Hôm nay,  

Sài Gòn: Giá Sữa Chuẩn Bị Tăng Đợt Thứ 5 Trong Năm Nay

28/07/201300:00:00(Xem: 6370)
SAIGON -- Từ ngày 1/8/2013, một số hãng sữa sẽ tăng giá bán sản phẩm, cũng là lần điều chỉnh giá lần thứ 5 liên tiếp từ đầu năm đến nay. Theo thống kê, chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá sữa đã tăng tới 4 lần, mức tăng thêm 8-9% tùy loại, có loại tăng giá 15%...

Theo tin báo Tuổi Trẻ, hãng Dutch Lady đã thông báo cho các nhà phân phối sẽ tăng 6,000 đồng một thùng sữa (giá niêm yết trên hóa đơn giá trị gia tăng). Cụ thể, thùng sữa (40 hộp) dung tích 180 ml từ 291,000 lên 297,000 đồng/thùng, sữa loại 110 ml từ 191,000 lên 197,000 đồng/thùng.

Tại một số đại lý sữa lớn tại các phố Sơn Tây, Kim Mã (Hà Nội), nhiều chủ hàng cho biết từ 1/8, nhiều hãng sữa khác cũng sẽ điều chỉnh giá. Anh Tuấn, chủ một đại lý sữa lớn ở phố Sơn Tây cho hay: "Hãng Abbott dự kiến tăng giá trong tháng 8 hoặc tháng 9 với mức không nhỏ. Còn các nhãn sữa khác đều đang bán hàng với giá đã tăng trước đó".

Lý do tăng giá được các hãng sữa đưa ra vẫn rất quen thuộc, như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, nguyên liệu bột sữa thế giới tăng, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, giá xăng dầu tăng kéo theo nhiều chi phí khác...

Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Quản lý giá, giá thu mua sữa tươi trên thị trường vẫn ở mức ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ và giá sữa nguyên liệu nhập khẩu không tăng. Trong những tháng đầu năm 2013, sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đồng loạt giảm mạnh nhưng gần như không có doanh nghiệp sữa nào trong nước chịu giảm giá.
z_quay_ban_sua_o_saigon_resized
Ở thị trường trong nước, sữa chỉ có tăng giá chứ hầu như chưa bao giờ giảm giá.

Theo một số chuyên gia kinh tế, thị trường sữa VN đang phụ thuộc quá lớn vào hàng nhập khẩu, khi lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng và chủ yếu phục vụ sản xuất sữa nước. Trong 70% nhập khẩu thì có 50% là sữa nguyên liệu và chỉ 20% là sữa thành phẩm.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng kẽ hở mà các hãng sữa "lách", tránh quản lý của cơ quan nhà nước là quy định chỉ sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi khi bán mới phải kê khai đăng ký giá, chịu sự quản lý của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Những loại sữa khác không phải đăng ký.

"Tôi cho rằng chúng ta đang quản lý giá sữa theo kiểu 'đánh trống bỏ dùi'. Các cơ quan quản lý giá sữa chỉ khi thấy giá sữa trên thị trường tăng mới dòm ngó đến mà cũng không đưa ra được biện pháp nào. Văn bản quản lý giá có ban hành nhưng không đem lại tác dụng gì", ông Ngô Trí Long nói.

Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thêm ý kiến của ông Phạm Hữu Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), là nên tập trung kiểm soát các loại sữa chủ yếu, được tiêu dùng nhiều, có tác động lớn tới người tiêu dùng. Muốn thế, trước hết phải thống nhất từ tên gọi sản phẩm sữa từ khi nhập khẩu đến đưa ra thị trường nội địa, để người dân hiểu, lựa chọn sản phẩm đúng với nhu cầu.

Kết quả khảo sát của một số cơ quan cũng cho thấy, giá bán sữa ở VN đang gấp đôi giá vốn. Phần chênh lệch này rơi vào khâu chiết khấu, tiếp thị, quảng cáo, tiền lương và một số chi phí khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thực là một “gia tài đồ sộ” mà “đến đời con chắc chắn chưa trả được”...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Trong một số bài viết nhân nói về Lời Thề Sông Núi của Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, các tác giả thường dùng không đồng nhất những danh từ để chỉ nhóm chữ “Tổ quốc, Danh dự, Trách nhiệm” như là tôn chỉ, khẩu hiệu, lý tưởng, v.v... Thật ra, đấy là một phương châm của quân nhân (soldier's motto) Quân lực Việt Nam Cộng Hòa...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/ nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng...
Đại dịch đã làm cho kinh tế Việt Nam sút giảm thê thảm tới mức thấp nhất trong 30 năm, với 2.58% trong năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 29 tháng 12 năm 2021.
Một sự kiện đặc biệt được bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) ghi nhận trong bản tin phát đi hôm Thứ Sáu, 24 tháng 12 năm 2021, đã xảy ra trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Miền Bắc VN, khi bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Dư đã hô to “đả đảo” Đảng CSVN khi hại bị cáo này nghe tòa tuyên bố y án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với mỗi người.
Khi những ngư dân tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đứng lên tranh đấu cho quyền lợi đánh bắt cá bị xâm phạm bởi công ty xây bến cảng tổng hợp Hòa Phát bị bắt thì hàng trăm người dân khác xuống đường chận Quốc Lộ 1A để đòi thả người hôm 17 tháng 12 năm 2021, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 23 tháng 12.
Nhân quyền sẽ được đưa vào hệ thống giáo dục tại Việt Nam để dạy cho các học sinh về quyền con người, theo chỉ thị của Phó Thủ Tướng Nguyễn Đức Đam được đưa ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2021, là chuyện làm cho nhiều người ngạc nhiên tự hỏi rằng đây có phải là bước ngoặc chuyển biến thật sự trong chính sách về nhân quyền hay chỉ là chiêu bài được lộng vào khung kính để khoe khoan của nhà nước độc tài đảng trị toàn diện VN, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Tư, 22 tháng 12 năm 2021, với tựa bản tin được đánh dấu hỏi “VN sẽ tăng cường dạy nhân quyền, nhưng theo hướng nào?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.