Hôm nay,  

Câu Chuyện Y Sinh Học: Ung Thư, Mập Phì, DNA...

07/05/201100:00:00(Xem: 10211)

Câu Chuyện Y Sinh Học: Ung Thư, Mập Phì, DNA...

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

EGFR và ung thư. Bs Avaniyapuram Kannan Murugan và các đồng nghiệp đã tìm hiểu hiện tượng đột biến của một số di thể như GNAQ, MMP8, AKT3, EGFR, và PIQ3R1 trong ung thư tuyến giáp trạng. Kết quả tường trình trong điện báo Endocrine Pathology, 18 April 2011 cho biết khoảng 5% di thể EGFR đột biến trong ung thư tuyến giáp trạng (papillary thyroid cancer).

Đột biến EGFR (epidermal growth factor receptor) thấy trong cơ thể con người còn có tên là ErbB-1; HER1, là một thụ thể thấy ngoài màng tế bào (cell surface receptor).

Trong điện báo Cancer Cytology ngày 11 tháng 03, 2011, Bs Shareen Billard và các cộng sự viên cho biết di thể EGFR và KRAS đột biến trong ung thư phổi (non-small cell lung carcinoma) và khuyến cáo nên thử nghiệm lâm sàng đột biến di thể EGFR hay di thể KRAS.

Trong bản tin Internal Medicine 15 tháng 04, 2011, Hội American Society of Clinical Oncology và National Comprehensive Medical Network khuyến cáo thử nghiệm đột biến di thể EGFR có thể coi như bước đầu quan trọng trong việc định giá điều trị ung thư phổi (non-small cell) di căn hay tái phát. Bệnh nhân ung thư phổi nặng (non-small cell lung cancer) trước khi được điều trị dùng một trong những loại tyrosine kinase inhibitors, loại thuốc nhắm vào kìm hãm EGFR, thì cần thử nghiệm đột biến EGFR.

Liên hệ Oxýt hoá Nitric và Mập phì ở trẻ em. Bs Codoner-Franch và các đồng nghiệp phổ biến kết quả nghiên cứu cho biết hiện tượng oxýt hoá Nitric tăng cao ở trẻ em mập phì. Có liên hệ giữa hiện tượng oxýt hoá Nitric và những thông số của cơ thể như bụng mập phì, cường độ oxýt hoá (oxidative stress) và những dấu ấn viêm trong cơ thể.

Nitric Oxide còn gọi là Nitrogen monoxide là một hoá chất có công thức hoá học là NO. Tăng biểu hiện NO lâu dài liên hệ ung thư và những điều kiện viêm thường thấy ở bệnh tiểu đường trẻ em, bệnh xơ cứng (multiple sclerosis), phong thấp (arthritis) và viêm lở loét ruột kết mạc (ulcerative colitis).

Oxýt hoá làm hư hại DNA và mập phì bệnh nhân tiểu đường loại 2. Bs Hayder Al-Aubaidy và Bs Herbert Jelinek vừa phổ biến kết quả nghiên cứu hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA, bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2. Kết quả nghiên cứu cho biết mức 8-OHdG (8-hydroxy-2-deoxy-guanosine) bệnh nhân tiền tiểu đường tăng cao trong huyết thanh. Tăng cao 8-OHdG là tăng cao hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA trong trường hợp bệnh nhân tiền tiểu đường có mức đường glucose tăng nhẹ trong máu. Kết quả khuyến cáo có sự liên hệ giữa chất 8-OHdG với chỉ số trọng khối cơ thể (BMI, body mass index), và mập phì với mức đường cao trong máu và hiện tượng oxýt hoá làm hư hại DNA. 8-OhdG là một sản phẩm do oxýt hoá chất deoxyguanosine. Đo lượng 8-OhdG trong tế bào là đo mức oxýt hoá (oxydative stress) trong tế bào.

Dấu ấn FGFR1 và mập phì. Bs Hong Jiao và các cộng sự viên tìm hiểu FGFR1 có phải là di thể nguyên bào sợi (fibroblast) liên hệ bệnh mập phì. Thử nghiệm chuột cho thấy FGFR1 là một di thể của mập phì ảnh hưởng mô mỡ và kiểm soát tuyến não thùy khi nếm đồ ăn.

FGFR1 (Fibroblast growth factor receptor 1) là thụ thể 1 trong yếu tố căn bản của nguyên bào sợi, liên hệ chất Tyrosine kinase trong hội chứng Pfeiffer. Pfeiffer là một bệnh di truyền ở trẻ em sơ sinh khi những mảnh xương sọ sớm dính lại vơí nhau (craniocynostosis). Cứ khoảng 100 ngàn trẻ sơ sinh lại có 1 em bị hội chứng Pfeìffer.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời quý đôc giả ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay, một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.