Hôm nay,  

Quan Hệ Hoa Kỳ–Iran: Bảy Thập Niên Biến Động

27/06/202500:00:00(Xem: 439)

Hoa ky iran
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran từng một thời gắn bó mật thiết, nhưng kể từ cuộc Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979, hai quốc gia đã liên tục rơi vào vòng xoáy đối đầu – từ các vụ đảo chính, khủng hoảng con tin cho đến chiến tranh ủy nhiệm và xung đột về vấn đề hạt nhân. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
LTS: Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.

1953 – (19/8) – Đảo chính CIA hậu thuẫn:

Hoa Kỳ và Anh hỗ trợ đảo chính lật đổ Thủ tướng Mossadeq, sau khi ông quốc hữu hóa Công ty Dầu Anh–Ba Tư. Quốc vương Pahlavi thân phương Tây trở lại nắm quyền, tồn tại nhờ hậu thuẫn của Washington cho đến 1979.

1954 – (29/8)– Thỏa thuận dầu mỏ:

Dưới áp lực Hoa Kỳ và Anh, Pahlavi ký Thỏa thuận Liên danh trao 40% quyền khai thác dầu cho các công ty phương Tây trong 25 năm.

1957 – (5/3) – Hợp tác nguyên tử:

Theo chương trình “Nguyên tử vì Hòa bình,” Hoa Kỳ hỗ trợ Iran xây dựng chương trình hạt nhân dân sự, cung cấp lò phản ứng và uranium. Quan hệ này chấm dứt sau Cách Mạng 1979.

1960 – (14/9) – Iran đồng sáng lập OPEC:

Cùng Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela, Iran lập OPEC nhằm đối trọng các công ty dầu phương Tây, trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ.

1972 – Tháng Năm, Nixon đến Tehran:

Nixon cam kết hỗ trợ quân sự “trắng” cho Iran để đối phó Iraq. Sau khủng hoảng dầu Ả Rập 1973, Iran thu lợi lớn và gia tăng mua sắm vũ khí, gây lo ngại trong nội bộ Mỹ.

1979 - Cách Mạng Hồi Giáo:

Pahlavi bị lật đổ, sang Mỹ trị bệnh. Giáo chủ Khomeini trở về từ lưu vong, lập nhà nước thần quyền chống phương Tây, tuyên bố xuất cảng cách mạng. Hezbollah ra đời năm 1985, trung thành với Khomeini.

1979–1981 - Khủng hoảng con tin:

Sinh viên Iran chiếm ĐSQ Mỹ, bắt 52 con tin trong 444 ngày, đòi dẫn độ Pahlavi. Mỹ cắt quan hệ, phong tỏa tài sản, trừng phạt dầu. Con tin được thả sau khi Reagan nhậm chức, theo Hiệp định Algiers.

1980–1988  - Chiến tranh Iran–Iraq:

Chiến tranh kéo dài 8 năm, gây hơn 1 triệu tử vong. Mỹ ngầm hỗ trợ Iraq dù biết họ dùng vũ khí hóa học.

1983 – (23/10/)  Đánh bom ở Beirut:

241 lính Mỹ chết trong vụ xe bom. Hezbollah bị cáo buộc. Sự kiện khiến Mỹ rút quân khỏi Lebanon và liệt Iran là quốc gia tài trợ khủng bố (1984).

1985 - Bê bối Iran-Contra:

Chính quyền Reagan bí mật bán vũ khí cho Iran đổi lấy con tin ở Lebanon. Số tiền thu được dùng tài trợ phe nổi dậy Nicaragua. Reagan phải nhận trách nhiệm.

1988 – (18/4) – Chiến dịch Praying Mantis:

Mỹ tấn công giàn khoan và tàu Iran sau khi tàu chiến trúng thủy lôi. Tháng 7, Mỹ bắn nhầm máy bay dân sự Iran, 290 người chết.

1991 - Chiến tranh vùng Vịnh:

Mỹ dẫn đầu liên minh đánh bật Iraq khỏi Kuwait. Iran trung lập nhưng bị nghi tìm cách thế chân Iraq. Dân Iraq chịu khốn cùng vì cấm vận và tham nhũng trong chương trình “Dầu đổi Lương Thực.”

1992–1996 - Tăng cường trừng phạt:

Mỹ thông qua loạt đạo luật cấm xuất khẩu vật liệu quân dụng, cấm vận dầu khí, và cấm các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành năng lượng Iran.

1998–2000 - Hòa hoãn ngắn:

Ngoại trưởng Albright gặp Thứ trưởng Iran tại LHQ, thừa nhận vai trò Mỹ trong đảo chính 1953 nhưng không xin lỗi. Một số trừng phạt được gỡ.

2001 – (5/12) – Thỏa ước Bonn:

Sau vụ 11/9, Iran hợp tác với Mỹ chống Taliban và cùng tái thiết Afghanistan.

2002 (29/1) – “Trục Ma Quỷ”:

Tổng thống Bush gọi Iran là một phần “Trục Ma Quỷ.” Iran ngừng đối thoại, cáo buộc Mỹ đạo đức giả.

2003 – (20/3) – Mỹ đánh Iraq:

Iran hậu thuẫn dân quân Shiite tấn công lực lượng Mỹ. Báo cáo quân đội Mỹ năm 2019 kết luận: Iran là bên thắng cuộc.

2006 (8/5) – Thư Ahmadinejad gửi Bush:

Iran muốn đàm phán nhưng không đạt kết quả. Mỹ thông qua Đạo luật Iran Freedom Support Act, tài trợ xã hội dân sự Iran.

2007 – (25/9) – Căng thẳng tại LHQ:

Ahmadinejad tuyên bố Iran sẽ tiếp tục làm giàu uranium, gọi Israel là “chính quyền bất hợp pháp.” Báo cáo Mỹ xác nhận Iran đã dừng chương trình vũ khí từ 2003.

2013 (24/11) – Thỏa thuận tạm thời:

Obama và Rouhani nối lại đối thoại. Iran đồng ý giới hạn chương trình hạt nhân để được gỡ một phần cấm vận.

2015 (14/7)  – Ký Hiệp Ước JCPOA

Iran đồng ý hạn chế phát triển uranium trong 15 năm, mở đường cho thanh tra quốc tế. Đổi lại, được gỡ cấm vận. Nhiều nước ủng hộ, nhưng phe Cộng Hòa, Israel, Saudi phản đối.

2018 (8/5) – Trump rút khỏi JCPOA:

Trump tuyên bố rút, tái áp đặt cấm vận “áp lực tối đa.” Iran tăng làm giàu uranium, đối đầu leo thang.

2019 (15/4) – IRGC bị liệt khủng bố:

Lần đầu Mỹ liệt một cơ quan quân sự nước ngoài là Tổ Chức Khủng Bố Nước Ngoài (FTO). Iran coi đó là bằng chứng IRGC được kính nể.

5/10: Tàu dầu bị phá hoại. Iran bị quy trách nhiệm. Mỹ điều quân, Iran bắn hạ drone Mỹ. Washington tìm cách bắt giữ tàu Iran gần Gibraltar.


2019 (14/9)– Tấn công Saudi Aramco:

Drone đánh vào mỏ dầu lớn thứ hai của Saudi, làm sản lượng sụt giảm. Houthi nhận trách nhiệm, nhưng Mỹ và Saudi đổ lỗi Iran. Mỹ điều quân đến hỗ trợ phòng thủ.

Ngày 31 tháng 12, lực lượng thân Iran tấn công ĐSQ Mỹ ở Baghdad sau vụ không kích. Trump cảnh báo Iran sẽ phải trả giá nếu có thương vong.

2020 – (3/1) – Giết Tướng Soleimani:

Mỹ không kích Baghdad, giết Soleimani – nhân vật quyền lực số hai Iran. Tehran trả đũa bằng phi đạn và vô tình bắn rơi máy bay Ukraine.

Ngày 22 tháng 4, Iran phóng vệ tinh đầu tiên. Mỹ tìm cách tái áp đặt trừng phạt qua LHQ, nhưng bị Nga và các nước phản đối.

Tháng 5 năm 2020, Iran bất chấp cấm vận, gửi dầu đến Venezuela. Mỹ trừng phạt năm thuyền trưởng Iran. Sau đó, Mỹ không gia hạn được lệnh cấm vận vũ khí. Thất bại trong cơ chế “snapback,” đơn phương tiếp tục trừng phạt.

Cuối năm 2020, vào cuối nhiệm kỳ, Trump ban hành loạt trừng phạt mới nhắm vào dầu khí, tài chánh, tổ chức từ thiện, và giới lãnh đạo Iran. Trong khi đó, sau vụ ám sát Fakhrizadeh, Iran nâng mức phát triển uranium lên 20%, dọa trục xuất thanh tra IAEA nếu không được gỡ cấm vận.

2021– Đàm phán JCPOA tái khởi động:

Tháng Tư: Các bên họp tại Vienna nhưng không tiến triển. Iran tăng lượng uranium đến 60%, đổ lỗi Israel phá hoại cơ sở Natanz.

Tháng Sáu: Tổng thống Raisi đắc cử, từng bị Mỹ trừng phạt. Đàm phán bị hoãn, sau nối lại với lập trường cứng rắn. Iran tiếp tục tăng tốc chương trình hạt nhân.
 
2022 - Đàm phán hạt nhân đình trệ

Tháng 3: Hoa Kỳ cùng Bahrain, Ai Cập, Israel, Morocco và UAE lập Diễn đàn Negev để hợp tác khu vực, đặc biệt nhằm kiềm chế Iran. Cùng lúc, Mỹ triệu tập họp kín với các sĩ quan quân đội Trung Đông để đối phó hệ thống drone và phi đạn của Tehran.

Tháng 3 – 7: Đàm phán hạt nhân gián đoạn vì chiến sự Ukraine, không đạt tiến triển. Mỹ cảnh báo Iran đã tích trữ đủ uranium cho một quả bom nguyên tử, dù chưa thể chế tạo hoàn chỉnh. Trong chuyến thăm Israel, Biden tuyên bố sẽ huy động “mọi nguồn lực” để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tháng 9 – 10: Biểu tình do phụ nữ lãnh đạo bùng nổ tại Iran, công khai chống Khamenei. Chính quyền đàn áp dữ dội, hơn 200 người thiệt mạng, 12.500 người bị bắt. Mỹ trừng phạt các tổ chức liên quan đàn áp và miễn trừ một số lệnh cấm để người dân Iran truy cập Internet. Đàm phán hạt nhân bị hoãn vô thời hạn, giữa lúc Iran bị cáo buộc tiếp tế drone cho Nga.


2023: Trao đổi tù nhân, Hamas tấn công

Tháng 9: Mỹ cho giải ngân 6 tỷ USD Iran bị đóng băng ở Nam Hàn để đổi lấy 5 tù nhân Mỹ gốc Iran. Cộng Hòa chỉ trích thỏa thuận là nhượng bộ. Chính quyền Biden khẳng định tiền chỉ dùng cho mục đích nhân đạo. Hai bên được cho đang đàm phán không chính thức về hạn chế hạt nhân, chưa bên nào xác nhận.

Tháng 10: Hamas tấn công Israel, hơn 1.300 người chết, nhiều con tin bị bắt. Dù không có bằng chứng Iran chỉ đạo, tình báo cho rằng Tehran đã huấn luyện và cung cấp vũ khí từ trước. Mỹ và Qatar phong tỏa khoản viện trợ 6 tỷ USD.


2024

Iran cùng Hezbollah và Houthi mở rộng mặt trận chống Israel, lần đầu trực tiếp tấn công từ tháng 4 sau khi cơ sở tại Syria bị Israel không kích. Đến tháng 10, Iran phóng phi đạn và drone sau khi lãnh đạo Hamas, Hezbollah bị ám sát. Israel phản công quy mô lớn, nhắm vào hệ thống phòng thủ và cơ sở sản xuất phi đạn. Mỹ sát cánh cùng Israel cả về quân sự lẫn tình báo.


2025 - Iran – Israel: Trung Đông bùng lửa

Tháng 4: Sau 7 năm gián đoạn, Mỹ–Iran nối lại đàm phán. Đặc sứ Steve Witkoff gặp Ngoại trưởng Iran Araghchi. Iran sẵn sàng thương lượng thỏa thuận mới. Mỹ đề nghị giới hạn hoặc ngừng làm giàu uranium, trong khi Iran khẳng định chương trình là hòa bình. Mục tiêu: gỡ cấm vận đổi lấy hạn chế hạt nhân.

21/6: Sau khi đàm phán bế tắc và Israel tấn công phủ đầu, Trump ra lệnh không kích 3 cơ sở hạt nhân chủ chốt của Iran (Fordow, Natanz, Isfahan) bằng oanh tạc cơ B-2 và phi đạn Tomahawk. Trump gọi đây là “chiến thắng vang dội.” Ngũ Giác Đài xác nhận thiệt hại nghiêm trọng; Iran thề trả đũa. Đây là lần đầu Mỹ trực tiếp không kích lãnh thổ Iran, cũng là lần đầu bom xuyên hầm”boongke” được sử dụng trong thực chiến.

23/6: Trump tuyên bố Iran-Israel thỏa hiệp ngừng bắn.

Sau bảy thập niên trồi sụt giữa hợp tác và đối đầu, quan hệ Hoa Kỳ – Iran giờ đây đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất kể từ 1979: lần đầu tiên Hoa Kỳ không kích trực tiếp lãnh thổ Iran, Tehran tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ. Trong bối cảnh ngoại giao bế tắc, khu vực bất ổn và chiến tranh hạt nhân quay lại bàn cờ chiến lược, vai trò của những cá nhân cầm quyền – từ Donald Trump ở Bạch Ốc, Ebrahim Raisi tại Tehran, đến Benjamin Netanyahu ở Tel Aviv – sẽ là yếu tố then chốt định hình hướng đi tiếp theo. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo ấy đang hành động để giải quyết xung đột, hay chỉ gây thêm rối loạn mà chính họ đã góp phần tạo ra?

Nguyên Hòa biên tập
Nguồn: “A historical timeline of U.S. relations with Iran” được đăng trên trang PBS.org.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Mùa xuân mang lại nhiều thay đổi. Thay đổi của đất trời và của cả lòng người. Tuyết tan đi và mưa lũ ngừng rơi trên ngàn lá. Lộc non đâm chồi. Trăm sắc hoa đua nhau nở rộ. Chào đón tết. Tết không riêng ở sự thay đổi khí hậu. Tết đem mưa dịu, gió hòa mang hơi ấm mùa xuân. Mùa hy vọng trở về. Hy vọng một năm mới an vui hơn… theo sự tuần hoàn của vũ trụ, nghĩa là xuân đến, xuân lại về, xuân về theo lời mời gọi và chào đón của nhân sinh. Xuân về phơi phới, vui và hy vọng, kể từ đầu tháng chạp (12) tới đầu tháng giêng (1/2025) con rồng hình ảnh cao to, vĩ đại và mang nhiều biểu tượng thiêng liêng, tưởng tượng, mơ hồ đến có lúc như thần thoại mơ hồ, dị đoan.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter vừa qua đời hôm 29/12/2024, hưởng thọ 100 tuổi. Hai năm qua ông trong tình trạng sức khoẻ yếu và được gia đình chăm sóc. Phu nhân của ông là bà Rosalyn Carter đã mất ngày 19/11/2023. Jimmy Carter là tổng thống thứ 39, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1977 đến 1981.
Từ thời xa xưa, con người đã tìm cách phát hiện sự gian dối thông qua các phản ứng sinh lý của cơ thể. Ở TQ cổ đại, nghi phạm sẽ bị ép ngậm một miệng đầy gạo sống trong khi thẩm vấn, sau đó phải há miệng để kiểm tra. Nếu gạo trong miệng vẫn còn khô, thì tức là do miệng của nghi phạm bị khô, có thể là do căng thẳng, lo sợ – một dấu hiệu của tội lỗi. Trong một số trường hợp, dấu hiệu này đủ để dẫn đến án tử hình. Quan niệm rằng việc nói dối có thể gây ra những phản ứng vật lý có thể quan sát được đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ. Vào những năm 1920, khi Hoa Kỳ phải đối mặt với làn sóng tội phạm bùng nổ trong thời kỳ Cấm đoán (Prohibition). Trong thời kỳ này, các băng nhóm tội phạm buôn lậu rượu mọc lên như nấm sau mưa, chỉ riêng Chicago đã có 1,300 băng đảng. Một khoa học gia tin rằng mình đã tìm ra phương pháp khoa học để phát hiện kẻ nói dối
Vào tháng Tư năm nay, một nhóm các khoa học gia và kỹ sư đã thực hiện một chuyến bay trên vùng trời phía bắc Greenland để thử nghiệm tính năng của một thiết bị radar tiên tiến. Khi đang cách Căn cứ Không gian Pituffik khoảng 150 dặm về phía đông, Chad Greene, khoa học gia thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA, đã chụp lại hình ảnh của vùng tuyết mênh mông, trắng xóa bên dưới. Cùng lúc đó, radar phát hiện điều bất thường ẩn bên dưới lớp băng: một căn cứ quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh đã bị bỏ hoang, được gọi là Camp Century.
Ngày này năm 1943 - Tướng Dwight D. Eisenhower được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Đồng minh chuẩn bị cho Ngày D-Day Chiến dịch Overlord, hay Cuộc tập trận Hornpipe, là mật danh của Trận Normandie, một chiến dịch quân sự quy mô lớn của quân đội Đồng Minh tại miền Bắc nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Overlord được mở màn vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 bằng các cuộc đổ bộ lớn vào các bãi biển ở vùng Normandie, có mật danh là Chiến dịch Neptune (Ngày D). Đây là chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với sự góp mặt của hơn 1.200 máy bay, hơn 5.000 tàu chiến các loại và gần 160.000 binh lính Đồng Minh tham gia đổ bộ trong ngày đầu tiên, tức ngày 6 tháng 6 năm 1944, và có hơn 2.000.000 binh lính Đồng Minh đã có mặt tại Pháp tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm 1944.
Trang trí lễ giáng sinh hoàn tất - cây thông được cắt tỉa gọn gàng, những chiếc tất treo lủng lẳng trên bệ lò sưởi và—khoan đã, cái cây có quả màu trắng treo lủng lẳng trên trần kia là gì vậy? Tại sao mọi người lại trở nên tình tứ khi đứng dưới nó? Cây Mistletoe (hay cây tầm gửi), một loài cây ký sinh, thực sự đã quen với việc "lơ lửng" trên không trung vì trong tự nhiên, nó chỉ mọc trên các cành cây khác, hay lủng lẳng treo gửi thân mình cho cây khác. Loài cây này từ lâu đã gắn liền với sức mạnh huyền bí: Trong thần thoại Bắc Âu, thần Balder bị giết nhầm bởi một mũi tên làm từ tầm gửi—sau đó, loài cây này trở thành biểu tượng cho tình yêu bất diệt của người mẹ đau buồn.
Năm 2024 chào đón hàng loạt phát hiện thú vị trong nhiều lĩnh vực khoa học, không chỉ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán mà còn trong các lĩnh vực sinh học và y tế. Sau đây là bảy thành tựu y tế nổi bật trong năm nay, phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Còn vài tuần nữa, chúng ta sẽ kết thúc năm dương lịch, 2024. Một năm đủ dài để chúng ta không thể nhớ nổi những chuyện quan trọng đã xảy ra hoặc nhớ một cách lẫn lộn, mơ hồ. “Hôm qua chỉ là ký ức của hôm nay, và ngày mai là giấc mơ.” Nhà thơ Khalil Gibran đã nói. 2024 trờ thành lý ức và 2025 tiến hành giấc mơ. Không có quá khứ thì không có tương lai, vì vậy, hãy sử dụng trải nghiệm những vui buồn năm 2024 để tạo thực tế hơn một giấc mơ 2025 phong phú. Trong lãnh vực cộng đồng, đối với người Việt tại Mỹ, có lẽ cuộc tranh cử tổng thống vừa qua là chuyện ảnh hưởng nhiều nhất. Cựu tổng thống Trump đắc cử, kéo theo bao nhiêu hân hoan, sung sướng của nhóm người Việt phò Trump, và tạo ảm đạm, buồn bã cho nhóm người Việt chống Trump. Một hậu quả rõ rệt là phò Trump, chống Trump đã gây xáo trộn tâm lý và tình cảm cho một số người quá khích. Giận nhau, ghét nhau, bỏ nhau, gạt chân, thúc cùi chỏ, vân vân, không chỉ người ngoài đường mà còn ra tay với người nhà, với bà con thân thuộc.
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.