Hôm nay,  

Thuế Kiều Hối Của Trump: Hình Phạt Cho Giấc Mơ Mỹ

20/06/202500:00:00(Xem: 484)
acom brief 6 6 25

Ảnh: American Community Media

 
Quận Cam (VB) - Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill”  đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
 
Trong năm 2024, những cư dân ở  Hoa Kỳ đã gửi hơn 220 tỷ đô la cho gia đình và người ở các quốc gia khác; hơn một nửa trong số đó được chuyển đến các nước Mỹ Latin. Mexico là quốc gia nhận được nhiều tiền chuyển về nhất từ ​​Hoa Kỳ.
 
Các chuyên gia cảnh báo rằng loại thuế này sẽ gây hại cho nền kinh tế của nhiều quốc gia có thu nhập thấp, nơi tiền chuyển về chiếm tới 30% GDP. Những người ủng hộ người nhập cư cho rằng đề nghị này là một hình thức đánh thuế hai lần, vì những người gửi tiền - bao gồm hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ - đã phải trả thuế thu nhập tại Hoa Kỳ. Điều này khiến nhiều người tìm kiếm những hình thức gởi tiền không chính thức rủi ro hơn. Các nhà kinh tế cũng lo ngại việc đánh thuế có thể  tác động tiêu cực đến chính nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức trong đầu tháng 6, các chuyên gia đã thảo luận về những hệ lụy của đề nghị này.
 
Mức thuế được đề nghị sẽ ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu người không phải công dân Hoa Kỳ, bao gồm người có thẻ xanh, người lao động tạm thời, người nhập cư chưa có giấy tờ. Mức thuế kiều hối này hầu như không được đưa tin trong quá trình Hạ Viện xem xét dự luật chi tiêu; bởi vì việc tranh luận tập trung chủ yếu vào việc cắt giảm mạnh các chương trình an sinh xã hội như Medicaid. Nhiều thành viên Quốc Hội nói với giới truyền thông rằng họ chưa đọc toàn bộ dự luật trước khi bỏ phiếu.
 
Việc thực hiện thuế kiều hối sẽ cho phép chính phủ liên bang tiếp cận nhiều hơn dữ liệu người nhập cư, vì người gửi tiền sẽ phải chứng minh rằng họ là công dân Hoa Kỳ để tránh thuế. Các cơ quan kiều hối được yêu cầu chia sẻ dữ liệu với các cơ quan nhập cư liên bang. Các nhà phân tích lo ngại biện pháp này có thể khiến cả công dân Mỹ phải đối mặt với gian lận và lừa đảo.
 
Đối với nhiều quốc gia, kiều hối chiếm tỉ lệ GDP cao hơn viện trợ hoặc đầu tư từ nước ngoài. Kiều hối chiếm 26% GDP của Honduras, 20% GDP của Guatemala, 24% GDP của El Salvador,  41% GDP của Tonga. Theo dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới, trong năm 2024, khoảng 905 tỷ đô la đã được gửi kiều hối trên toàn thế giới. Ấn Độ nhận được kiều hối lớn nhất toàn cầu,  125 tỷ đô la mỗi năm. Mexico nhận được kiều hối lớn nhất từ ​​Hoa Kỳ, 67 tỷ đô la vào năm 2024. Kiều hối chiếm 4% GDP của Mexico.
 
Ariel Ruiz Soto, nhà phân tích chính sách cấp cao tại Viện Chính Sách Di Cư cho rằng trong nhiều thập niên, kiều hối đã trở thành công cụ phát triển quốc gia. Người nhận kiều hối dùng chúng để chi tiêu sinh hoạt đời sống hàng ngày. Ở một số nơi, kiều hối còn sử dụng cho các dự án phát triển như xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện. Trong thời kỳ đại dịch COVID, kiều hối về Mỹ Latin vẫn tăng lên. Điều đó cho thấy rằng ngay cả khi nền kinh tế ở Hoa Kỳ đang giảm, những người di dân ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gởi tiền về giúp đỡ gia đình. Người Mỹ cũng nhớ trong thời đại dịch, những công việc có nguy cơ lây nhiễm cao được thực hiện bởi những người lao động nhập cư không ngại khó nhọc để mưu sinh.
 
Helen Dempster, trợ lý giám đốc Chương Trình Chính Sách Di Cư, Di Dời Và Nhân Đạo,  cho biết thuế kiều hối này sẽ tác động đến những người nghèo nhất thế giới. Tại nhiều quốc gia, tác động còn lớn hơn cả việc cắt giảm viện trợ. Cùng với việc chính quyền Trump đóng cửa USAID, điều này thực sự giáng một đòn kép vào những quốc gia nghèo trên thế giới.
 
Nghiên cứu cho thấy nếu thuế tăng lên 3.5%, có thể dẫn đến lượng kiều hối giảm 5.6%. Mexico sẽ mất khoảng 2.6 tỷ đô la. Những người Mexico cư trú tại Hoa Kỳ hiện gửi khoảng 400 đô la về cho gia đình mỗi tháng. Guatemala sẽ mất khoảng 600 triệu đô la kiều hối; người Guatemala cư trú tại Hoa Kỳ gửi khoảng 48% tiền lương của họ về nước mỗi tháng. Tính chung, các quốc gia Trung Mỹ sẽ mất khoảng 4.65 tỷ đô la nếu thuế kiều hối được chấp thuận. Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc mỗi nước sẽ mất khoảng 500 triệu đô la kiều hối từ Hoa Kỳ.
 
Trong năm 2024, tiền kiều hối từ Mỹ về Việt Nam ước tính là 16 tỉ đô la. Các quốc gia ở Châu Phi có thể mất khoảng 488 triệu đô la, hậu quả sẽ rất thảm khốc, vì họ vừa bị cắt giảm viện trợ từ USAID.
 
Dempster cũng lưu ý rằng hiện không có quốc gia nào khác áp dụng thuế đối với kiều hối. Xét về mặt nhân đạo, đây là một hành động ăn bớt tiền của người nghèo trên thế giới.
 
Tiến sĩ Manuel Orozco, giám đốc Chương Trình Di Cư, Kiều Hối Và Phát Triển Tại Đối Thoại Liên Mỹ, cho biết việc thực hiện thuế kiều hối sẽ rất khó khăn. Để được miễn thuế, người gửi phải cung cấp bằng chứng về quyền công dân Hoa Kỳ và bằng chứng là người nộp thuế. Để làm được điều đó, các công ty chuyển tiền — bao gồm các ngân hàng, công ty huyển tiền điện tử, các tổ chức tài chính phi ngân hàng… phải đăng ký với Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Bằng chứng về quyền công dân Hoa Kỳ có thể được xác minh bằng giấy khai sinh, sổ thông hành hoặc giấy chứng nhận nhập tịch. Rất ít người mang theo những tài liệu như vậy. Luật này thực sự gây bất lợi cho công dân Hoa Kỳ theo nhiều cách. Nó tạo ra rào cản cho việc chuyển tiền, nhưng cũng mở ra lỗ hổng cho an ninh quốc gia, tạo cơ hội cho tin tặc và các tổ chức tội phạm đột nhập vào hệ thống và thu thập thông tin về người nộp thuế. Điều này có thể làm tăng hình thức gian lận danh tính, có thể tạo ra những công dân Hoa Kỳ giả mạo.
Nhận được tin tức này, cộng đồng người Mỹ gốc Latin đang có phản ứng dữ dội. Họ là cộng đồng có sức mua hơn 4 nghìn tỷ đô la mỗi năm, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Một số cuộc thăm dò được thực hiện trong những tuần sau khi thuế kiều hối được công bố. Đa số người được hỏi cho biết sẽ không ngừng gửi tiền kiều hối về cho gia đình. “mẹ tôi sẽ vẫn nhận được 1,000 đô la mỗi tháng, bất kể phải trả giá thế nào”, một người đã nói như vậy. Điều mà các gia đình này phải làm là giảm chi tiêu ở Hoa Kỳ. Họ sẽ không đến rạp chiếu phim, bớt mua quần áo, cắt giảm chi tiêu cho những thứ xa xỉ khác.  Và điều đó sẽ làm chậm nền kinh tế Hoa Kỳ. Nhiều gia đình nhập cư đang rút một lượng lớn tiền từ tài khoản ngân hàng vì lo ngại tài sản của họ sẽ bị đóng băng. Số tiền mặt được trao cho gia đình ở quê nhà là một phương tiện để tránh thuế.
 
Các nhà hoạt động đang theo đuổi một chiến lược truyền thông xã hội tích cực, để các thành viên Quốc Hội và cử tri họ nhận thức được hậu quả của loại thuế kiều hối phi lý và phi nhân này. Đây là một hình phạt đối với giấc mơ Mỹ. Bởi vì người nhập cư chính là một phần của giấc mơ Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
✱ Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell "bất kỳ ai gặp gỡ những người ủng hộ quan điểm bài Do Thái, theo đánh giá của tôi, rất khó có khả năng được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ." ✱ Cựu Phó TT Mike Pence nói rằng Trump nên xin lỗi vì đã ngồi ăn với Fuentes. “Trump đã sai khi cho một người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, một người bài Do Thái và người phủ nhận Holocaust ngồi chung bàn,”- "Và tôi nghĩ ông ta nên xin lỗi vì điều đó".
* Cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tái tranh cử để tránh bị truy tố nhưng vô hiệu quả. * Trump sẽ bị truy tố trước hoặc sau mùa lễ 2022. * Việc đề cử ông Jack Smith làm cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra hình sự cựu Tổng Thống Trump chỉ làm chậm trễ một vài tuần là cùng. Trường hợp này khác với việc đề cử Robert Muller. * Trump sẽ bị truy tố về vụ lưu trữ bất hợp pháp tài liệu mật quốc gia và vụ bạo loạn 6/1. * Truy tố ăn cắp tài liệu mật dễ dàng như truy tố buôn bán ma túy. Trường hợp bạo loạn 6/1 phức tạp hơn. * Phiên tòa sẽ kéo dài 12 – 24 tháng và kết thúc trước nhiệm kỳ của Tổng Thống Biden chấm dứt. * Việc truy tố Trump của cố vấn đặc biệt không ảnh hưởng đến việc tái tranh cử của cựu tổng thống ngoại trừ Tu Chánh Án 14 được mang ra xét xử.
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Trong cuộc bầu cử vừa qua tại California, cử tri trên toàn California đã quyết định trên một số dự luật quan trọng. Mặc dầu cuộc đếm phiếu vẫn tiếp tục, kết quả hiện nay đã rõ ràng và không có dấu hiệu là bất cứ dự luật nào có thể thay đổi...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.