Hôm nay,  

Sài Gòn: Gạo Việt Nhưng Để Tên Ngoại Cho Dễ Bán

28/07/201300:00:00(Xem: 9603)
SAIGON -- Bấy lâu nay, ở hầu hết các đại lý, cửa hàng và điểm bán gạo lẻ vùng Sài Gòn, các loại gạo mang tên ngoại như thơm Thái, thơm Mỹ, gạo Đài Loan, gạo Nhật… thường được trưng bày ở hàng đầu tiên, vị trí bắt mắt, dễ nhìn.

Theo vnexpress.net. , nhiều chủ cửa hàng phân phối gạo cho rằng, những sản phẩm gạo gắn mác ngoại thật ra là do các nơi này tự đặt tên hoặc có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu. Như anh Tú, chủ một cửa hàng gạo cho biết, tất cả các loại gạo bày bán ở cửa hàng đều được anh nhập từ một công ty xay xát gạo ở Tiền Giang, được nông dân đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra.

“Mấy thương lái thu mua lúa về bán cho doanh nghiệp xay xát, rồi doanh nghiệp xay xát bán lại cho cửa hàng phân phối đến chúng tôi chứ có nhập khẩu gì đâu”, anh Tú giải thích. Hiện tại, các sản phẩm gạo mác ngoại có giá từ 13,500 – 15,000 đồng một kg. Trong khi đó, các loại gạo thơm VN như nàng thơm, chợ đào, tám thơm, tài nguyên… có giá cao hơn nhiều, từ 18,000 – 20,000 đồng tùy loại.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai_resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Về phía người tiêu dùng thì đa số đã quá quen thuộc với các loại gạo tên ngoại. Tại một đại lý phân phối gạo trên đường CMT8 (quận 10, Sài Gòn), chị Nhung mua 10kg gạo thơm Thái với giá 15,000 đồng một kg. và được khuyến mãi thêm 0.5 kg đường trắng, một bịch hạt nêm và vài thứ vật phẩm khác. Chị Nhung cho biết, gia đình đã quen ăn gạo Thái này từ nhiều năm nay, trước đó, khi kinh tế chưa khá giả, cả nhà sử dụng các loại gạo thường, giá khoảng 10,000 – 11,000 đồng.

Vnexpress.net dẫn lời kỹ sư Võ Hùng Anh – Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết, sở dĩ các sản phẩm gạo trên thị trường có tên gắn với nước ngoài vì có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu như Jasmine, VD20…Tuy nhiên, qua nhiều mùa vụ sản xuất trong nước, nhiều đặc tính ban đầu của các giống lúa này cũng đã phần nào bị thoái hóa, ra gạo không còn thơm, dẻo, cơm không mềm như các cửa hàng phân phối gạo giới thiệu.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7 triệu tấn mỗi năm, thế nhưng, vẫn chưa có một thương hiệu gạo VN nào được biết đến rộng rãi, thậm chí ngay tại thị trường trong nước. PGS TS Mai Thành Phụng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại TP HCM, cho biết, không chỉ mặt hàng gạo ngoài thị trường tự do, ngay cả nông sản bán tại các siêu thị hiện nay cũng chưa được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai__2__resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Trí - phó TGĐ Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho rằng, bên cạnh việc không có bộ giống đảm bảo chất lượng tốt, các giống lúa của VN hiện nay thoái hóa rất nhanh, không tồn tại lâu dài. Do đó, không thể xây dựng được thương hiệu đủ mạnh.

“Nhiều trường hợp gạo VN đưa tới bạn bè quốc tế sử dụng, họ khen cơm ngon, muốn quay lại nhập khẩu thì giống lúa đó đã không còn. Ví như bộ giống lúa thơm ST, chỉ mới vài năm nhưng hiện đã có tới dòng ST 20. Hay như trước đây, ta có giống IR 84 với hạt gạo dài, thơm, cơm rất ngon, xuất khẩu tốt thì hiện cũng không còn”, ông Trí cho biết.

Ngoài ra, những tên gọi quen thuộc như nàng thơm chợ đào, tài nguyên, nàng hương… thì lại có số lượng hạn chế. Hơn nữa, khi ra thị trường, nhiều loại gạo đặc sản bị trộn lẫn gạo thường với tỷ lệ lớn khiến chất lượng không còn nguyên vẹn. Do đó, các thương hiệu này vẫn không được nhiều người tiêu dùng chọn mua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.