Hôm nay,  

Sinh Y Học Trong Tuần:Ung Thư Máu, Khó Thở...

9/17/201100:00:00(View: 9563)

Sinh Y Học Trong Tuần:Ung Thư Máu, Khó Thở...

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

Những yếu tố tăng trưởng tế bào ung thư máu. Tương tác giữa Choline kinase alpha, epidermal growth factor receptor và c-Src trong việc tăng trưởng tế bào ung thư máu Bs Yataka Shima và Bs Issay Kitabayashi vừa phổ biến kết quả tham khảo đăng trong báo International J of Hematology, 94: 134, 2011.

Theo các nhà nghiên cứu này thì thay đổi vi trí một vài nhiễm sắc thể đặc biệt và đột biến có liên hệ tới ung thư máu bạch huyết cấp tính (acute myeloblastic leukemia, AML). Một số di thể như AML1, C/EBPa, RARa, MOZ, p300/CBP, and MLL có liên hệ quan trọng tới việc điều chỉnh ung thư máu hematopoiesis. Kết quả gây nên những phản ứng fusion hay đột biến những chất bạch đản đã làm thay đổi phiên mã di thể, làm rối loạn hiện tượng sinh sản máu Các tác giả nghiên cứu những yếu tố phiên mã và hiện tượng cộng hoạt hoá đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu. Choline kinase là một loại men xúc tác choline theo đường hoá học phosphatidylcholine (PC) biosynthesis. Epidermal growth factor receptor (EGFR; ErbB-1; HER1 trong cơ thể con người) là một thụ thể nằm ngoài màng tế bào.

Ung thư bạch cầu cấp tính (Acute myeloblastic leukemia, AML) thường thấy nơi bệnh nhân tuổi 60 và tỉ lệ tăng cao khi lớn tuổi hơn. Những triệu chứng ngắn thường thấy như mệt mỏi, nóng, và chảy máu. Giảm tế bào máu. Hơn 20% tế bào mầm thấy trong tủy xương. Khoảng 90% bệnh nhân có tế bào mầm trong máu. Dấu ấn sinh học Midreprohormone adrenomedullin (MR-proADM) thử nghiệm chứng khó thở.

Yếu tố sinh học bệnh nhân khó thở. Chuyên gia Dorothy Caputo vừa phổ biến trong báo J. Amer College of Cardiology, 58: 1057, 2011, ngày 30 tháng Tám, 2011, nói về vài trò của dấu ấn sinh học MR-proADM dùng thử nghiệm tiên đoán chứng khó thở cho bệnh nhân. Có thể coi đây là một dấu ấn sinh học hiệu nghiệm trong việc tiên đoán tử vong bệnh nhân bị chứng nghẹt thở cấp tinh.

Biomarker MR-proADM dùng để thử nghiệm cho bệnh nhân bị khó thở mà 1/3 là do bệnh suy tim cấp tính. Ngoài ra, chứng khó thở có thể do bệnh nghẹt thở kinh niên (COPD), suyễn (Asthma), viêm sưng phổi (Pneumonia), và tim đập thất nhịp.

Trước đây các chuyên gia đã từng thử nghiệm Adrenomedullin (ADM) chuẩn đoán bệnh nghẹt thở dưạ theo đặc tính của ADM là một loại peptide có thể làm nở mạch máu và hạ huyết áp xuống thấp. Tuy nhiên đã gặp khó khăn khi dùng chất Adrenomedullin này trong việc chuẩn đoán bệnh khó thở, vì Adrenomedullin không có tính chất sinh học nên khó thử nghiệm áp dụng trong y khoa lâm sàng.

Bởi vậy sau này các chuyên gia đã để ý tới MR-ProAMD vì chất này có đặc tính như một loại kích thích tố (Hormone). Ts Nils G. Morgenthaler và các đồng nghiệp đã thực hiện được việc thử nghiệm đo lường chất Midregional pro-ADM (MR-proADM) và kết quả đã phổ biến trong báo Endocrinology and Metabolism, 51: 1823, 2005.

Lượng thuốc cao Celexa gây nguy cơ tim đập thất nhịp. Ngày 8/24/2011, FDA thông tin vấn đề an toàn của Thuốc Celexa (Citalopram hydromide) khi dùng liều lượng cao thuốc này có thể làm thay đổi nhịp tim. Theo FDA thì không nên dùng Celexa liều lượng cao hơn 4mg một ngày vì thuốc này có thể làm thay đổi tình trạng điện trong tim. Liều cao thuốc Celexa làm thay đổi dòng điện trong tim, kéo dài QT trong điện tâm đồ EKG đưa tới tim đập thất nhịp, rối loạn nhịp tim, do đó có thể nguy hiểm đến tính mang. Thuốc Celexa (Citalopram hydromide) là loại thuốc chữa bệnh trầm cảm gọi là Selective reuptake inhibitors (SSRIs). Citalopram làm cho QT kéo dài. Bệnh nhân không được dùng Citalopram quá liều lượng 40 mg một ngày. Bởi vậy bệnh nhân có tật bẩm sinh ST kéo dài cũng không dùng Citalopram. Trường hợp bệnh nhân suy tim, tim đập chậm thất nhịp hay có chất kali thấp trong máu (hypokalemia) hay chất magnéium thấp trong máu (hypomagnesemia) vì thuốc Citalopram trong những trường hợp bệnh kể trên dễ sinh chứng Torsade de Pointes.

Theo FDA thì cả bác sĩ lẫn bệnh nhân đều phải vào FDA đọc thêm để tìm hiểu rõ ràng trước khi dùng thuốc này. Cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều phải tường trình biến chứng với FDA khi dùng thuốc này. www.fda.gov/Med Watch/report. htm.

Azithromycine và Bệnh Nghẹt Phổi Kinh Niên (COPD). Bs Richard K Albert và các cộng sự viên vừa phổ biến trong báo New Eng J. Med ngày 25 tháng 8, 2011, cho biết thuốc Azithromycine có khả năng ngừa bệnh Nghẹt Phổi Kinh Niên (COPD) đỡ bị tái phát thường xuyên hơn. Thử nghiệm cho một số bệnh nhân bị nghẹt phổi kinh niên uống mỗi ngày một viên Azithromycine, thêm vào những thuốc khác cho bệnh nhân uống trị bệnh nghẹt thở kinh niên, thì thấy tình trạng tái phát bệnh COPD thuyên giảm. Phẩm chất đời sống bệnh nhân tốt hơn. Tuy có một số nhỏ bênh nhân bị chứng lãng tai. Các tác giả e ngại vấn đề quen thuốc trụ sinh. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý những công phạt khi dùng thuốc Azithromycine. Trong báo Int J Chron Obstruct Pulm Dis, Dec 2008, Bs Aaron P Milstone cho biết bình thường điều trị bệnh COPD bao gồm việc giữ vệ sinh cho phổi, uống thuốc nở cuống phổi, và uống thuốc trụ sinh. Trong những năm gần đây thời gian dùng thuốc trụ sinh để chữa COPD càng ngày càng ngắn hơn. Bs Milston đã nghiên cứu dùng thuốc Azithromycine chữa COPD trong 3 thời gian khác khác nhau: 1 ngày, 3 ngày và 5 ngày. Theo Bs Milstone thì tăng lượng thuốc trụ sinh trong thời gian điều trị ngắn hạn có hy vọng giảm nguy cơ kháng thuốc trụ sinh. Nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô,

(Xin mời ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.