Hôm nay,  

Quan Hệ Hoa Kỳ–Iran: Bảy Thập Niên Biến Động

27/06/202500:00:00(Xem: 438)

Hoa ky iran
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran từng một thời gắn bó mật thiết, nhưng kể từ cuộc Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979, hai quốc gia đã liên tục rơi vào vòng xoáy đối đầu – từ các vụ đảo chính, khủng hoảng con tin cho đến chiến tranh ủy nhiệm và xung đột về vấn đề hạt nhân. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
 
LTS: Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.

1953 – (19/8) – Đảo chính CIA hậu thuẫn:

Hoa Kỳ và Anh hỗ trợ đảo chính lật đổ Thủ tướng Mossadeq, sau khi ông quốc hữu hóa Công ty Dầu Anh–Ba Tư. Quốc vương Pahlavi thân phương Tây trở lại nắm quyền, tồn tại nhờ hậu thuẫn của Washington cho đến 1979.

1954 – (29/8)– Thỏa thuận dầu mỏ:

Dưới áp lực Hoa Kỳ và Anh, Pahlavi ký Thỏa thuận Liên danh trao 40% quyền khai thác dầu cho các công ty phương Tây trong 25 năm.

1957 – (5/3) – Hợp tác nguyên tử:

Theo chương trình “Nguyên tử vì Hòa bình,” Hoa Kỳ hỗ trợ Iran xây dựng chương trình hạt nhân dân sự, cung cấp lò phản ứng và uranium. Quan hệ này chấm dứt sau Cách Mạng 1979.

1960 – (14/9) – Iran đồng sáng lập OPEC:

Cùng Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela, Iran lập OPEC nhằm đối trọng các công ty dầu phương Tây, trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ.

1972 – Tháng Năm, Nixon đến Tehran:

Nixon cam kết hỗ trợ quân sự “trắng” cho Iran để đối phó Iraq. Sau khủng hoảng dầu Ả Rập 1973, Iran thu lợi lớn và gia tăng mua sắm vũ khí, gây lo ngại trong nội bộ Mỹ.

1979 - Cách Mạng Hồi Giáo:

Pahlavi bị lật đổ, sang Mỹ trị bệnh. Giáo chủ Khomeini trở về từ lưu vong, lập nhà nước thần quyền chống phương Tây, tuyên bố xuất cảng cách mạng. Hezbollah ra đời năm 1985, trung thành với Khomeini.

1979–1981 - Khủng hoảng con tin:

Sinh viên Iran chiếm ĐSQ Mỹ, bắt 52 con tin trong 444 ngày, đòi dẫn độ Pahlavi. Mỹ cắt quan hệ, phong tỏa tài sản, trừng phạt dầu. Con tin được thả sau khi Reagan nhậm chức, theo Hiệp định Algiers.

1980–1988  - Chiến tranh Iran–Iraq:

Chiến tranh kéo dài 8 năm, gây hơn 1 triệu tử vong. Mỹ ngầm hỗ trợ Iraq dù biết họ dùng vũ khí hóa học.

1983 – (23/10/)  Đánh bom ở Beirut:

241 lính Mỹ chết trong vụ xe bom. Hezbollah bị cáo buộc. Sự kiện khiến Mỹ rút quân khỏi Lebanon và liệt Iran là quốc gia tài trợ khủng bố (1984).

1985 - Bê bối Iran-Contra:

Chính quyền Reagan bí mật bán vũ khí cho Iran đổi lấy con tin ở Lebanon. Số tiền thu được dùng tài trợ phe nổi dậy Nicaragua. Reagan phải nhận trách nhiệm.

1988 – (18/4) – Chiến dịch Praying Mantis:

Mỹ tấn công giàn khoan và tàu Iran sau khi tàu chiến trúng thủy lôi. Tháng 7, Mỹ bắn nhầm máy bay dân sự Iran, 290 người chết.

1991 - Chiến tranh vùng Vịnh:

Mỹ dẫn đầu liên minh đánh bật Iraq khỏi Kuwait. Iran trung lập nhưng bị nghi tìm cách thế chân Iraq. Dân Iraq chịu khốn cùng vì cấm vận và tham nhũng trong chương trình “Dầu đổi Lương Thực.”

1992–1996 - Tăng cường trừng phạt:

Mỹ thông qua loạt đạo luật cấm xuất khẩu vật liệu quân dụng, cấm vận dầu khí, và cấm các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành năng lượng Iran.

1998–2000 - Hòa hoãn ngắn:

Ngoại trưởng Albright gặp Thứ trưởng Iran tại LHQ, thừa nhận vai trò Mỹ trong đảo chính 1953 nhưng không xin lỗi. Một số trừng phạt được gỡ.

2001 – (5/12) – Thỏa ước Bonn:

Sau vụ 11/9, Iran hợp tác với Mỹ chống Taliban và cùng tái thiết Afghanistan.

2002 (29/1) – “Trục Ma Quỷ”:

Tổng thống Bush gọi Iran là một phần “Trục Ma Quỷ.” Iran ngừng đối thoại, cáo buộc Mỹ đạo đức giả.

2003 – (20/3) – Mỹ đánh Iraq:

Iran hậu thuẫn dân quân Shiite tấn công lực lượng Mỹ. Báo cáo quân đội Mỹ năm 2019 kết luận: Iran là bên thắng cuộc.

2006 (8/5) – Thư Ahmadinejad gửi Bush:

Iran muốn đàm phán nhưng không đạt kết quả. Mỹ thông qua Đạo luật Iran Freedom Support Act, tài trợ xã hội dân sự Iran.

2007 – (25/9) – Căng thẳng tại LHQ:

Ahmadinejad tuyên bố Iran sẽ tiếp tục làm giàu uranium, gọi Israel là “chính quyền bất hợp pháp.” Báo cáo Mỹ xác nhận Iran đã dừng chương trình vũ khí từ 2003.

2013 (24/11) – Thỏa thuận tạm thời:

Obama và Rouhani nối lại đối thoại. Iran đồng ý giới hạn chương trình hạt nhân để được gỡ một phần cấm vận.

2015 (14/7)  – Ký Hiệp Ước JCPOA

Iran đồng ý hạn chế phát triển uranium trong 15 năm, mở đường cho thanh tra quốc tế. Đổi lại, được gỡ cấm vận. Nhiều nước ủng hộ, nhưng phe Cộng Hòa, Israel, Saudi phản đối.

2018 (8/5) – Trump rút khỏi JCPOA:

Trump tuyên bố rút, tái áp đặt cấm vận “áp lực tối đa.” Iran tăng làm giàu uranium, đối đầu leo thang.

2019 (15/4) – IRGC bị liệt khủng bố:

Lần đầu Mỹ liệt một cơ quan quân sự nước ngoài là Tổ Chức Khủng Bố Nước Ngoài (FTO). Iran coi đó là bằng chứng IRGC được kính nể.

5/10: Tàu dầu bị phá hoại. Iran bị quy trách nhiệm. Mỹ điều quân, Iran bắn hạ drone Mỹ. Washington tìm cách bắt giữ tàu Iran gần Gibraltar.


2019 (14/9)– Tấn công Saudi Aramco:

Drone đánh vào mỏ dầu lớn thứ hai của Saudi, làm sản lượng sụt giảm. Houthi nhận trách nhiệm, nhưng Mỹ và Saudi đổ lỗi Iran. Mỹ điều quân đến hỗ trợ phòng thủ.

Ngày 31 tháng 12, lực lượng thân Iran tấn công ĐSQ Mỹ ở Baghdad sau vụ không kích. Trump cảnh báo Iran sẽ phải trả giá nếu có thương vong.

2020 – (3/1) – Giết Tướng Soleimani:

Mỹ không kích Baghdad, giết Soleimani – nhân vật quyền lực số hai Iran. Tehran trả đũa bằng phi đạn và vô tình bắn rơi máy bay Ukraine.

Ngày 22 tháng 4, Iran phóng vệ tinh đầu tiên. Mỹ tìm cách tái áp đặt trừng phạt qua LHQ, nhưng bị Nga và các nước phản đối.

Tháng 5 năm 2020, Iran bất chấp cấm vận, gửi dầu đến Venezuela. Mỹ trừng phạt năm thuyền trưởng Iran. Sau đó, Mỹ không gia hạn được lệnh cấm vận vũ khí. Thất bại trong cơ chế “snapback,” đơn phương tiếp tục trừng phạt.

Cuối năm 2020, vào cuối nhiệm kỳ, Trump ban hành loạt trừng phạt mới nhắm vào dầu khí, tài chánh, tổ chức từ thiện, và giới lãnh đạo Iran. Trong khi đó, sau vụ ám sát Fakhrizadeh, Iran nâng mức phát triển uranium lên 20%, dọa trục xuất thanh tra IAEA nếu không được gỡ cấm vận.

2021– Đàm phán JCPOA tái khởi động:

Tháng Tư: Các bên họp tại Vienna nhưng không tiến triển. Iran tăng lượng uranium đến 60%, đổ lỗi Israel phá hoại cơ sở Natanz.

Tháng Sáu: Tổng thống Raisi đắc cử, từng bị Mỹ trừng phạt. Đàm phán bị hoãn, sau nối lại với lập trường cứng rắn. Iran tiếp tục tăng tốc chương trình hạt nhân.
 
2022 - Đàm phán hạt nhân đình trệ

Tháng 3: Hoa Kỳ cùng Bahrain, Ai Cập, Israel, Morocco và UAE lập Diễn đàn Negev để hợp tác khu vực, đặc biệt nhằm kiềm chế Iran. Cùng lúc, Mỹ triệu tập họp kín với các sĩ quan quân đội Trung Đông để đối phó hệ thống drone và phi đạn của Tehran.

Tháng 3 – 7: Đàm phán hạt nhân gián đoạn vì chiến sự Ukraine, không đạt tiến triển. Mỹ cảnh báo Iran đã tích trữ đủ uranium cho một quả bom nguyên tử, dù chưa thể chế tạo hoàn chỉnh. Trong chuyến thăm Israel, Biden tuyên bố sẽ huy động “mọi nguồn lực” để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tháng 9 – 10: Biểu tình do phụ nữ lãnh đạo bùng nổ tại Iran, công khai chống Khamenei. Chính quyền đàn áp dữ dội, hơn 200 người thiệt mạng, 12.500 người bị bắt. Mỹ trừng phạt các tổ chức liên quan đàn áp và miễn trừ một số lệnh cấm để người dân Iran truy cập Internet. Đàm phán hạt nhân bị hoãn vô thời hạn, giữa lúc Iran bị cáo buộc tiếp tế drone cho Nga.


2023: Trao đổi tù nhân, Hamas tấn công

Tháng 9: Mỹ cho giải ngân 6 tỷ USD Iran bị đóng băng ở Nam Hàn để đổi lấy 5 tù nhân Mỹ gốc Iran. Cộng Hòa chỉ trích thỏa thuận là nhượng bộ. Chính quyền Biden khẳng định tiền chỉ dùng cho mục đích nhân đạo. Hai bên được cho đang đàm phán không chính thức về hạn chế hạt nhân, chưa bên nào xác nhận.

Tháng 10: Hamas tấn công Israel, hơn 1.300 người chết, nhiều con tin bị bắt. Dù không có bằng chứng Iran chỉ đạo, tình báo cho rằng Tehran đã huấn luyện và cung cấp vũ khí từ trước. Mỹ và Qatar phong tỏa khoản viện trợ 6 tỷ USD.


2024

Iran cùng Hezbollah và Houthi mở rộng mặt trận chống Israel, lần đầu trực tiếp tấn công từ tháng 4 sau khi cơ sở tại Syria bị Israel không kích. Đến tháng 10, Iran phóng phi đạn và drone sau khi lãnh đạo Hamas, Hezbollah bị ám sát. Israel phản công quy mô lớn, nhắm vào hệ thống phòng thủ và cơ sở sản xuất phi đạn. Mỹ sát cánh cùng Israel cả về quân sự lẫn tình báo.


2025 - Iran – Israel: Trung Đông bùng lửa

Tháng 4: Sau 7 năm gián đoạn, Mỹ–Iran nối lại đàm phán. Đặc sứ Steve Witkoff gặp Ngoại trưởng Iran Araghchi. Iran sẵn sàng thương lượng thỏa thuận mới. Mỹ đề nghị giới hạn hoặc ngừng làm giàu uranium, trong khi Iran khẳng định chương trình là hòa bình. Mục tiêu: gỡ cấm vận đổi lấy hạn chế hạt nhân.

21/6: Sau khi đàm phán bế tắc và Israel tấn công phủ đầu, Trump ra lệnh không kích 3 cơ sở hạt nhân chủ chốt của Iran (Fordow, Natanz, Isfahan) bằng oanh tạc cơ B-2 và phi đạn Tomahawk. Trump gọi đây là “chiến thắng vang dội.” Ngũ Giác Đài xác nhận thiệt hại nghiêm trọng; Iran thề trả đũa. Đây là lần đầu Mỹ trực tiếp không kích lãnh thổ Iran, cũng là lần đầu bom xuyên hầm”boongke” được sử dụng trong thực chiến.

23/6: Trump tuyên bố Iran-Israel thỏa hiệp ngừng bắn.

Sau bảy thập niên trồi sụt giữa hợp tác và đối đầu, quan hệ Hoa Kỳ – Iran giờ đây đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất kể từ 1979: lần đầu tiên Hoa Kỳ không kích trực tiếp lãnh thổ Iran, Tehran tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ. Trong bối cảnh ngoại giao bế tắc, khu vực bất ổn và chiến tranh hạt nhân quay lại bàn cờ chiến lược, vai trò của những cá nhân cầm quyền – từ Donald Trump ở Bạch Ốc, Ebrahim Raisi tại Tehran, đến Benjamin Netanyahu ở Tel Aviv – sẽ là yếu tố then chốt định hình hướng đi tiếp theo. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo ấy đang hành động để giải quyết xung đột, hay chỉ gây thêm rối loạn mà chính họ đã góp phần tạo ra?

Nguyên Hòa biên tập
Nguồn: “A historical timeline of U.S. relations with Iran” được đăng trên trang PBS.org.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.