Hôm nay,  

Khi nước mắt ngưng chảy xuôi

29/12/202300:00:00(Xem: 1591)

Bà và cháu ngày xuân

Bà và cháu ngày đầu xuân.


Không biết “Cẩm nang sống cho người cao tuổi” phổ biến tới đâu nhưng ít nhất đã có vài lần “3 quên-4 có-5 không” thăm viếng hộp thư email của tôi.  3 điều cần quên thì tôi quên bẵng rồi nhưng hai lời khuyên ‘‘không chăm cháu, chỉ thăm cháu” và “không ở cùng, nên ở gần” đã làm tôi mỉm cười và chú ý.
 
Không ở cùng, vì hai thế hệ được đào tạo trong bối cảnh xã hội khác nhau, có quan niệm sống và lối sống khác nhau.  Sự khác biệt lớn lao này, khi bị bó chặt trong một không gian nhỏ bé, có thể làm ngay cả quan hệ mật thiết nhất bị xây xát.  Một số cha mẹ già ở Việt Nam, vì lý do tài chánh hoặc sức khỏe phải sống chung với con cái, đã kinh nghiệm điều này.  Bị cho là cổ hủ, kém hiểu biết, đôi khi họ cảm thấy chỉ có chọn lựa đau lòng giữa ‘cắn răng’ hay ‘cắn lưỡi’.
 
Nhưng tại sao không chăm cháu?  Không phải truyền thống xưa nay là ông bà, dù ở chung hay không, đều dự phần vào việc chăm sóc cháu để chia sớt gánh nặng với con và thiết lập mối liên hệ ngọt ngào với cháu hay sao?
 
Tiếc là câu hỏi này không thể đặt ra với tác giả vô danh.  Nhưng mặt khác, lại mừng cho cụ (?) vì nếu có danh thì cụ sẽ bị điếc con ráy:  Những cụ ông cụ bà hào hứng thực hiện phương châm “không chăm cháu” đang bị kêu rêu, lên án là lười biếng và ích kỷ!
 
Trên website Reddit, một ông bố trẻ đã hỏi “Người Mỹ thuộc thế hệ Baby Boomers (sinh từ năm 1946 đến 1964) có phải là ông bà ích kỷ và lười biếng hay tôi chỉ là người xui xẻo nhất? ”  Anh nói mẹ anh sống cách gia đình anh chỉ 10 phút, nhưng thuyết phục bà dành thời gian cho cháu gái 2 tuổi rất là khó khăn.  Bà luôn nói “Để mẹ coi lịch đã.” hay “chắc thứ ba mẹ rảnh vài giờ.”  Và khi trông cháu, bà không bao giờ cho cháu ăn hoặc đưa cháu ra ngoài.  Trong khi đó, cha mẹ vợ anh, không phải là người Mỹ, thường xuyên năn nỉ vợ chồng anh đưa con gái qua và đề nghị chăm sóc cô bé trong vài tuần hoặc thậm chí là một vài tháng!” 
 
Cũng trên trang web này, một người khác nói dứt khoát “Ông bà thế hệ Boomers là vô dụng.”   Cha mẹ anh đã nói thẳng thừng giờ họ chỉ sống cho họ vì đã lo cho con cái đủ rồi! *
 
Những lời ta thán trên không phải là các trường hợp cá biệt.  Mới đây, theo website Business Insider, thế hệ Millennial (sinh từ năm 1981 đến 1996) cảm thấy bị bỏ rơi và buồn giận cha mẹ.  Vì sao?  Vì các ông bà này chọn đi du lịch hơn là ở nhà giúp coi sóc, dưỡng dục cháu.** 
 
Chủ trương ‘mua trải nghiệm hơn là vật dụng’, giới trẻ thường đi ta bà khắp nơi trước khi lập gia đình.  Thế nhưng Baby Boomers lại là thế hệ chi tiền cho việc du lịch và đi ăn nhà hàng nhiều hơn hết, theo phân tích của Bank of America.  Bởi vậy, họ đã không bị nói oan.  Vấn đề đặt ra, do đó, là có gì sai trái khi cha mẹ theo tiếng gọi.. đôi chân, ‘bỏ rơi' cháu con như vậy?
Sai trái lắm, quý Millennials sẽ giải thích với một cái liếc chán chường hoặc tiếng thở dài. 
 
Boomers luôn được sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ.  Đi nghỉ hè hay vui bạn, họ cứ tự nhiên giao cháu cho ông bà.  Cháu còn có nhiều kỷ niệm với ông bà hơn vì ông bà không đi đâu cả, chỉ ở nhà thưởng thức cháu.  Tại sao khi trở thành ông bà, Boomers lại không tiếp tục truyền thống này?  Nhận mà chẳng cho đi, nếu không là lười biếng, ích kỷ thì là gì đây?
 
Không những thế, Boomers đã may mắn về nhiều mặt khác.  Đời sống dễ dàng, một người đi làm cũng có thể sống giấc mơ Mỹ quốc - căn nhà khang trang với hàng rào trắng.  Học không phải vay nợ cả trăm ngàn.  So với cha mẹ mình, thì Millennials có vô vàn thử thách.  Nợ nần.  Công việc khó tìm, lương thấp.  Tiền giữ trẻ cao.  Sở hữu một căn nhà có khi ngoài tầm tay.  Chưa kể đến các lo âu về thiên tai địa hoạ vì môi trường đã bị .Boomers làm cho tệ hại!  A, thử thách này không phải là lý do để yêu cầu/đòi hỏi dịch vụ giữ trẻ miễn phí, nhưng nó là một yếu tố làm cho đời sống Millennials thêm căng thẳng.  Càng căng thẳng, càng cần được giúp đỡ.  Thế mà cha mẹ lại bỏ rơi thì không phiền lòng sao cho được!
 
Trước sự chỉ trích này, không biết tác giả Cẩm nang có chống chế nào nghe thuận tai không.  Nhưng nói chung, ông bà Boomers không tha thiết với nhiệm vụ chăm cháu ‘cao quý’ như các thế hệ đi trước vì họ thấy đã đến lúc cần sống cho chính mình.
 
Nhân sinh thất thập nhiều vô kể, nhưng thời gian gối chưa mỏi, chân chưa chùn còn có bao nhiêu?  Millennials thường lập gia đình trễ.  Khi Boomers được họ cho lên chức thì bóng đã xế tà.  Không đi du lịch thì bao giờ mới học được.. dăm bảy chục sàng khôn?  Làm việc cực nhọc suốt đời, làm gì có chuyện ‘công việc-cuộc sống cân bằng’!  Chở bầy con trong xe van xấu xí, làm gì có SUV!  Có tài sản nhiều là nhờ dành dụm, nhờ không tiêu tiền vào cà phê Starbucks, vào avocado toast.  Và nhờ không ai bào chế được.. đất đai nên nhà cửa tăng giá vùn vụt nữa.  Tài sản nhiều, thời gian ít.  Không tận hưởng để chết trong quê mùa, hối tiếc hay sao?
 
Thêm nữa, con cái đời nay tự giáo dục mình.  Thế hệ nào cũng thấy thế hệ đi trước là kém hiểu biết hơn họ.  Nhận định này không có gì quá đáng vì xã hội ngày càng tiến bộ, ít nhất về mặt kỹ thuật, khoa học, y tế.  Nhưng hình như quý con cái Millennials đặc biệt thông minh!  Họ thu thập mọi kiến thức cần cho cuộc sống và sự phát triển cá nhân từ trường học hay internet.  Những hiểu biết, trải nghiệm của cha mẹ Boomers theo họ là củ kỹ, lỗi thời, đôi khi phản khoa học.  Khi nhờ cha mẹ trông con mình, họ luôn đưa ra cách giữ trẻ mà cha mẹ cần theo.  Không còn nhiều sức lực ở tuổi sáu, bảy mươi, Boomers đã thấy việc coi giữ cháu là mệt mỏi rồi.  Phải tuân theo ‘luật lệ' càng làm cho ông bà thấy đi du lịch vui và thoải mái hơn chăm cháu.
 
Những người Việt lớn tuổi ở Bắc Mỹ trước đây chỉ lo bươn chải nuôi con.  Có thỉnh thoảng về Việt Nam thì cũng chỉ để thăm người thân còn lại.  Trong thập niên này, nhất là sau dịch Covid, du lịch mới trở thành một cách hưởng đời của họ.  Dù vậy, trung thành với niềm tin nước mắt chảy xuôi, họ luôn giúp khi con cái nhờ trông cháu hay..trông chó.  Hy sinh cho con cả đời rồi, tiếp tục làm có gì là lạ?  Có lẽ vì vậy mà quý ông bà Việt nam này chưa bị con cái than phiền, hờn giận.  Có lẽ vì vậy mà Cẩm nang vẫn được gởi đi bốn phương tám hướng.  Cho đến ngày truyền thống con muốn là ..trời muốn bị xuống cấp và xét lại!
 
Đời người như một cuộn giấy trong nhà tắm, càng ngày càng thấy mau hết.  Không biết ai đã nghĩ ra sự so sánh quá chính xác dù không mấy nên thơ này.  Mới đó mà một tháng, một năm, người già hay kêu lên trong thảng thốt.  Nghĩ đến mình, sử dụng những mong manh còn lại một cách khôn ngoan không là ích kỷ, không là lười biếng.  Châu Âu, châu Úc đang chờ.  Nhật Bản, Singapore, Đài Loan.. đang chờ.  Sống những ngày còn lại đầy niềm vui, thảnh thơi mà năng động, là nhu cầu chính đáng.
 
Nhu cầu đó là chính đáng, phần thưởng đó là xứng đáng.  Nhưng có phải niềm vui chỉ tìm thấy trong những cuộc vui chơi, những chuyến du lịch không?  Cuộc sống có ý nghĩa không bao giờ hạn hẹp như vậy.  Cho đi là một cách đem lại niềm vui lâu dài.  Giúp người khi người hoạn nạn.  Giúp con khi con bơ vơ.  Nhưng có lẽ nước mắt không nên mãi mãi chảy xuôi.  Giữ chúng lại khi món quà chỉ được nhận với điều kiện khắt khe hay coi đó là tiền trả nợ.
 
KC Nguyễn
 
** https://www.businessinsider.com/millennials-say-boomer-parents-abandoned-them-2023-11
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
02/07/202518:47:00
Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rành rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên
02/07/202509:04:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
27/06/202500:00:00
Seita đứng đó, trong một góc của nhà ga xe lửa ở Kobe, Nhật Bản. Cậu thấy mình ngồi gục đầu. Đói. Mệt. Mồ côi và đơn độc. Cậu đã mất gia đình, nhà cửa trong trận bom của Mỹ thả xuống thành phố Kobe. Cuối cùng cậu đã phải khuất phục trước cái đói. Seita từ từ nhắm mắt. Tay Seita vẫn ôm chặt tài sản duy nhất của mình, hộp kẹo nhỏ mà Setsuko, cô em gái bốn tuổi, người thân duy nhất còn lại của Seita, rất yêu thích.
26/06/202509:16:00
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Lấy tu tâm làm chính, không bận tâm và không để mất thì giờ với chuyện thần thông. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch. Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư
23/06/202509:51:00
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào. Lời dạy đó cũng có thể hiểu là dạy phóng sinh. Đức Phật cũng đã quy định nhập hạ ba tháng mỗi năm trong mùa mưa để tránh giẫm đạp, vô ý sát sinh các loài côn trùng và mầm non cây trồng. Sau đây, chúng ta dò lại một số lời Đức Phật dạy rằng hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
21/06/202511:09:00
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
20/06/202519:44:00
Phán quyết hôm nay của Tòa Phúc thẩm Khu vực 9 đã giúp Trump một vé đi tiếp trên con đường tận diệt nền dân chủ của quốc gia. Đây là một tiền lệ nguy hiểm để Trump có thể làm điều tương tự, áp đặt chính sách gây tranh cãi mà không cần qua quốc hội hay chính quyền tiểu bang. Sự chuyên quyền trong nước là những gì Trump đang theo đuổi, và những gì đang xảy ra trên đường phố Los Angeles chỉ là sự khởi đầu.
20/06/202500:00:00
Tôi không viết bài này với tư cách một người Dân chủ hay một người Độc lập. Tôi viết với tư cách một người phụ nữ đã từng tự hào đứng trong hàng ngũ của đảng Cộng hoà gần suốt đời mình. Tôi đã bỏ phiếu cho ông Ronald Reagan và ngưỡng mộ tín niệm của ông rằng “phẩm hạnh là điều thiết yếu”. Tôi từng tin vào trách nhiệm cá nhân, vào đức tin và tình yêu quê hương – và đảng Cộng hoà thuở ấy là hiện thân của những giá trị ấy. Tôi thậm chí đã ủng hộ ông George W. Bush trong cuộc kiểm phiếu hỗn loạn với những “lá phiếu đục lỗ” năm 2000 – không vì tôi cho rằng ông hoàn hảo, mà vì tôi tin ông sẽ lãnh đạo với sự tử tế và chính trực.
18/06/202509:53:00
Từ Tehran rực cháy đến Washington ồn ào, trong vòng chưa đầy một tuần, câu hỏi đơn giản cho Washington đã thay đổi: không còn là dính líu bao nhiêu, mà là: tham chiến hay không?
18/06/202508:42:00
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Hai phẩm chất này không liên hệ chút gì tới màu da, sắc tộc. Con đường giải thoát là Bát Chánh Đạo, cũng hoàn toàn không phân biệt gì tới sắc tộc, màu da. Tu tập hàng ngày là phải viễn ly, buông bỏ, xa lìa tham sân si -- và như thế, cũng hoàn toàn không dính chút gì tới những bức tường biên giới hay các bãi mìn giữa các quốc gia tranh chấp.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.