Hôm nay,  

Cuộc Truy Sát Tri Thức

20/06/202500:00:00(Xem: 378)

Capture
Sinh viên Harvard biểu tình phản đối các chính sách hạn chế nhập học và quyền tự do học thuật dưới thời chính quyền Trump. (Ảnh VB)

“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”
— Heinrich Heine

Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử, nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật.

Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong nhiệm kỳ mới, đã ra tay một cách táo tợn: chặn đường sinh viên quốc tế nhập học, hủy visa, đòi các trường cung cấp danh sách sinh viên từng tham gia biểu tình, và thậm chí đe dọa rút toàn bộ ngân sách liên bang khỏi các đại học không “tuân phục”. Cái tên đầu tiên bị nhắm đến không xa lạ: Harvard.

Theo sắc lệnh ký ngày 4 tháng 6 năm nay, Tòa Bạch Ốc đã chính thức cấm sinh viên quốc tế mới nhập học tại Harvard trong sáu tháng, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao xem xét thu hồi visa đang có hiệu lực. Hơn 2.000 sinh viên đã bị hủy visa – nhiều người trong số đó bị cáo buộc “kích động phản đối” hoặc đơn giản chỉ vì chia sẻ những nội dung nhạy cảm trên mạng xã hội.

Không dừng lại ở đó, hàng loạt khoản tài trợ liên bang dành cho các đại học hàng đầu như Harvard, Columbia, và Princeton đã bị đóng băng, viện dẫn lý do các trường “không hợp tác” trong việc trấn áp phong trào phản đối chính phủ hoặc không đủ nỗ lực bài trừ chủ nghĩa bài Do Thái. Riêng Harvard bị đình chỉ hơn 2.3 tỉ Mỹ kim, đe dọa nghiêm trọng đến nhiều chương trình nghiên cứu và học bổng.

Người ta chưa đóng cửa đại học, nhưng bắt đầu đóng cửa những cánh cửa của tri thức. Chưa đốt sách – nhưng đốt cả một truyền thống tự do học thuật.

Nhớ lại Việt Nam sau 1975, toàn bộ giới trí thức – từ giáo sư, linh mục, tu sĩ đến văn nghệ sĩ – đều bị bắt đi “học tập cải tạo”. Những ai bị xem là có liên hệ với chế độ cũ, hoặc chỉ đơn thuần mang tư tưởng độc lập, đều rơi vào vòng kiểm soát. Tự do sáng tạo bị bóp nghẹt, học thuật và văn nghệ bị kiểm duyệt gắt gao. Nhiều người chọn im lặng, một số lớn phải vào tù. Đời sống tinh thần của dân tộc bước vào một giai đoạn tê liệt kéo dài.

Tại Trung Hoa, ba thập niên sau Thế chiến, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa (1966–1976), cho đóng cửa toàn bộ đại học, đưa trí thức đi cải tạo, bêu rếu thầy cô giữa sân trường, đốt sách xé vở.

Khi trường học đóng lại, trại giam mở ra.  Khi nghiên cứu bị chặn, bạo lực lên ngôi. Hai chế độ, hai thời điểm, nhưng chung một bản chất: nỗi sợ hãi đối với tri thức tự do.

Chính vì thế, những người đã đi qua thời tăm tối ấy không khỏi mỉa mai khi thấy Hoa Kỳ đang bước vào một “khoảnh khắc Mao” của riêng mình.

Nhưng sau thời Mao, Trung Quốc đã mau chóng nhận ra rằng muốn phục hưng, không thể thiếu học thuật. Năm 2009, chính quyền Bắc Kinh thành lập Cửu Trường Liên Minh (C9 League) – tương đương Ivy League của Hoa Kỳ – với chỉ 3% nhà nghiên cứu mà chiếm đến 20% công trình khoa học quốc gia.**

Trong khi đó, nước Mỹ lại đang quay lưng với giới trí thức của chính mình. Việc ngăn chặn sinh viên ngoại quốc không chỉ gây tổn hại văn hóa – mà còn là đòn giáng nặng nề vào khoa học, kỹ nghệ, và cả danh dự quốc gia.

Jerome Powell – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, người do chính Trump bổ nhiệm, trong bài diễn văn tốt nghiệp tại Đại học Princeton tháng vừa rồi cũng phải nói: “Các đại học Hoa Kỳ là niềm mơ ước của thế giới, và là bảo vật chiến lược cho nền kinh tế.”

Hôm nay, khi Harvard bị tấn công, khi sinh viên biểu tình bị đe dọa, và khi tiếng nói của khoa bảng bị bóp nghẹt – chiếc hộp Pandora của thế kỷ lại được hé mở, để rồi không chỉ tri thức – mà cả tự do, lương tri, và hy vọng - cũng bắt đầu bị gió cuốn bay.

Heinrich Heine, người sống cách chúng ta gần hai trăm năm trước đã không nói chơi:

“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”

Người ta có thể thay lửa bằng luật pháp, thay pháp trường bằng tòa án, thay bạo lực bằng hành chính — nhưng kết cuộc thì vẫn chỉ là sự tàn phá của một xã hội đang sợ hãi tri thức.

Nguyên Hòa
 
* Câu nổi tiếng từ vở kịch Almansor (xuất bản 1823), thường được trích lại là:
“Dort wo man Bücher verbrennt, verbrennt man auch am Ende Menschen.”
(“Where they burn books, they will in the end also burn people.”)
** Nature Index 2019; UNESCO Science Report 2021; Reuters, The Guardian, Associated Presstháng 6, 2025.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.