16/04/202412:19:00(Xem: 744)

Ngu Yen 1

(Nghe ca khúc trong khi đọc truyện chớp hoặc đọc ca từ như một phần câu truyện.)


Lan man voi trang 1
Lan man voi trang 2


Thành phố ngoại trừ ánh trăng không tìm thấy một người quen. Cây trứng cá đùa giỡn mùa hè liên tục ra cả ngàn trái đủ màu xanh vàng hồng đỏ và màu rượu chát, nhưng không có hai trái nào mọc chung một cuống dù trăm trái mọc chung một cành. Ba mươi năm trước, đến ngả ba Hai Bà Trưng và Ngô Quyền, thêm vài bước, cây trứng cá đứng đó, nghiêng hai tàng rộng, che nhiều kỷ niệm dài tháng năm trẻ nít thành trẻ lớn. Ba mươi năm sau trở lại, cây tình cũ đã mất tích, chỉ còn một vỉa hè lạnh lẽo im lìm và chết.

Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.

Chị ngồi trên cành thấp, đưa bàn tay xuống. Chị ngồi trong cửa sổ đưa bàn tay ra. Chị nằm trên giường ngủ, bàn tay lấp ló ngoài chăn đắp. Chị ngồi gục mặt giữa đêm, cho em một bàn tay.

Không biết làm gì với bàn tay nhưng em biết ăn trứng cá chín. Kẹp trái mềm vào giữa răng và môi, cắn nhẹ, mum mum, nước ngọt trào ra, nuốt khe khẻ, những hạt nhỏ lợn cợn, gây thành nỗi nhớ. Đưa đầu ngón tay mềm vào giữa răng và môi, mum mum, thứ gì đó trào ra, ngọt ngào tan khắp thân người. Khe khẻ, lợn cợn, nhớ nhung. Ngậm cả ngón tay vào sâu trong miệng, cảm giác đó thấy thương quá là thương.

Đời chị khổ lắm. Quê chị ở tận cuối bờ giáp biển. Nơi muỗi hút máu cả ngày lẫn đêm. Về khuya có những con muỗi lớn bằng con đơi, nếu chuồng trâu bò quên trùm mùng, hoặc mùng bị rách chưa kịp vá, sáng hôm sau, những con trâu con bò xẹp lép, hết máu, như bong bóng xì hơi. Năm mười sáu tuổi, muỗi đuổi chị lên phố thị tìm việc làm giúp mẹ nuôi mấy em nhỏ. Từ đó chị bầm dập. Những đứa con gái mới lớn có một chút nhan sắc vào chợ đời là những niếng thịt tươi mà những người đàn ông thèm thịt đều muốn nếm thử dù không mua. Chị đã phá thai ba lần trước khi được vào gia đình này làm người giúp việc. Em nói gì? Em đã thấy rồi. Ừ, cũng phải chịu thôi. Ông chủ dùng chị thế cho bà chủ những đêm chảy kinh sợ dơ dáy niềm vui cẩu thả. Dùng chị thường xuyên hơn suốt mùa bà chủ cấn cái thai nhi. Ông cho chị khá nhiều tiền và mang bao bảo vệ khúc thân ngà ngọc. Dần dần rồi quen đi. Có tiền gửi về quê là giấc mơ lớn nhất làm chị sung sướng, kế đến mới vui sướng khi biết mình có thể làm chủ ông chủ, dù ngắn ngủi, nhất là khi thấy ông chủ uy quyền bò nằm bẹp giữa hai chân như một tên đầy tớ. Chị trả thù, đày đọa, không cho ông vừa ý. Ông năn nỉ, rên la như đứa trẻ khát sữa. Em chưa hiểu đâu. Khi lớn lên, có lẽ, em cũng sẽ như vậy. Ừ, hơn năm năm. Thứ gì dù khó khăn cách mấy khi đã quen sẽ trở thành dễ dàng. Ông chủ càng ngày càng đối tốt với chị. Chị bị cấm không có bạn, không được quen ai, để giữ bí mật. Chỉ có em, vì em còn nhỏ, không ai để ý. Không, không đúng. Chắc em chưa biết tình yêu là gì? Chị biết cô đơn. Cô đơn sẽ tự động đi tìm tình yêu để lấp đầy, để sưởi ấm. Chị có cảm giác yêu, nhớ nhung, dù không biết nhớ ai. Mỗi khi ông chủ mày mò trên thân xác, chị nắm mắt rồi tưởng tượng một chàng trai, một kép cải lương nào đó, một hoàng tử trong cổ tích Tấm Cám, cảm thấy phấn kích gia tăng và sung sướg cao độ hơn những lần khác. Em ngồi gần lại đây, mút tay chị đi. Ừ, liếm dọc theo ngón tay. Ngậm sâu vào. Em biết không? Bất kỳ lúc nào mình hài lòng với hoàn cảnh, thì có chuyện xảy ra. Tốt hơn, xấu hơn, không ai biết, nhưng thay đổi là chuyện cần có dù không cần thiết. Con trai lớn của ông chủ đi học ngoại quốc trở về. Anh ta không quan tâm đến chị, nhưng có một đêm, anh chứng kiến cảnh ông chủ nhảy chồm chồm như con chó đực, từ đó, anh săn sóc chị nhiều hơn. Muốn giúp chị thoát khỏi cảnh ở đợ tình ái. Anh có một cô tình nhân rất đẹp, rất thời trang, cũng đi du học về. Họ âm thầm tìm cách đưa chị vào một công việc khác. Một sạp bán trái cây trong chợ, trời ơi, em có biết chị hạnh phúc với giấc mơ này đến thế nào không? Anh ấy và chị ấy là thiên thần. Lần đầu tiên chị biết mình có niềm tin thật sự. Nhưng rồi, giấc mơ đó đổ vỡ, ông chủ biết được. Một trận cãi vã lớn tiếng xảy ra. Trước khi anh bỏ đi, chị còn nhớ, anh nói, ‘Bố là ngưiờ đạo đức giả. Không biết nhân phẩm là gì. Thời đại này không thể hãm hiếp người giúp việc. Bố có thể đi tù.’ rồi anh bước ra cửa, không bao giờ quay về. Từ đó, ông chủ không tìm đến chị nữa, nhưng chị trở thành nạn nhân của bà chủ. Tuy bà được lại chồng nhưng mất con.           



Em vẫn nhớ đêm chị mặc đầy trứng cá từ cổ xuốn bàn chân. Y phục đó nhiều màu sắc xanh vàng hồng đỏ và một vùng màu rượu chát rải phấn thơm. Những khe hở giữa trái cây được ánh trăng đan kết. Chị ơi,chị trở thành viên trứng cá khổng lồ. Cắn nhẹ, mum mum, khe khẻ, lợn cợn, đột nhiên, đứa trẻ đó vụt lớn lên, chỉ trong khoảng khắc,nó trở thành chàng thanh niên vừa trưởng thành và khờ dại nhất trên thế giới. Anh ta bỏ chạy. Mừng hoá điên chạy trốn niềm vui? Không phải. Sợ hóa ngu. Sợ bị hành hạ bò lê như ông chủ?

Khi về đến nhà, cha hỏi: quần dài đâu, sao mặc quần đùi?                                                                                                                     

Ba muơi năm sau, trở lại nơi này. Hầu như tất cả đều thay đổi, ngoại trừ ánh trăng. Nhưng không có trứng cá, trăng đan kết được gì? Em đi đến gần cửa sổ, quì gối như ngày xưa, nhìn vào trong phòng khách. Bên trong âm u, bóng tối vĩnh viễn vẫn mơ hồ. Bỗng nhiên, hai cánh màn mỏng vén lên, một bàn tay ngọt ngào đưa ra cửa sổ.

 

Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới gần đây lúc chạy xe ở thành phố Los Angeles, Kiều Chinh thấy một điều mà bà chưa từng thấy trước đây: một biển quảng cáo khổng lồ trên đại lộ Sunset với hình ảnh một diễn viên người Việt, cùng tên của một tác giả cũng người Việt. Diễn viên đó là Hoa Xuande, một tài tử quốc tịch Úc thủ diễn vai chính trong bộ phim mới do kênh truyền hình HBO thực hiện, The Sympathizer / Cảm tình viên, là một phiên bản chuyển thể từ tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
Phim "Mai"của đạo diễn Trấn Thành, vừa là nhà sản xuất phim vừa là diễn viên, cùng với dàn diên viên: Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh... Bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được đầu tư lên tới 50 tỉ đồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.