Hôm nay,  

Sài Gòn: Gạo Việt Nhưng Để Tên Ngoại Cho Dễ Bán

28/07/201300:00:00(Xem: 9606)
SAIGON -- Bấy lâu nay, ở hầu hết các đại lý, cửa hàng và điểm bán gạo lẻ vùng Sài Gòn, các loại gạo mang tên ngoại như thơm Thái, thơm Mỹ, gạo Đài Loan, gạo Nhật… thường được trưng bày ở hàng đầu tiên, vị trí bắt mắt, dễ nhìn.

Theo vnexpress.net. , nhiều chủ cửa hàng phân phối gạo cho rằng, những sản phẩm gạo gắn mác ngoại thật ra là do các nơi này tự đặt tên hoặc có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu. Như anh Tú, chủ một cửa hàng gạo cho biết, tất cả các loại gạo bày bán ở cửa hàng đều được anh nhập từ một công ty xay xát gạo ở Tiền Giang, được nông dân đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra.

“Mấy thương lái thu mua lúa về bán cho doanh nghiệp xay xát, rồi doanh nghiệp xay xát bán lại cho cửa hàng phân phối đến chúng tôi chứ có nhập khẩu gì đâu”, anh Tú giải thích. Hiện tại, các sản phẩm gạo mác ngoại có giá từ 13,500 – 15,000 đồng một kg. Trong khi đó, các loại gạo thơm VN như nàng thơm, chợ đào, tám thơm, tài nguyên… có giá cao hơn nhiều, từ 18,000 – 20,000 đồng tùy loại.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai_resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Về phía người tiêu dùng thì đa số đã quá quen thuộc với các loại gạo tên ngoại. Tại một đại lý phân phối gạo trên đường CMT8 (quận 10, Sài Gòn), chị Nhung mua 10kg gạo thơm Thái với giá 15,000 đồng một kg. và được khuyến mãi thêm 0.5 kg đường trắng, một bịch hạt nêm và vài thứ vật phẩm khác. Chị Nhung cho biết, gia đình đã quen ăn gạo Thái này từ nhiều năm nay, trước đó, khi kinh tế chưa khá giả, cả nhà sử dụng các loại gạo thường, giá khoảng 10,000 – 11,000 đồng.

Vnexpress.net dẫn lời kỹ sư Võ Hùng Anh – Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết, sở dĩ các sản phẩm gạo trên thị trường có tên gắn với nước ngoài vì có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu như Jasmine, VD20…Tuy nhiên, qua nhiều mùa vụ sản xuất trong nước, nhiều đặc tính ban đầu của các giống lúa này cũng đã phần nào bị thoái hóa, ra gạo không còn thơm, dẻo, cơm không mềm như các cửa hàng phân phối gạo giới thiệu.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7 triệu tấn mỗi năm, thế nhưng, vẫn chưa có một thương hiệu gạo VN nào được biết đến rộng rãi, thậm chí ngay tại thị trường trong nước. PGS TS Mai Thành Phụng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại TP HCM, cho biết, không chỉ mặt hàng gạo ngoài thị trường tự do, ngay cả nông sản bán tại các siêu thị hiện nay cũng chưa được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai__2__resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Trí - phó TGĐ Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho rằng, bên cạnh việc không có bộ giống đảm bảo chất lượng tốt, các giống lúa của VN hiện nay thoái hóa rất nhanh, không tồn tại lâu dài. Do đó, không thể xây dựng được thương hiệu đủ mạnh.

“Nhiều trường hợp gạo VN đưa tới bạn bè quốc tế sử dụng, họ khen cơm ngon, muốn quay lại nhập khẩu thì giống lúa đó đã không còn. Ví như bộ giống lúa thơm ST, chỉ mới vài năm nhưng hiện đã có tới dòng ST 20. Hay như trước đây, ta có giống IR 84 với hạt gạo dài, thơm, cơm rất ngon, xuất khẩu tốt thì hiện cũng không còn”, ông Trí cho biết.

Ngoài ra, những tên gọi quen thuộc như nàng thơm chợ đào, tài nguyên, nàng hương… thì lại có số lượng hạn chế. Hơn nữa, khi ra thị trường, nhiều loại gạo đặc sản bị trộn lẫn gạo thường với tỷ lệ lớn khiến chất lượng không còn nguyên vẹn. Do đó, các thương hiệu này vẫn không được nhiều người tiêu dùng chọn mua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
Thằng chả đoán bậy bạ vậy mà không trật. Báo Thanh Niên, số ra ngày 26 tháng 07 năm 2022, vừa hân hoan chạy tít: “Hà Nội Lên Kế Hoạch Khôi Phục Loa Phường”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.