Hôm nay,  

San Jose Và Buổi Triển Lãm Tranh, Ảnh, Sách, Thơ, Nhạc, Hy Hữu

04/04/202509:42:00(Xem: 3509)

pic 1
Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương ký sách

Hằng năm, cứ độ xuân về hoa xuân nở rộ. Năm nay, hoa ở Thung Lũng Hoa Vàng San Jose cũng nở, nhưng đó lại là những đoá hoa Nghệ Thuật đua nhau vươn mình khoe sắc.

Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức thân mật và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.

pic 2
Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương đọc thơ của ông
Các tác giả gồm có:
Sách: Nguyễn Tư Phương, Đào Nguyên Dạ Thảo, Cung Tích Biền, Đặng Thơ Thơ, Trịnh Y Thư, Nguyễn Quang Nhàn, Nguyễn Hữu Liêm, Đinh Quang Anh Thái, Lê Lạc Giao, Tuệ Sỹ, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Đức Tùng, Lê Đình Nhất Lang, Trần C. Trí, Nam Dao..v..v.. và rất nhiều tác giả khác.

Tranh: Trương Thị Thịnh, Đào Hải Triều, Ann Phong, Hà Cẩm Tâm, Cẩm Tâm, Paulina Đàm, Thái Bùi, Đào Nguyên Dạ Thảo, Henry Trịnh Nghiệp, Lê Quế Hương, Nguyễn Trí Minh Quang, Lâm Quang Kim Phượng, Ouater Trương Sand.

Nhiếp Ảnh: Hoang dã: Đỗ Danh Đôn. Phong cảnh: Trịnh Thanh Thủy

Nhạc Thính Phòng: MC Vĩnh Thanh Thảo, Đồng Thảo, Văn Quân, Trọng Khôi, Nguyên Nhu, Nguyễn Phước Nguyên, Mây Lan...v..v..

Phần mở đầu buổi nói chuyện, Nhà Thơ Nguyễn Tư Phương lên giới thiệu tên tuổi của rất nhiều vị khách và bạn bè thân quen đến từ phương xa về hội ngộ. Ông nói thêm, phòng Tranh hôm nay không những là nơi trưng bày tranh ảnh mà còn là không gian cho thơ ca, ngôn ngữ tìm chỗ đứng của nó, giữa thế giới màu sắc, ánh sáng và những góc nhìn đầy sáng tạo của người nghệ sĩ.

Mục đích buổi ra mắt tập thơ hôm nay của ông chỉ là cái cớ để bạn bè văn nghệ gặp mặt nhau để hàn huyên. HS Đào Nguyên Dạ Thảo đề nghị góp thêm một Hội Chợ Sách nữa. Rốt cuộc rất nhiều người hưởng ứng và thuận duyên nên buổi Ra Mắt Tập Thơ biến thành một buổi Triển Lãm Tranh, Nhiếp Ảnh, Thơ, Sách, Âm Nhạc mang  đủ hình thái Văn Học Nghệ Thuật.

Sau đó ông giới thiệu tập thơ mới của ông "Những Chiếc Bóng". Ông kể về những nhân duyên đã xảy ra, đã nối kết với tập thơ. Những áng thơ ca lần lượt được ông đọc cũng như vài xướng ngôn viên lên đọc. Thơ ông được nhiều người phổ nhạc và các nghệ sĩ, ca sĩ của Thung Lũng Hoa Vàng thay phiên nhau trình diễn. Nhà văn Cung Tích Biền cũng phát biểu cảm tưởng về buổi họp mặt bạn bè và thơ ca đầy thi vị và nghệ thuật này.

pic 4
Quan khách và phòng tranh
Khách quan đứng, ngồi chật kín cả phòng tranh không hẹn mà ở lại, để nghe phần nhạc thính phòng được nối tiếp sau đó. Các ca sĩ thân quen vùng vịnh thay nhau lên trình diễn, khiến bầu không khí sắc màu thấm đẫm tiết tấu thơ ca, âm nhạc đẹp như một bức tranh lập thể, đủ mọi hình dạng, màu sắc và ánh sáng.

Sự hiện diện hy hữu của rất nhiều tác giả đã mang tác phẩm của mình đến trưng bày khiến lòng tôi xúc động và phấn khởi. Tôi liền đi một vòng phỏng vấn các tác giả về những tác phẩm của họ.

Khi HS Nguyễn Trí Minh Quang được hỏi về ý nghĩa trừu tượng của tác phẩm tựa đề "Attachment"của mình. Cô nói, "bức vẽ có hình một thân người cầm sợi dây buộc vào đuôi 1 con cá có nghĩa là cô gái trong hình bị ràng buộc vào 1 con cá dù nó đã lìa đại dương và đã chết. Cô ta vẫn yêu mến, ôm ấp và cố ràng buộc vào nó bằng 1 sợi dây. Nói tóm lại, tác giả muốn nói đến tâm lý của con người vốn bị ràng buộc và lệ thuộc vào nhiều thứ trên đời, như danh tiếng, cái đẹp, sự dễ chịu hay thoải mái. Đôi khi nó mang đến kết quả là sự khổ đau."
pic 6
Bức điêu khắc"
Chết không một
lời trăn trối" của
Henry Trịnh Nghiệp

Henry Trịnh Nghiệp tham dự với 4 tác phẩm điêu khắc vừa Phù Điêu và Tượng Đứng. Một bức điêu khắc gây ấn tượng cho tôi nhất là bức "Chết không một lời trăn trối". Có hình tượng 1 chiếc quan tài với 1 bộ xương bằng dây kẽm màu đồng với tư thế nằm đảo ngược, phía dưới là 1 cái khẩu trang. Henry kể "Đó là hình ảnh người anh họ đã mất vì Covid, anh ấy nằm ngược mà còn ngoái đầu lên như muốn nói 1 lời trăn trối cuối cùng mà không nói được. Thời ấy, có khi người chết không biết tên tuổi là ai, họ chỉ để 1 cái nhãn là "Covid 19" mà thôi." Nhìn những chiếc đinh to tướng đóng vào bộ xương khiến tôi hình dung ra được sự đau đớn tột cùng của người chết.

Lúc xem một bức tranh Trừu Tượng có những đường cong, bố cục và màu sắc rất lạ. Tôi xin cô Paulina Jade tác giả của bức 'Ghost of The Writer' giải thích thêm về những gì cô muốn thể hiện trong tranh. Cô bảo "Tôi đã liên tưởng đến người chị đã mất của tôi và những gì thuộc về thế giới của chị ấy như thú vật chị yêu mến hay dòng nước mà chị đã hoà tan trong ấy, kể cả các hạt mầm gieo rắc cho sự tái sinh của chị trong lối vẽ Nghệ Thuật Biểu Hiện."


Bức tranh vẽ chiếc mặt nạ nhiều màu sắc và hình thể, trông giống một bức tranh lập thể dưới tiêu đề "Kiếp Sau" đã dấy lên trong óc tôi nhiều câu hỏi. Khi phỏng vấn tác giả Hoàng Thị Kim về bức tranh này, chị trả lời . "Có người hỏi: tại sao tôi vẽ những thiếu nữ xinh đẹp , có nàng bị che một mắt, có nàng mất nửa cái đầu, nửa cái mặt mà nhìn vẫn xinh tươi. Như trong tranh bìa tôi vẽ cho tập tân truyện : “Một Thời Nên Vắng Mặt” của Cung Tích Biền, tác phẩm ” Kiếp Sau” này nói lên điều gì? Nó mãi là một dấu chấm hỏi ray rứt của tôi: Có kiếp sau hay không có kiếp sau?"

Untitled-1"Kiếp Sau"  của Hoàng Thị Kim;  "Attachment" của Nguyễn T M Quang;  "Ghost of the Writer" của Paulina Jade

 
Thái Bùi, một hoạ sĩ về thể loại Installation Art kiêm điêu khắc gia. Ông thực hiện một màn vẽ tại chỗ bằng phấn trên sàn nhà trong chủ đề "Sống và Chết". Ông vẽ một con cá bị thương sắp chết và các con cá nhỏ bơi vòng quanh, với thông điệp về sự sống và cái chết là hai điều luôn đi đôi với nhau nên không có gì phiền muộn cả.

HS Đào Hải triều có 7 bức tranh trưng bày và ông cho biết thường triển lãm tranh của mình ở đây. Ông vẽ với nhiều thể loại, ban đầu Hiện Thực, bây giờ là Trừu Tượng vì nó dễ chuyên chở và giải quyết được tư tưởng và những vấn đề của ông.

HS Cẩm Tâm thì tâm sự chị rất hạnh phúc khi được tham dự buổi triển lãm với nhiều tác giả hôm nay. Chị thấy vui và kết bạn được với nhiều người cùng tâm nguyện và yêu nghệ thuật. Chị thích vẽ Phong Cảnh và Trừu Tượng để thể hiện tranh của chị.

Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm có khoảng 8 cuốn sách viết về Triết và Luật Học tỷ như cuốn Dân Chủ Pháp Trị ông viết về việc thành lập một nền Dân Chủ Pháp Trị hy vọng cho Việt Nam. Ngoài ra ông còn có tham vọng kiến tạo một nền Siêu Hình Học bằng Tiếng Việt để đưa ra các khái niệm và nguyên lý Triết Học trong cuốn Thời Lý và Hiện Hữu.

Nhà Văn Nguyễn Quang Nhàn với cuốn Thánh Tích hay Sự tích Hoa Ti Gôn là những câu chuyện về sự sống mãnh liệt của con người, của gia đình, cội nguồn, và quê hương nơi chúng ta bỏ nước ra đi.

Nhiếp Ảnh Gia Đỗ Danh Đôn, có 28 bức ảnh trưng bày về Wild life (Hoang Dã). Ông tâm sự ông yêu thiên nhiên, động vật, nhất là chim. Sở thích chụp ảnh biến thành đam mê. Ông thấy chim đẹp nên tìm hiểu hoạt động và sinh hoạt của chúng. Chụp chim đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian cũng như sự trợ giúp của kỹ thuật và máy móc.

Một người khách ngoại quốc phát biểu lúc được hỏi cảm nghĩ của ông khi tham dự buổi triển lãm tranh của Người Việt này. Ông James nhận ra có những bức tranh có nét vẽ rất mạnh mẽ, và thông điệp của nó rất rõ ràng. Ông tiết lộ ông cũng từng có tranh triển lãm ở đây trước kia. Khi tôi hỏi ý kiến của ông có thấy sự khác biệt giữa tranh của người Việt và người ngoại quốc không? Ông nói sự khác biệt cũng tùy thuộc vào các tác phẩm khác nhau. Có bức thể hiện rõ cái tinh chất Việt Nam nhìn vào là thấy liền như bức phong cảnh Đà Nẵng này tôi nhìn là nhận ra bãi biển này liền.

Một khách người Việt khi được hỏi, cô nói đây là lần đầu cô được dự buổi triển lãm đông và nhiều thể loại thế này. Cô thấy tranh đẹp quá và nể phục tài năng của các anh chị ở đây và cô cũng hãnh diện cho người Việt mình.

pic 3
Sách trưng bày


Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2016, một vụ án xảy ra ở Little Saigon, California, gây chấn động cộng đồng hải ngoại, các hãng thông tấn cũng như báo chí truyền thông địa phương. Bảy năm sau, tình tiết và những nhân vật trong câu chuyện ly kỳ về ông Mã Long, tài xết taxi, bị ba tù vượt ngục bắt cóc, bước lên bục vinh quang ở Sudance Film Festival, dành hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất của phim The Accidental Getaway Driver – Tài Xế Đêm. Hai năm sau nữa, vào ngày 27/2/2025, cuốn phim sẽ chính thức được trình chiếu trên màn ảnh rộng.
Cuối tuần qua, ở nhà hát Majestic, New York tràn ngập tiếng vỗ tay khi cựu Phó Tổng Thống Kamala Harris và phu quân Doug Emhoff bước vào. Đoạn video đăng trên broadwayworld và danh khoản Twitter Latina for Kamala cho thấy, vợ chồng cựu phó tổng thống đến thưởng lãm buổi nhạc kịch GYPSY của đạo diễn sáu lần đoạt giải Tony George C. Wolfe. Khi cả hai bước vào, khán giả đồng loạt đứng dậy vỗ tay và hô vang “Kamala” cho đến khi dàn nhạc bắt đầu chơi bản nhạc mở đầu của GYPSY. Cuối buổi biểu diễn, Harris và Emhoff đứng lên, gửi tràng pháo tay dài cho nghệ sĩ Audra McDonald và các bạn diễn. Chỉ vài ngày trước đó, bà Deborah Rutter, giám đốc của Trung Tâm Nghệ Thuật Biểu Diễn John F Kennedy – John F. Kennedy Center for the Performing Arts, thường được gọi là Kennedy Center, bị sa thải. Thay thế bà, không ai khác hơn chính là tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, Donald Trump.
Khánh Ly khóc.Tôi bất ngờ. Mọi người chưa nghĩ ra. 300 cái đầu, 600 trăm con mắt, 600 trăm lỗ tai, 300 hơi thở đều im lặng. Một cảnh tượng hoàn toàn đồng cảm. Tâm trạng nặng nề trong bóng tối tràn ngập cả thính đường. Lúc đó, sân khấu kéo màn. Hậu cảnh sáng dần lên, thấy tấm hình lớn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cầm cây đàn thùng, tay kia quàng qua mái tóc Khánh Ly. Nét mặt ông chìm đắm vào địa đàng âm nhạc và Khánh Ly trẻ như thời còn chân đất ở quán Tre.
Ngày 12 tháng 2 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã sa thải một nửa số thành viên được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Trung Tâm về Nghệ Thuật Biểu Diễn John F. Kennedy (Kennedy Center for the Performing Arts, gọi tắt là Kennedy Center). Ngay sau đó, các thành viên còn lại, phần lớn là những người mà Trump vừa bổ nhiệm, đã bỏ phiếu để đưa ông lên làm chủ tịch của Kennedy Center. Hội đồng cũng đã bãi nhiệm Deborah Rutter, người từng giữ chức chủ tịch trung tâm từ năm 2014. Mặc dù Rutter vốn dĩ đã có kế hoạch rời đi sau bảy tháng nữa, nhưng hội đồng vẫn quyết định thay thế bà ngay lập tức bằng Richard Grenell, một cựu viên chức trong chính quyền Trump hồi nhiệm kỳ đầu.
Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, mất ngày 7/10/ 1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Bùi Giáng là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và làm thơ. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức…, nghiên cứu những tư tưởng triết học của Jean Paul Sartre, Heidegger, Nietche, Albert Camus…, dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn trên thế giới Henry Miller, Simone de Beauvoire, St Exupéry, Sagan, khảo luận những tư tưởng triết học Đông Tây Kim Cổ… Ông xuất bản nhiều tác phẩm dịch thuật, nghiên cứu, phê bình, nổi tiếng các tập thơ Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột…
Lũ con cháu chúng tôi sang thăm cô Nhã chú Từ ở thành phố Malmo, miền Nam Thụy Điển, vào khoảng giữa tháng 10 2024. Có chúng tôi về, cô chú vui lắm và thường cùng chúng tôi ra ngoài dạo phố, ngắm cảnh, ăn uống. Trong một buổi chiều đi uống cà phê, chúng tôi chụp được tấm hình cô chú nắm tay nhau đi dạo trong một công viên thanh bình, khi trời đất vào thu, dưới ánh nắng nghiêng nghiêng của buổi hoàng hôn cuối ngày. Chúng tôi đặt tên tấm hình đó là “Vẫn nắng vàng dù buổi chiều của đời”, là câu đầu tiên trong bài hát Vầng Trăng Xưa, chú Từ sáng tác trong trại giam Hàm Tân vào năm 1985.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Nhóm Tuệ Đăng là gì có lẽ đến lúc này không còn xa lạ với cộng đồng người Việt hải ngoại và ngay cả trong nước nữa nhờ thời đại tin học và Youtube lan tỏa nhanh chóng. Nhóm lúc đầu là những thanh thiếu niên Phật tử yêu thích hát nhạc Phật và nhạc quê hương
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970. Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Buổi ra mắt sách "Mai Áo Dài" không tổ chức ở khu hội chợ Tết ở Phước Lộc Thọ. Không pháo, không múa lân, không thức ăn, nhưng vẫn thu hút hàng trăm người đến dự...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.