Hôm nay,  

Từ George III đến Donald I: Một Triều Đại Không Ngai

17/06/202514:54:00(Xem: 2113)

20250614_141517
Một biểu ngữ biểu tình No Kings tại thành phố Tustin, CA ngày thứ Bảy, 14 tháng 6, là một phần của cuộc biểu tình No Kings với 13.14 triệu người biểu tình xuống đường chống chính quyền độc tài Trump trên toàn quốc. Ngày 14 tháng 6 cũng là ngày sinh nhật của TT Trump. Ảnh: VQHN.


Ở những quốc gia bình thường, người ta biểu tình để đòi cơm, đòi nhà, đòi quyền sống. Còn ở nước Mỹ, mùa xuân năm 2025, người ta biểu tình để nhắc nhau một điều nghe có vẻ buồn cười: nước này không có vua. Phải, họ xuống đường, giương biểu ngữ “No Kings,” không phải để chống một thế lực ngoại bang hay giáo chủ nào, mà để nhắc... chính mình, rằng Hiến pháp chưa bị đốt, rằng một người đàn ông – dù tóc nhuộm màu cam, dù có máy bay riêng, dù có đài truyền hình riêng – vẫn không được gọi là “bệ hạ.”

Trớ trêu thay, người bị nhắm đến lại không mấy phiền lòng. Ông ấy đang ngồi thoải mái ở Phòng Bầu Dục, ăn burger thịt bò loại đắt tiền và nhấm nháp chiến thắng như thể mình là hậu thân của Julius Caesar – nếu Caesar có tài khoản Truth Social và thích kiện tụng.

Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.

Adam Serwer gọi đó là “bài trắc nghiệm bạo chúa”: một nhà lãnh đạo sử dụng vũ lực để đàn áp đối lập chính trị thì không còn xứng đáng cầm quyền. Và Trump – theo ông – “đã thất bại ngay từ đầu.”[1]

Đó là bản phác thảo thô thiển của một chế độ độc tài kiểu Mỹ – dành cho người làm biếng suy nghĩ. Trump không cần Machiavelli; chỉ cần xem lại chính mình trên truyền hình và sao chép.[2]

Giữa lúc người dân giương cao biểu ngữ “No Kings,” ông lại tổ chức một cuộc diễu binh mừng sinh nhật 79 tuổi, với xe thiết giáp chạy ngang đại lộ Pennsylvania và máy bay chiến đấu gầm rú qua bầu trời thủ đô. Không phải để tưởng niệm chiến tranh, không phải để vinh danh cựu chiến binh, mà để tự mãn. Những trống kèn phô trương ấy không khác gì những cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng, ngoại trừ việc khán giả lần này là người Mỹ – và họ phải trả tiền cho buổi biểu diễn ấy bằng chính thuế của mình.

Trump là tổng thống, nhưng hành xử như một diễn viên đóng vai tổng thống quá lâu đến mức quên mất rằng sân khấu đã đóng rèm. Ông phát động “cuộc chiến văn hóa” như thể đang bán vé xem đấu vật. Ông tấn công di dân như thể đó là cách kiếm điểm trên mạng xã hội. Và ông đối xử với quân đội như thể đó là đội vệ binh hoàng gia riêng – mà không cần trả lương.

Simon Tisdall gọi ông là “bạo chúa vô dụng.”[3]  Nhưng đó là điều nguy hiểm nhất. Bởi một bạo chúa hữu dụng biết điểm dừng, biết chơi cờ, biết sợ. Còn Trump thì không. Ông ta chơi bằng xúc xắc, và khi thua, ông lật bàn.


Ông ta đòi hoà bình ở Trung Đông bằng cách ném bom Yemen. Ông rút khỏi hiệp ước khí hậu như thể Trái Đất là căn nhà thuê, sắp dọn đi. Ông mở chiến tranh thuế với cả thế giới, rồi bảo đó là “nghệ thuật đàm phán.” Ông sa thải những người kiểm toán chính phủ – 17 cơ quan – như thể sự minh bạch là một căn bệnh truyền nhiễm. Ông gây áp lực với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bằng cách giữ lại viện trợ quân sự, để buộc Kyiv mở cuộc điều tra đối thủ chính trị của ông – một hành vi bị luận tội, nhưng được tha bổng nhờ Thượng viện do cận thần của ông kiểm soát.

Và trong khi dân chúng biểu tình “No Kings,” Trump đứng trên ban công Bạch Ốc, như một Louis XVI thời digital, giơ tay chào đám đông với nụ cười ngạo mạn: “Các ngươi không cần vua – nhưng các ngươi cần ta.”

‘Tyrants fall’ – bạo chúa thì sụp đổ. Đó là câu chuyện an ủi người ta kể nhau nghe trước giờ ngủ. Nhưng cũng nên nhớ: trước khi sụp đổ, họ thường được vỗ tay. Họ thường thắng cử. Họ thường được xem là “cần thiết cho trật tự.” Và chỉ khi họ lạm dụng mọi thứ, người ta mới chợt tỉnh và nhận ra: à, hoá ra cái vương miện mà ta cười cợt năm nào – giờ đã chụp trên đầu chính mình.

Trump có thể tự hủy hoại mình – như Simon Tisdall đã chỉ ra – không phải vì ông ta yếu, mà vì ông ta không biết giới hạn. Tham vọng, lòng kiêu hãnh và sự ngu ngạo sẽ dẫn ông ta đến vách đá.[4] Nhưng nếu ta chỉ ngồi đợi, cười thầm và vỗ tay khi ông ta lỡ miệng, thì khác gì những thần dân cũ của Rome – chỉ biết nhìn đế quốc suy tàn trong im lặng.

“No Kings,” người biểu tình hô to. Nhưng lời hô ấy không phải dành cho Trump. Nó là lời nhắc nhở cho chính chúng ta, rằng nếu không can đảm giữ lấy nền cộng hoà, thì ngai vàng sẽ không cần người leo lên – chính ta sẽ tự dựng nó, đánh bóng nó, và trao vương miện cho kẻ đầu tiên hứa sẽ dẹp loạn bằng máu và lệnh hành pháp.

Và khi lịch sử hỏi: “Làm sao một quốc gia được xây dựng để chống lại vua chúa lại ngã gục dưới chân một bạo chúa tầm thường?” – chúng ta chỉ có thể đáp rằng: “Vì chúng tôi tưởng ông ấy chỉ là một vai diễn truyền hình. Chúng tôi tưởng chỉ là mục giải trí.”

Nina HB Lê

Chú thích:

  1. Adam Serwer, “The Tyrant Test,” The Atlantic, ngày 16 tháng 6, 2025. https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2025/06/donald-trump-military-force-protesters-los-angeles/676412
  2. Machiavelli (1469–1527) là tác giả cuốn Il Principe (Quân Vương), một trong những tác phẩm kinh điển về kỹ nghệ quyền lực. Nhắc đến ông ở đây là để đối chiếu sự tinh vi chiến lược của lý thuyết cầm quyền với thứ bản năng sân khấu hóa quyền lực của Donald Trump.
  3. Aoife O’Donoghue, “Donald Trump and Tyranny,” London Review of Books, tháng 4, 2025
  4. Simon Tisdall, “Tyrants like Trump always fall – and we can already predict how he will be dethroned,” The Guardian, ngày 27 tháng 4, 2025. https://www.theguardian.com/commentisfree/2025/apr/27/donald-trump-us-constitution-president

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.