Hôm nay,  

Vật Lý Trị Liệu Có Thể Giúp Giảm Nhức Đầu Không?

20/06/202500:00:00(Xem: 231)

vat ly tri lieu
Nhiều nghiên cứu mới cho thấy vật lý trị liệu có thể có hiệu quả trong điều trị nhức đầu do cột sống cổ, đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng. Tùy loại nhức đầu và tình trạng cổ, phương pháp như trị liệu thủ công, bài tập cổ và hướng dẫn riêng cho từng trường hợp có thể giúp cải thiện triệu chứng khi kết hợp với điều trị y tế thông thường. (Nguồn: pixabay.com)
 
Chắc hẳn quý vị đã đôi lần bắt gặp những quảng cáo từ các chuyên gia vật lý trị liệu về phương pháp điều trị nhức đầu và không khỏi băn khoăn: “Có hiệu quả thật không vậy?
 
Câu trả lời là: Có! Đã có khá nhiều nghiên cứu đáng tin cậy chứng minh rằng các liệu pháp vật lý trị liệu có thể hữu hiệu, đặc biệt là với những cơn nhức đầu liên quan đến vùng cổ.
 
Dù vậy, cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, cần kết hợp thêm điều trị y khoa và nên đến bác sĩ khám. Sau đây là một số thông tin mà quý vị cần nắm rõ.
 
Nhức đầu do cột sống cổ: Khi cơn đau lan từ cổ lên đầu
 
Nhức đầu do cột sống cổ (tiếng Anh là Cervicogenic headache) là tình trạng cơn đau xuất phát từ phần trên cùng của cổ (gọi là cột sống cổ đoạn trên, tiếng Anh là upper cervical spine) sau đó lan lên vùng đầu.
 
Cơn đau thường chỉ xảy ra ở một bên đầu, bắt đầu từ vùng ngay dưới hộp sọ (chỗ cổ nối với đầu) rồi lan dần ra phía sau đầu, đôi khi còn lan đến vùng sau hốc mắt.
 
Tình trạng này thường là do các hoạt động gây áp lực lên vùng cổ, chẳng hạn như giữ nguyên một tư thế quá lâu, hoặc lặp đi lặp lại các động tác ở cổ, như cúi xuống và ngẩng lên liên tục.
 
Không giống với chứng nhức nửa đầu (migraine), nhức đầu do cột sống cổ hiếm khi kèm theo mắc ói hay khó chịu với ánh sáng hoặc tiếng ồn.
 
Do bản chất của nhức đầu do cột sống cổ là một vấn đề thuộc hệ cơ xương của vùng cổ trên, các phương pháp vật lý trị liệu như ấn, xoa bóp nhẹ nhàng, tập luyện đúng cách và hướng dẫn từ chuyên viên có thể giúp cải thiện tình trạng này, cả trước mắt lẫn lâu dài.
 
Vậy còn chứng nhức nửa đầu (migraine) thì sao?
 
Nhức nửa đầu (migraine) là một dạng xáo trộn hệ thần kinh phức tạp, khi não bộ gặp khó khăn trong việc giải quyết các dòng thông tin cảm giác đầu vào (như ánh sáng, âm thanh, hoặc mùi hương). Tình trạng này thường dẫn đến các cơn nhức đầu từng đợt với mức độ từ vừa phải đến dữ dội, kèm theo những triệu chứng như: khó chịu với ánh sáng và tiếng ồn, mắc ói, không chịu được việc vận động mạnh.
 
Có nhiều yếu tố dẫn đến chứng nhức nửa đầu. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân nào gây ra cơn đau là bước đi quan trọng để tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt và điều trị. Nếu nghi ngờ mình bị nhức nửa đầu, quý vị nên đi khám càng sớm càng tốt.
 
Thống kê cho thấy, khoảng 70-80% người bị nhức nửa đầu cũng có triệu chứng đau cổ, thường xảy ra ngay trước hoặc trong lúc bắt đầu cơn đau. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng vấn đề nằm ở phần cổ.
 
Dù đúng là ở một số người, đau cổ có thể là nguyên nhân góp phần gây ra chứng nhức nửa đầu, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều bệnh nhân tuy có cảm giác đau cổ nhưng lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương nào ở vùng cổ.
 
Lúc này, đau cổ chính là một phần của nhức nửa đầu. Nó giống như một lời nhắc nhở từ cơ thể, báo hiệu rằng cơn đau đang đến gần, để bệnh nhân kịp thời có biện pháp đối phó.
 
Ngược lại, nếu cơn đau cổ đến từ nguyên nhân rõ ràng như chấn thương nhẹ hoặc do tư thế nằm ngủ không đúng, thì khi đó, liệu pháp vật lý trị liệu vùng cổ có thể giúp cải thiện tình trạng nhức nửa đầu.
 
Quý vị có thể đã từng nghe qua về kỹ thuật trị liệu Watson, dùng tay xoa bóp, ấn vào vùng cột sống cổ trên và các khu vực quanh cổ. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào được bình duyệt chứng minh hiệu quả cụ thể của phương pháp này trong điều trị nhức nửa đầu.
 
Dù vậy, một số nghiên cứu mới cho thấy phối hợp nhiều cách – trị liệu thủ công, tập luyện cổ, và tư vấn theo từng trường hợp cụ thể – có thể mang lại một số cải thiện nhỏ, giúp giảm số lần xuất hiện cơn nhức nửa đầu và giảm mức độ ảnh hưởng của các cơn đau.
 
Bên cạnh đó, xoa bóp nhẹ nhàng và các bài tập cho cổ cũng thể giúp giảm đau tạm thời. Dù vậy, cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp nhức nửa đầu, vùng cổ thường trở nên nhạy cảm và rất dễ bị đau. Nếu điều trị không đúng cách, có thể làm cho cơn nhức đầu xuất hiện ngay sau đó.
 
Vật lý trị liệu có thể giúp giảm bớt tình trạng nhức nửa đầu, nhưng cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi chuyên viên có kinh nghiệm để biết chính xác vùng cổ có bị tổn thương gì hay không. Nếu có, thì cần lựa chọn phương thức điều trị phù hợp.
 
Ngoài ra, bệnh nhân cần hiểu rõ điều gì khiến mình bị đau – từ thói quen sinh hoạt cho đến chế độ sinh hoạt, và khi nào nên uống thuốc. Chuyên viên vật lý trị liệu có thể giúp giải thích những điều này, và nếu cần, họ sẽ khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc phù hợp.
 
Vậy còn đối với chứng nhức đầu do căng thẳng?
 
Nhức đầu do căng thẳng là loại nhức đầu thường gặp nhất. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị bó chặt quanh đầu, như có dải băng siết chặt hoặc nón bảo hiểm đè nặng lên trán và gáy. Loại nhức đầu này thường không đi kèm các triệu chứng như mắc ói, khó chịu với ánh sáng và tiếng ồn.
 
Nhưng tương tự như chứng nhức nửa đầu, nhức đầu do căng thẳng cũng thường đi chung với cảm giác đau mỏi vùng cổ, và có nhiều yếu tố khác nhau làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau, nhưng không phải tất cả đều xuất phát từ các vấn đề ở cổ.
 
Một lần nữa, bệnh nhân cũng cần gặp chuyên gia vật lý trị liệu có trình độ chuyên môn cao để xác định chính xác nguyên nhân, xem vùng cổ có liên quan đến tình trạng bệnh hay không, và nếu có thì phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất.
 
Đã có một số bằng chứng khoa học cho thấy việc kết hợp giữa trị liệu thủ công và các bài tập vận động có thể giúp làm giảm cường độ và tần suất của chứng nhức đầu do căng thẳng.
 
Ngoài ra, các chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ chỉ quý vị cách nhận biết nguyên nhân gây đau, cách tự kiểm soát và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.
 
Khi nào nên đi bác sĩ?
 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhức đầu, và không phải loại nào cũng giống nhau. Trong trường hợp bị nhức đầu liên tục, hoặc nhận thấy cơn đau gần đây khác lạ so với thông thường, quý vị nên đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng.
 
Với chứng nhức đầu do cột sống cổ, đã có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy vật lý trị liệu mang lại hiệu quả điều trị cao. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cũng gợi ý rằng phương pháp này có thể hỗ trợ điều trị nhức nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng khi kết hợp với liệu trình điều trị y tế thông thường.
 
Nếu cảm thấy vùng cổ có biểu hiện khó chịu kèm theo nhức đầu, hoặc nghi ngờ mình mắc chứng nhức đầu do cột sống cổ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được giới thiệu đến một chuyên viên vật lý trị liệu chuyên về lĩnh vực này. Chỉ khi được khám bệnh bài bản, kỹ lưỡng, quý vị mới có thể biết mình có đang đi đúng hướng để cải thiện sức khỏe hay không.

VB biên dịch
Nguồn: “Can you treat headaches with physiotherapy? Here’s what the research says” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phúc lợi thuốc của Medicare, được biết như là Part D, sẽ chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong năm tới như một phần thúc đẩy rộng lớn hơn để giúp trên 50 triệu người Mỹ đã ghi danh vào chương trình quản trị chi phí thuốc men. Đó là kết quả của Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act – IRA) năm 2022 của chính phủ Biden, trong đó trao thẩm quyền mới cho chính phủ để trực tiếp thương lượng giá cả của một số thuốc với các công ty dược phẩm. Luật này cũng bao gồm 2 thay đổi lớn khác sẽ có hiệu lực vào năm tới: Lựa chọn để làm dễ chịu các chi phí cùng trả (co-payments) đối với các loại thuốc trên cơ bản hàng tháng và giới hạn mức $2,000 cho việc trả tiền out-of-pocket (tiền túi tự trả) cho tất cả những người ghi danh vào Part D.
Để cơ thể duy trì sự cân bằng, rất nhiều yếu tố cần phải hoạt động đồng bộ. Các cơ quan như tai trong và mắt phải gửi tín hiệu chính xác đến não, trong khi cơ bắp, khớp và cảm giác – đặc biệt ở bàn chân – cần phối hợp tốt. Bộ não, trung tâm điều phối thông tin, giữ vai trò then chốt trong việc tiếp nhận và tích hợp các tín hiệu này. Khi bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống này gặp vấn đề, cảm giác cân bằng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các rối loạn như chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, gần một nửa thanh thiếu niên và ba phần tư người trưởng thành tại Hoa Kỳ được phân loại là dư cân (overweight) hoặc mập phì (obese) vào năm 2021. Tỷ lệ này đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Nếu không có biện pháp can thiệp khẩn cấp, dự báo đến năm 2050, hơn 80% người trưởng thành và gần 60% thanh thiếu niên sẽ rơi vào tình trạng tương tự.
Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Investigation, đã đưa ra một phát hiện bất ngờ: bị nhiễm COVID nặng lại có thể giúp thu nhỏ các khối u ung thư. Dù chỉ mới được kiểm nghiệm ở chuột, phát hiện này mang đến những hy vọng mới trong điều trị ung thư và những hiểu biết mới về mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và tế bào ung thư. Tuy nhiên, các khoa học gia cũng cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là mọi người nên cố tình để mình bị nhiễm COVID thử cho biết.
Nữ doanh nhân 41 tuổi người Kenya, Wachuka Gichohi, đã sống chung với Covid kéo dài (long Covid) suốt bốn năm qua. Các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt quệ, đau đớn và các cơn hoảng loạn (panic attack) khiến cô từng lo sợ mình sẽ không qua khỏi mỗi đêm.
Bệnh tiểu đường loại 1 (Type 1 Diabetes – T1D) từ lâu đã là một thách thức lớn với y học. T1D là một căn bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin, khiến cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất insulin – hormone quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thống kê, T1D có thể khiến bệnh nhân mất trung bình 32 năm sống vui khỏe.
Kẹo có cam thảo thật chứa một hợp chất hóa học gọi là glycyrrhizin. Hợp chất này tác động trực tiếp đến thận, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh sự cân bằng nước, natri và kali trong cơ thể. Glycyrrhizin ngăn chặn một enzyme quan trọng ở thận, khiến cơ thể giữ lại quá nhiều nước và natri nhưng lại thải ra quá nhiều kali. Mà Kali là một khoáng chất không thể thiếu để cho tim hoạt động bình thường. Nếu mức kali giảm xuống quá thấp, các chức năng của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm – thậm chí là tử vong.
Hiện nay, có ít nhất bảy loại siêu vi trùng được biết là có thể góp phần vào sự phát triển ung thư ở người, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các loại siêu vi trùng này bao gồm siêu vi trùng HPV (Human papilloma siêu vi trùng), siêu vi trùng viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV), Epstein-Barr (EBV), siêu vi trùng Herpes liên quan đến Kaposi’s sarcoma (một bệnh lý ác tính toàn thân thường gặp ở những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, biểu hiện với các tổn thương da, có hoặc không liên quan đến những bộ phận bên trong cơ thể), siêu vi trùng lymphotropic T-cell ở người (liên quan đến một số loại ung thư máu), và siêu vi trùng polyoma Merkel cell.
Đối với nhiều người, thật khó để có đủ đầy năng lượng hoàn thành hết các công việc trong một ngày. Và với một phần ba người trưởng thành bị thiếu chất sắt (iron deficiency) ở Hoa Kỳ, mỗi ngày của họ trôi qua còn mệt mỏi hơn nhiều. Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 2 tỷ người đang bị thiếu sắt theo nhiều kiểu khác nhau. Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học quan trọng trong cơ thể. Thiếu sắt thường khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Gần đây, thuật ngữ “food noise”, hay “tiếng gọi thức ăn” xuất hiện khắp nơi. Nghe qua cụm từ này, nhiều người có thể nghĩ đó là những âm thanh như tiếng giòn khi ta nhai khoai tây chiên, hay tiếng dầu sôi xèo xèo khi nấu ăn. Thực ra, đó là tình trạng khó kiểm soát về thức ăn khi người ta nghĩ hoài về thức ăn khiến đầu óc căng thẳng khó tập trung vào các hoạt động khác. Có thể tạm hiểu “food noise” là ‘sự bận tâm, thèm thuồng về đồ ăn’ hay ‘tiếng gọi của thức ăn.’ Trong một chương trình truyền hình đặc biệt gần đây, Oprah đã nhắc đến hiện tượng này khi nói về các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.