Hôm nay,  

Cuộc Truy Sát Tri Thức

20/06/202500:00:00(Xem: 375)

Capture
Sinh viên Harvard biểu tình phản đối các chính sách hạn chế nhập học và quyền tự do học thuật dưới thời chính quyền Trump. (Ảnh VB)

“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”
— Heinrich Heine

Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử, nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật.

Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ mới, đã ra tay một cách táo tợn: chặn đường sinh viên quốc tế nhập học, hủy visa, đòi các trường cung cấp danh sách sinh viên từng tham gia biểu tình, và thậm chí đe dọa rút toàn bộ ngân sách liên bang khỏi các đại học không “tuân phục”. Cái tên đầu tiên bị nhắm đến không xa lạ: Harvard.

Theo sắc lệnh ký ngày 4 tháng 6 năm nay, Tòa Bạch Ốc đã chính thức cấm sinh viên quốc tế mới nhập học tại Harvard trong sáu tháng, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao xem xét thu hồi visa đang có hiệu lực. Hơn 2.000 sinh viên đã bị hủy visa – nhiều người trong số đó bị cáo buộc “kích động phản đối” hoặc đơn giản chỉ vì chia sẻ những nội dung nhạy cảm trên mạng xã hội.

Không dừng lại ở đó, hàng loạt khoản tài trợ liên bang dành cho các đại học hàng đầu như Harvard, Columbia, và Princeton đã bị đóng băng, viện dẫn lý do các trường “không hợp tác” trong việc trấn áp phong trào phản đối chính phủ hoặc không đủ nỗ lực bài trừ chủ nghĩa bài Do Thái. Riêng Harvard bị đình chỉ hơn 2.3 tỉ Mỹ kim, đe dọa nghiêm trọng đến nhiều chương trình nghiên cứu và học bổng.

Người ta chưa đóng cửa đại học, nhưng bắt đầu đóng cửa những cánh cửa của tri thức. Chưa đốt sách – nhưng đốt cả một truyền thống tự do học thuật.

Nhớ lại Việt Nam sau 1975, toàn bộ giới trí thức – từ giáo sư, linh mục, tu sĩ đến văn nghệ sĩ – đều bị bắt đi “học tập cải tạo”. Những ai bị xem là có liên hệ với chế độ cũ, hoặc chỉ đơn thuần mang tư tưởng độc lập, đều rơi vào vòng kiểm soát. Tự do sáng tạo bị bóp nghẹt, học thuật và văn nghệ bị kiểm duyệt gắt gao. Nhiều người chọn im lặng, một số lớn phải vào tù. Đời sống tinh thần của dân tộc bước vào một giai đoạn tê liệt kéo dài.

Tại Trung Hoa, ba thập niên sau Thế chiến, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa (1966–1976), cho đóng cửa toàn bộ đại học, đưa trí thức đi cải tạo, bêu rếu thầy cô giữa sân trường, đốt sách xé vở.

Khi trường học đóng lại, trại giam mở ra.  Khi nghiên cứu bị chặn, bạo lực lên ngôi. Hai chế độ, hai thời điểm, nhưng chung một bản chất: nỗi sợ hãi đối với tri thức tự do.

Chính vì thế, những người đã đi qua thời tăm tối ấy không khỏi mỉa mai khi thấy Hoa Kỳ đang bước vào một “khoảnh khắc Mao” của riêng mình.

Nhưng sau thời Mao, Trung Quốc đã mau chóng nhận ra rằng muốn phục hưng, không thể thiếu học thuật. Năm 2009, chính quyền Bắc Kinh thành lập Cửu Trường Liên Minh (C9 League) – tương đương Ivy League của Hoa Kỳ – với chỉ 3% nhà nghiên cứu mà chiếm đến 20% công trình khoa học quốc gia.**

Trong khi đó, nước Mỹ lại đang quay lưng với giới trí thức của chính mình. Việc ngăn chặn sinh viên ngoại quốc không chỉ gây tổn hại văn hóa – mà còn là đòn giáng nặng nề vào khoa học, kỹ nghệ, và cả danh dự quốc gia.

Jerome Powell – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, người do chính Trump bổ nhiệm, trong bài diễn văn tốt nghiệp tại Đại học Princeton tháng vừa rồi cũng phải nói: “Các đại học Hoa Kỳ là niềm mơ ước của thế giới, và là bảo vật chiến lược cho nền kinh tế.”

Hôm nay, khi Harvard bị tấn công, khi sinh viên biểu tình bị đe dọa, và khi tiếng nói của khoa bảng bị bóp nghẹt – chiếc hộp Pandora của thế kỷ lại được hé mở, để rồi không chỉ tri thức – mà cả tự do, lương tri, và hy vọng - cũng bắt đầu bị gió cuốn bay.

Heinrich Heine, người sống cách chúng ta gần hai trăm năm trước đã không nói chơi:

“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”

Người ta có thể thay lửa bằng luật pháp, thay pháp trường bằng tòa án, thay bạo lực bằng hành chính — nhưng kết cuộc thì vẫn chỉ là sự tàn phá của một xã hội đang sợ hãi tri thức.

Nguyên Hòa
 
* Câu nổi tiếng từ vở kịch Almansor (xuất bản 1823), thường được trích lại là:
“Dort wo man Bücher verbrennt, verbrennt man auch am Ende Menschen.”
(“Where they burn books, they will in the end also burn people.”)
** Nature Index 2019; UNESCO Science Report 2021; Reuters, The Guardian, Associated Presstháng 6, 2025.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.