Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Sinh Học: Ung Thư, Mập Phì, DNA...

07/05/201100:00:00(Xem: 10216)

Câu Chuyện Y Sinh Học: Ung Thư, Mập Phì, DNA...

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

EGFR và ung thư. Bs Avaniyapuram Kannan Murugan và các đồng nghiệp đã tìm hiểu hiện tượng đột biến của một số di thể như GNAQ, MMP8, AKT3, EGFR, và PIQ3R1 trong ung thư tuyến giáp trạng. Kết quả tường trình trong điện báo Endocrine Pathology, 18 April 2011 cho biết khoảng 5% di thể EGFR đột biến trong ung thư tuyến giáp trạng (papillary thyroid cancer).

Đột biến EGFR (epidermal growth factor receptor) thấy trong cơ thể con người còn có tên là ErbB-1; HER1, là một thụ thể thấy ngoài màng tế bào (cell surface receptor).

Trong điện báo Cancer Cytology ngày 11 tháng 03, 2011, Bs Shareen Billard và các cộng sự viên cho biết di thể EGFR và KRAS đột biến trong ung thư phổi (non-small cell lung carcinoma) và khuyến cáo nên thử nghiệm lâm sàng đột biến di thể EGFR hay di thể KRAS.

Trong bản tin Internal Medicine 15 tháng 04, 2011, Hội American Society of Clinical Oncology và National Comprehensive Medical Network khuyến cáo thử nghiệm đột biến di thể EGFR có thể coi như bước đầu quan trọng trong việc định giá điều trị ung thư phổi (non-small cell) di căn hay tái phát. Bệnh nhân ung thư phổi nặng (non-small cell lung cancer) trước khi được điều trị dùng một trong những loại tyrosine kinase inhibitors, loại thuốc nhắm vào kìm hãm EGFR, thì cần thử nghiệm đột biến EGFR.

Liên hệ Oxýt hoá Nitric và Mập phì ở trẻ em. Bs Codoner-Franch và các đồng nghiệp phổ biến kết quả nghiên cứu cho biết hiện tượng oxýt hoá Nitric tăng cao ở trẻ em mập phì. Có liên hệ giữa hiện tượng oxýt hoá Nitric và những thông số của cơ thể như bụng mập phì, cường độ oxýt hoá (oxidative stress) và những dấu ấn viêm trong cơ thể.

Nitric Oxide còn gọi là Nitrogen monoxide là một hoá chất có công thức hoá học là NO. Tăng biểu hiện NO lâu dài liên hệ ung thư và những điều kiện viêm thường thấy ở bệnh tiểu đường trẻ em, bệnh xơ cứng (multiple sclerosis), phong thấp (arthritis) và viêm lở loét ruột kết mạc (ulcerative colitis).

Oxýt hoá làm hư hại DNA và mập phì bệnh nhân tiểu đường loại 2. Bs Hayder Al-Aubaidy và Bs Herbert Jelinek vừa phổ biến kết quả nghiên cứu hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA, bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Kết quả nghiên cứu cho biết mức 8-OHdG (8-hydroxy-2-deoxy-guanosine) bệnh nhân tiền tiểu đường tăng cao trong huyết thanh. Tăng cao 8-OHdG là tăng cao hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA trong trường hợp bệnh nhân tiền tiểu đường có mức đường glucose tăng nhẹ trong máu. Kết quả khuyến cáo có sự liên hệ giữa chất 8-OHdG với chỉ số trọng khối cơ thể (BMI, body mass index), và mập phì với mức đường cao trong máu và hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA. 8-OhdG là một sản phẩm do oxýt hoá chất deoxyguanosine. Đo lượng 8-OhdG trong tế bào là đo mức oxýt hoá (oxydative stress) trong tế bào.

Dấu ấn FGFR1 và mập phì. Bs Hong Jiao và các cộng sự viên tìm hiểu FGFR1 có phải là di thể nguyên bào sợi (fibroblast) liên hệ bệnh mập phì. Thử nghiệm chuột cho thấy FGFR1 là một di thể của mập phì ảnh hưởng mô mỡ và kiểm soát tuyến não thùy khi nếm đồ ăn.

FGFR1 (Fibroblast growth factor receptor 1) là thụ thể 1 trong yếu tố căn bản của nguyên bào sợi, liên hệ chất Tyrosine kinase trong hội chứng Pfeiffer. Pfeiffer là một bệnh di truyền ở trẻ em sơ sinh khi những mảnh xương sọ sớm dính lại vơí nhau (craniocynostosis). Cứ khoảng 100 ngàn trẻ sơ sinh lại có 1 em bị hội chứng Pfeìffer.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời quý đôc giả ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.