Hôm nay,  

San Jose Và Buổi Triển Lãm Tranh, Ảnh, Sách, Thơ, Nhạc, Hy Hữu

04/04/202509:42:00(Xem: 3508)

pic 1
Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương ký sách

Hằng năm, cứ độ xuân về hoa xuân nở rộ. Năm nay, hoa ở Thung Lũng Hoa Vàng San Jose cũng nở, nhưng đó lại là những đoá hoa Nghệ Thuật đua nhau vươn mình khoe sắc.

Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức thân mật và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.

pic 2
Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương đọc thơ của ông
Các tác giả gồm có:
Sách: Nguyễn Tư Phương, Đào Nguyên Dạ Thảo, Cung Tích Biền, Đặng Thơ Thơ, Trịnh Y Thư, Nguyễn Quang Nhàn, Nguyễn Hữu Liêm, Đinh Quang Anh Thái, Lê Lạc Giao, Tuệ Sỹ, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Đức Tùng, Lê Đình Nhất Lang, Trần C. Trí, Nam Dao..v..v.. và rất nhiều tác giả khác.

Tranh: Trương Thị Thịnh, Đào Hải Triều, Ann Phong, Hà Cẩm Tâm, Cẩm Tâm, Paulina Đàm, Thái Bùi, Đào Nguyên Dạ Thảo, Henry Trịnh Nghiệp, Lê Quế Hương, Nguyễn Trí Minh Quang, Lâm Quang Kim Phượng, Ouater Trương Sand.

Nhiếp Ảnh: Hoang dã: Đỗ Danh Đôn. Phong cảnh: Trịnh Thanh Thủy

Nhạc Thính Phòng: MC Vĩnh Thanh Thảo, Đồng Thảo, Văn Quân, Trọng Khôi, Nguyên Nhu, Nguyễn Phước Nguyên, Mây Lan...v..v..

Phần mở đầu buổi nói chuyện, Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương lên giới thiệu tên tuổi của rất nhiều vị khách và bạn bè thân quen đến từ phương xa về hội ngộ. Ông nói thêm, phòng Tranh hôm nay không những là nơi trưng bày tranh ảnh mà còn là không gian cho thơ ca, ngôn ngữ tìm chỗ đứng của nó, giữa thế giới màu sắc, ánh sáng và những góc nhìn đầy sáng tạo của người nghệ sĩ.

Mục đích buổi ra mắt tập thơ hôm nay của ông chỉ là cái cớ để bạn bè văn nghệ gặp mặt nhau để hàn huyên. HS Đào Nguyên Dạ Thảo đề nghị góp thêm một Hội Chợ Sách nữa. Rốt cuộc rất nhiều người hưởng ứng và thuận duyên nên buổi Ra Mắt Tập Thơ biến thành một buổi Triển Lãm Tranh, Nhiếp Ảnh, Thơ, Sách, Âm Nhạc mang  đủ hình thái Văn Học Nghệ Thuật.

Sau đó ông giới thiệu tập thơ mới của ông "Những Chiếc Bóng". Ông kể về những nhân duyên đã xảy ra, đã nối kết với tập thơ. Những áng thơ ca lần lượt được ông đọc cũng như vài xướng ngôn viên lên đọc. Thơ ông được nhiều người phổ nhạc và các nghệ sĩ, ca sĩ của Thung Lũng Hoa Vàng thay phiên nhau trình diễn. Nhà văn Cung Tích Biền cũng phát biểu cảm tưởng về buổi họp mặt bạn bè và thơ ca đầy thi vị và nghệ thuật này.

pic 4
Quan khách và phòng tranh
Khách quan đứng, ngồi chật kín cả phòng tranh không hẹn mà ở lại, để nghe phần nhạc thính phòng được nối tiếp sau đó. Các ca sĩ thân quen vùng vịnh thay nhau lên trình diễn, khiến bầu không khí sắc màu thấm đẫm tiết tấu thơ ca, âm nhạc đẹp như một bức tranh lập thể, đủ mọi hình dạng, màu sắc và ánh sáng.

Sự hiện diện hy hữu của rất nhiều tác giả đã mang tác phẩm của mình đến trưng bày khiến lòng tôi xúc động và phấn khởi. Tôi liền đi một vòng phỏng vấn các tác giả về những tác phẩm của họ.

Khi HS Nguyễn Trí Minh Quang được hỏi về ý nghĩa trừu tượng của tác phẩm tựa đề "Attachment"của mình. Cô nói, "bức vẽ có hình một thân người cầm sợi dây buộc vào đuôi 1 con cá có nghĩa là cô gái trong hình bị ràng buộc vào 1 con cá dù nó đã lìa đại dương và đã chết. Cô ta vẫn yêu mến, ôm ấp và cố ràng buộc vào nó bằng 1 sợi dây. Nói tóm lại, tác giả muốn nói đến tâm lý của con người vốn bị ràng buộc và lệ thuộc vào nhiều thứ trên đời, như danh tiếng, cái đẹp, sự dễ chịu hay thoải mái. Đôi khi nó mang đến kết quả là sự khổ đau."
pic 6
Bức điêu khắc"
Chết không một
lời trăn trối" của
Henry Trịnh Nghiệp

Henry Trịnh Nghiệp tham dự với 4 tác phẩm điêu khắc vừa Phù Điêu và Tượng Đứng. Một bức điêu khắc gây ấn tượng cho tôi nhất là bức "Chết không một lời trăn trối". Có hình tượng 1 chiếc quan tài với 1 bộ xương bằng dây kẽm màu đồng với tư thế nằm đảo ngược, phía dưới là 1 cái khẩu trang. Henry kể "Đó là hình ảnh người anh họ đã mất vì Covid, anh ấy nằm ngược mà còn ngoái đầu lên như muốn nói 1 lời trăn trối cuối cùng mà không nói được. Thời ấy, có khi người chết không biết tên tuổi là ai, họ chỉ để 1 cái nhãn là "Covid 19" mà thôi." Nhìn những chiếc đinh to tướng đóng vào bộ xương khiến tôi hình dung ra được sự đau đớn tột cùng của người chết.

Lúc xem một bức tranh Trừu Tượng có những đường cong, bố cục và màu sắc rất lạ. Tôi xin cô Paulina Jade tác giả của bức 'Ghost of The Writer' giải thích thêm về những gì cô muốn thể hiện trong tranh. Cô bảo "Tôi đã liên tưởng đến người chị đã mất của tôi và những gì thuộc về thế giới của chị ấy như thú vật chị yêu mến hay dòng nước mà chị đã hoà tan trong ấy, kể cả các hạt mầm gieo rắc cho sự tái sinh của chị trong lối vẽ Nghệ Thuật Biểu Hiện."


Bức tranh vẽ chiếc mặt nạ nhiều màu sắc và hình thể, trông giống một bức tranh lập thể dưới tiêu đề "Kiếp Sau" đã dấy lên trong óc tôi nhiều câu hỏi. Khi phỏng vấn tác giả Hoàng Thị Kim về bức tranh này, chị trả lời . "Có người hỏi: tại sao tôi vẽ những thiếu nữ xinh đẹp , có nàng bị che một mắt, có nàng mất nửa cái đầu, nửa cái mặt mà nhìn vẫn xinh tươi. Như trong tranh bìa tôi vẽ cho tập tân truyện : “Một Thời Nên Vắng Mặt” của Cung Tích Biền, tác phẩm ” Kiếp Sau” này nói lên điều gì? Nó mãi là một dấu chấm hỏi ray rứt của tôi: Có kiếp sau hay không có kiếp sau?"

Untitled-1"Kiếp Sau"  của Hoàng Thị Kim;  "Attachment" của Nguyễn T M Quang;  "Ghost of the Writer" của Paulina Jade

 
Thái Bùi, một hoạ sĩ về thể loại Installation Art kiêm điêu khắc gia. Ông thực hiện một màn vẽ tại chỗ bằng phấn trên sàn nhà trong chủ đề "Sống và Chết". Ông vẽ một con cá bị thương sắp chết và các con cá nhỏ bơi vòng quanh, với thông điệp về sự sống và cái chết là hai điều luôn đi đôi với nhau nên không có gì phiền muộn cả.

HS Đào Hải triều có 7 bức tranh trưng bày và ông cho biết thường triển lãm tranh của mình ở đây. Ông vẽ với nhiều thể loại, ban đầu Hiện Thực, bây giờ là Trừu Tượng vì nó dễ chuyên chở và giải quyết được tư tưởng và những vấn đề của ông.

HS Cẩm Tâm thì tâm sự chị rất hạnh phúc khi được tham dự buổi triển lãm với nhiều tác giả hôm nay. Chị thấy vui và kết bạn được với nhiều người cùng tâm nguyện và yêu nghệ thuật. Chị thích vẽ Phong Cảnh và Trừu Tượng để thể hiện tranh của chị.

Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm có khoảng 8 cuốn sách viết về Triết và Luật Học tỷ như cuốn Dân Chủ Pháp Trị ông viết về việc thành lập một nền Dân Chủ Pháp Trị hy vọng cho Việt Nam. Ngoài ra ông còn có tham vọng kiến tạo một nền Siêu Hình Học bằng Tiếng Việt để đưa ra các khái niệm và nguyên lý Triết Học trong cuốn Thời Lý và Hiện Hữu.

Nhà Văn Nguyễn Quang Nhàn với cuốn Thánh Tích hay Sự tích Hoa Ti Gôn là những câu chuyện về sự sống mãnh liệt của con người, của gia đình, cội nguồn, và quê hương nơi chúng ta bỏ nước ra đi.

Nhiếp Ảnh Gia Đỗ Danh Đôn, có 28 bức ảnh trưng bày về Wild life (Hoang Dã). Ông tâm sự ông yêu thiên nhiên, động vật, nhất là chim. Sở thích chụp ảnh biến thành đam mê. Ông thấy chim đẹp nên tìm hiểu hoạt động và sinh hoạt của chúng. Chụp chim đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian cũng như sự trợ giúp của kỹ thuật và máy móc.

Một người khách ngoại quốc phát biểu lúc được hỏi cảm nghĩ của ông khi tham dự buổi triển lãm tranh của Người Việt này. Ông James nhận ra có những bức tranh có nét vẽ rất mạnh mẽ, và thông điệp của nó rất rõ ràng. Ông tiết lộ ông cũng từng có tranh triển lãm ở đây trước kia. Khi tôi hỏi ý kiến của ông có thấy sự khác biệt giữa tranh của người Việt và người ngoại quốc không? Ông nói sự khác biệt cũng tùy thuộc vào các tác phẩm khác nhau. Có bức thể hiện rõ cái tinh chất Việt Nam nhìn vào là thấy liền như bức phong cảnh Đà Nẵng này tôi nhìn là nhận ra bãi biển này liền.

Một khách người Việt khi được hỏi, cô nói đây là lần đầu cô được dự buổi triển lãm đông và nhiều thể loại thế này. Cô thấy tranh đẹp quá và nể phục tài năng của các anh chị ở đây và cô cũng hãnh diện cho người Việt mình.

pic 3
Sách trưng bày


Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thỉnh thoảng có một ngày vui. Gặp nhau trong thân tình, được bày lộ nỗi lòng, nâng ly rượu giao hòa. Đó là buổi ra mắt tập thơ của Họa sĩ Khánh Trường. Chiều, của một ngày cuối cùng tháng Sáu, 2024. Trời Nam Cali mát dịu. Tôi và Kim đến rất đúng giờ nhưng phòng họp đã đầy chật bằng hữu. Tấm lòng yêu mến Khánh Trường quả là rõ thực. Tay này đa tài trên khắp nẻo, hội họa, văn chương, báo chí, cả ngang tàng một cõi thời trai trẻ. Bỗng đủ thứ bệnh tật đến rần rần như rủ nhau đi xem hội. Trên hai mươi năm nay ung thư thanh quản, hộc máu, tắt tiếng, đột quỵ, ngồi xe lăn, bại thận, mỗi tuần bị lụi kim, kim bự tổ chảng, vào người thay máu hai lần. Nhìn hai cổ/ cánh tay của Khánh Trường, từng đụn da thịt gồ lên thấp xuống, như cái dãy… Trường sơn thu nhỏ.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”
Ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng” là ca khúc thứ hai của nhạc sĩ Thanh Sơn, sau ca khúc “ Tình học sinh” ra đời năm 1962, song bị... chìm lĩm, chẳng một ai chú ý? Năm 1983, trả lời phỏng vấn của chương trình Paris By Night, nhạc sĩ Thanh Sơn kể về sự ra đời của ca khúc “Nỗi buồn hoa phượng”, sau 20 năm ra đời, đã được hàng triệu người kể cả miền Bắc sau này ưa thích. Đó là vào năm 1953, ông học chung lớp với người bạn nữ tên là “Nguyễn Thị Hoa Phượng”, hè năm ấy, người bạn gái cùng gia đình chuyển về Sài Gòn, ông có hỏi cô bạn: “Nếu nhớ nhau mình sẽ làm sao?”, cô bạn mĩm cười trả lời đại ý là “ Cứ mỗi năm đến hè, nhớ đến nhau, anh cứ nhìn hoa phượng nở cho đỡ nhớ bởi tên em là Hoa Phượng...”, và đó cũng là “đề tài” mà ông ấp ủ để 10 năm sau, khi đó cô bạn gái ngày xưa chắc đã... vu qui rồi?
Không thể chối cãi, trong đầm không gì đẹp bằng sen. Đúng hơn nữa, trong đầm không gì thơm hơn sen. Nhưng vì sao sen lại mọc trong đầm bùn? Vì sao sen không mọc sánh vai cùng Cẩm Chướng, Mẫu Đơn, Hồng Nhung, Anh Đào, Thiên Điểu, Oải Hương, Hướng Dương, vân vân trong những vườn quyền quý cao sang, những nơi chưng bày lộng lẫy? Vì sao sen lại chọn ngâm mình trong nước hôi tanh? Vì sao trong tất cả loại sen, tôi lại quý sen hồng, trong khi đa số yêu sen trắng? Sen và bùn là một lý thuyết chính trị cần thiết cho Việt Nam hiện nay. Hoa sen phải mọc từ bùn, trong bùn. Không thể mọc ở những nơi không có bùn. Vì sao hoa sạch thơm phải mọc và sống từ nơi dơ thúi? Rồi sen phải vượt lên khỏi mặt nước mới nở được hoa đẹp, hoa thơm, nhưng vẫn cần có bùn để tồn tại. Một quá trình hiện thực, một ẩn dụ để tư duy.
Bộ phim Face Off 7: One Wish như đem lại một tín hiệu tốt lành rằng trong một xã hội Việt Nam ngày nay đang có quá nhiều điều nhiễu nhương, những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam vẫn còn có chỗ để tồn tại…
Hồi nhỏ, tôi thường nghe cha tôi đọc hai câu ca dao này: “Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha chết gót con đen sì.” Lúc ấy tôi chừng năm bảy tuổi, nên nghe rồi thuộc lòng mà không hiểu hết ý nghĩa, chỉ biết hời hợt là nếu cha chết thì mình sẽ khổ lắm! Nhưng ngay cả khổ ra sao thì cũng chẳng hình dung được. Câu ca dao nói trên cho thấy truyền thống ngày xưa, người cha đóng vai trò then chốt trong gia đình. Ông vừa là trụ cột kinh tế để nuôi gia đình, vừa là tấm gương đức hạnh để cho con cái noi theo. Đặc biệt là với truyền thống phụ hệ con cái mang họ cha, nên việc “nối dõi tông đường” đặt lên vai người con trai, hay người đàn ông. Đó có thể là yếu tố cấu thành quan niệm “trọng nam khinh nữ” ngày xưa tại các nước theo phụ hệ như Việt Nam, Trung Hoa, v.v…
Tháng 3/2022, Bến Bạch Đằng Saigon bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài: Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam...
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Điều tôi muốn nhắn nhủ với các thế hệ nam nữ thanh-niên trẻ là chúng ta phải sống làm sao cho đáng sống kiếp người. Nói theo ngôn ngữ của Lý Đông A, con người phải sống đủ 3 mặt là: Sống - Còn - Nối tiến hóa. Gói gọn là sống Nhân Chủ, dựa vào Nhân Bản, rồi Nhân Chính và Dân Chủ...
Đêm nhạc có sự hiện diện đặc biệt của phu nhân nhạc sĩ Cung Tiến là bà Josee Cung và con trai Raphael Cung, cùng các anh chị em của Ông và Bà. Bích Liên đã gởi lời cảm ơn gia đình cố nhạc sĩ đã cho phép và khuyến khích chị thực hiện CD Vết Chim Bay. Chị cho biết thực hiện CD trong gần hai năm trời. Trong CD này, người nghe sẽ lại được thấy một Bích Liên cầu toàn trong âm nhạc Cung Tiến, giống như chị đã từng làm với CD Tạ Ơn Đời để tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy. Từng nốt nhạc, từng lời ca, từng câu hát đều được nâng niu, trân trọng. Chị nói CD này như là một nén hương thắp lên để tưởng nhớ người nhạc sĩ. Là một người luôn hướng đến sự toàn bích của âm nhạc, ở một thế giới xa xôi nào đó, chắc hẳn nhạc sĩ Cung Tiến sẽ cảm nhận được tấm lòng tri kỷ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.