Hôm nay,  

Chủ Tiệm Nước

29/03/202400:00:00(Xem: 886)
 
chu tiem nuoc
Chủ tiệm nước (thứ hai từ phải qua).
 
Mấy nay giang hồ đồn đại vậy mà trúng y chóc luôn, linh như bà phán. Hồi nào giờ hễ giang hồ khịa chuyện gì là có chuyện đó. Thiệt tình mà nói thì cũng từ nội bộ lộ ra người ta mới biết, hũ mắm có xì khẳm thiên hạ mới nghe mùi. Cuối cùng rồi thì chủ tiệm nước cũng bị đuổi cổ khi mà ghế ngồi chưa nóng đít. Trong cái rủi có cái may, cu Thẹo về vườn trong danh dự tự từ chức, từ chức là cái chuyện tào lao chưa bao giờ có ở xứ quỡn quê mình.
   
Quán cà phê Lộng Gió sáng chủ nhật đông nghẹt khách, kẻ ra người vô nườm nợp, mấy em chân dài ưỡn ẹo lượn tới lượn lui, ti vi trên tường ong ỏng đưa tin: “ Ông chủ tiệm nước tự từ chức xin về quê làm người tử tế...” Cu Đen nói với cu Đỏ:
   
- Vậy là cu Thẹo về vườn, tụi mình giờ có thể gặp nhau cà phê cà pháo và nói chuyện triết học với nó.
   
Cả bàn cà phê cười rần rật, cu Đỏ bĩu môi:
   
- Dẹp đi mầy, đừng có mơ! Chủ tiệm nước dzìa vườn cũng vẫn là người sang cả, đời nào chịu ngồi chung bàn với tụi mình!
   
Cu Thỏ xía vô:
   
- Dù gì thì tụi mình cũng học chung khóa, chung trường, chung thầy, không lẽ cu Thẹo không nhìn nhận?
   
Cu Lửa còn nhớ kỹ hơn nữa:
   
- Hồi nẳm ở ký túc xá Thủ Đức, tụi mình chiều nào cũng ra cầu tõm bỏ bom. Cá dzồ, cá tra bu lại nên tha hồ bắt đem đìa nấu cháo ăn đã đời luôn.
   
Năm đó cu Lửa học cùng lớp triết với cu Thẹo, còn cu Đen học lớp văn, cu Đỏ và cu Thỏ lớp sử… Cả đám ở chung dãy B ký túc xá, ăn chung mâm, tắm chung bồn. Cả bọn chờ nước bơm vào mấy cái bồn xi măng là tranh nhau tắm, giặt, kể cả nấu ăn mà mấy cái bồn ấy rêu đóng xanh lè, nước phèn nhờ nhợ, dù sao có nước cũng là quý lắm rồi. Cu Thẹo hiền lành, mặt mày hổng được sáng và sang cho mấy, mũi lại ngắn mà người ta nói người mũi ngắn thì ít tư tưởng vậy mà cu Thẹo theo học triết mới chết chứ! Có lần cu Đen bị nhóm côn đồ làng Thủ Đức oánh chảy máu miệng, cả bọn rần rần kéo ra ủy ban xã đòi “công lý” cứ như thể sinh viên ngày trước biểu tình vậy.
   
Ký túc xá ngày ấy còn có một khu đặc biệt dành riêng cho sinh viên Cambodia và Laos. Tụi này cũng con ông cháu cha thân với quan chức xứ quỡn nên được gởi sang đây học, dĩ nhiên tụi nó sống sang và sung sướng hơn sinh viên Việt Nam làm cho cả bọn ghen tị nên đâu có ưa, nhiều đứa còn chửi thề: “Đ... má tụi nó, khách mà sang hơn chủ nhà”.
   
Thế rồi bốn năm cũng qua đi, cả đám tản mác bốn phương trời, đứa thì dzìa quê làm ông giáo, có đứa sống đời công chức. Cu Trắng thì tha phương cầu thực làm người tự do và tự lo, hổng nhờ vả chi ai. Riêng nhóm trụ lại Sài Gòn thì khá hơn hết, tụi nó giờ toàn tai to mặt lớn không hà. Cu Thẹo nhờ mả tổ phát cứ tì tì thăng quan tiến chức không ngừng. Trùm cuối bế cu Thẹo đặt lên ghế chủ tiệm nước kể như công danh cái thế nhất thiên hạ. Thiệt tình mà nói thì ai ngồi ghế chủ tiệm nước cũng thế thôi, tiệm nước vẫn xập xệ te tua không sao phát nổi. Tiệm nước sơn màu đỏ lòm, trong quán trang trí toàn dao găm mã tấu, nón cối dép râu đã thế lại treo trên vách đầy những cối xay, câu liêm, búa tạ... Khách đi ngoài cửa dòm thấy đã ngán, chỉ có đám khách quen mới dám bước vô. Cu Thẹo hay các chủ tiệm nước đời cũ cũng chỉ ngồi chơi xơi nước, ký tá nhì nhằng, gắn mề đay cho vui chứ chẳng có quyền hành chi cả, tất cả nằm trong tay trùm cuối. Xưa nay trùm đầu, trùm cuối, trùm cả, trùm bé… đều ẩn sau rèm trùm mền mà sai xử nên tiệm nước khá sao nổi. Trước ngày chủ tiệm nước dzìa vườn, y còn tuyên bố:
   
- Bọn tớ chẳng có mục đích nào khác ngoài việc làm cho giang hồ hạnh phúc, sung sướng mê tơi.
   
Giang hồ mạng, giang hồ đời cười nắc nẻ, có lẽ cu Thẹo cũng nghe thấy nên lên gân hơn nữa:
   
- Mỗ làm chủ tiệm nước thì tiệm nước này kiên quyết đi theo con đường tiến lên thiên đàng, kiên định lập trường công nhân và nông dân giao hòa hợp xướng, kiên trung với lý tưởng của trùm đầu và trùm cuối...”
   
Giang hồ thì có lạ chi những lời ấy, chủ tiệm nước nào cũng nói như vậy cả. Duy có đám bạn học ngày xưa thì hơi ngỡ ngàng: “Sao giờ cu Thẹo giống con két vậy ta?” Tiệm nước cửa đóng then cài, rèm che kín mít nhưng những lời phản biện cũng ít nhiều đến tai cu Thẹo. Cu thẹo chửi:
   

- Bọn thù địch, bọn phản động phá hoại đường hướng kinh doanh của tiệm nước, cần phải xài thanh gươm và lá chắn để giữ cho tiệm nước khỏi sập”.
   
Cu Thẹo còn nói nhiều lắm nhưng chẳng ai thèm nghe vì không cần nghe cũng biết y nói gì kia mà.
   
Bọn cu Đen, cu Đỏ, cu Lửa nhâm nhi cà phê, nghe tin tức và bàn loạn thiên hạ sự. Lúc này con Mén ghé qua, nó nghe chuyện bèn bênh vực cu Thẹo:
   
- Ê, mấy ông đừng có nói xấu cu Thẹo à nha! Dù gì cu Thẹo cũng là chủ tiệm nước, mấy ông hổng bằng người ta rồi sanh ra ghen tị mà khịa hả? Mấy ông có giỏi thì làm cho gia đình danh giá, vợ con hưởng xái như cu Thẹo đi! Cu Thẹo giờ có xuống chó nhưng đừng có quên là đã từng được lên voi. Mấy ông có ngon thì thử lên voi một lần đi!
   
Con Mén học lớp sinh, con Lài học lớp địa, giờ thì Mén làm ở đài truyền hình còn Lài làm an ninh ở Tân Bình. Lài với Mén đi đâu cũng kè kè với nhau. Mén dứt lời thì Lài ngoác họng ra cười:
   
- Trời, bà nói gì lạ vậy? Mấy ổng lên gì nổi nữa mà lên, xìu xìu ển ển lâu nay, mấy ổng mà lên được tao chết liền!
   
Cả đám cười rũ ra như đang phê thuốc, ai cũng công nhận con Lài nói phải, tuy nhiên cu Đạn lẩy:
   
- Sao bà biết tụi tui lên hổng nổi? Tui cũng là cán bộ có cỡ ở xứ này à nha! Bộ bà suy bụng ta ra bụng người hay sao mà biết tụi tui lên hổng nổi?
   
Lại thêm trận cười nữa, cười văng cả nước miếng vào ly cà phê. Con Mén mặt tưng tửng:
   
- Con Thắm vậy mà hên, lấy chồng làm chủ tiệm nước nên đời lên hương sung sướng tới đỉnh luôn. Còn chồng tui với chồng bà Lài có bao giờ lên được cỡ đó. Tui với bà cả đời chẳng biết sung sướng tột đỉnh nhân gian như con Thắm.
   
Cu Lửa nãy giờ cười khan hổng nói gì, nó xưa nay ít nói chỉ nghe và cười. Bạn bè nhiều lúc ghẹo nó: “Mầy lẽ ra tên phải là cu Cò mới phải, chỉ có cò mới ngóng cổ nghe”. Chuyện cu Thẹo vui quá nên cu Lửa xía vô:
   
- Chủ tiệm nước có một, tụi bay đứa nào cũng hóng, còn mấy bà cứ mơ mệt ghê dzậy đó!
   
Con Mén với con Lài đồng chu mỏ:
   
- Ai mà thèm mơ, khịa cho dzui thôi ông ơi! Ông xưa nay ít nói dzậy mà giờ mở miệng ra nói bậy không hà!
   
Cu Lửa lại đổi đề tài:
   
- Hổng biết cu Thẹo lấy bằng tiến sĩ chưa ta? Đàn em cu Thẹo tiến sĩ cả làng, có đứa còn lấy bằng trên tiến sĩ, sau tiến sĩ, hậu tiến sĩ nữa kia mới ghê!
   
Con Lài bĩu môi:
   
- Có gì khó đâu, tui hổng muốn chứ nếu muốn tui cũng lấy bằng tiến sĩ cái rẹt chẳng cần học chi cho mệt xác.
   
Cả đám gật gù cho là phải. Hồi nẳm trường bắt học tiếng Nga, có đứa nào học hành gì đâu, đến khi thi tốt nghiệp thì mua cái bằng B tiếng Anh nộp vô để khỏi thi môn tiếng Nga. Cu Tèo giờ là bí thư thành đoàn thành phố Q, cu Rụ làm ở sở văn hóa tỉnh T… nộp bằng B tiếng Anh và giờ cũng tiến sĩ hết ráo.
   
Con Mén thắc mắc:
   
- Hổng biết hồi đó cu Thẹo thi tiếng Nga hay nộp bằng B tiếng Anh vậy ta?
   
Cu Lửa nhổ cộng lông mũi nói:
   
- Lâu quá rồi, ai mà biết!
   
Nói xong cu Lửa hỏi:
   
- Ờ, mà mấy bà có nghe tin tức gì con Lượm không?
   
Mén nhanh nhảu:
   
- Nhỏ Lượm vậy mà xui, lấy chồng cũng tiếng ông nọ bà kia danh giá lắm, ai ngờ thằng chồng chuyên chơi chịu chạy chợ giựt nợ nói xàm có số luôn. Thằng chả tham thấy mẹ, già hổng bỏ nhỏ hổng tha lại ăn như cá tra, cạp đất qúa trời nên mới xộ khám. Nhỏ Lượm cứ than thân trách phận với tui hoài, tui biểu nó ly dị nhưng không biết nội tình sao mà nó nhất quyết không chịu.
   
Con Lài kể thêm:
   
-Hồi đó nhỏ Lượm thương cu Thẹo nhưng số nó không thành, nếu có duyên thì giờ cũng là bà lớn nhất phẩm thiên hạ rồi, đời mấy ai biết được. Vợ chồng cu Thẹo ngày xưa đi học nghèo mạt rệp, xe đạp sút sênh xẹp lốp hổng có tiền sửa vậy mà giờ lên xe sang có hạng; cũng cùng với đám bạn học xuất thân từ hồ cá tra, nước phèn ký túc xá mà giờ làm chủ tiệm nước. Sự đời vần xoay hổng ai biết, thoắt cái lại dzìa vườn, dù gì đi nữa thì trong đám bạn có đứa làm chủ tiệm nước thì mình cũng bắt quàng làm họ hén! Cu Thẹo hạ cánh an toàn thì lại làm người tử tế không chừng.
 
– Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 0324

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai phụ nữ bị thưa ra Tòa án Paris về tội xúc phạm sĩ diện và đời sống riêng tư vì hai người này quả quyết bà vợ của ông Tổng thống Macron là người chuyển giới và bà vì thế không phải là mẹ của các con của bà. Hai phụ nữ loan tin thất thiệt đó sẽ ra Tòa vào ngày 16 tháng 6 tới đây. Một bà là đồng bóng, bà kia là nhà báo độc lập. Đồng thời, nhiều Twitter và hashtag #JeanMichelTrogneux đồng loạt quả quyết Đệ nhứt phu nhơn thật sự là một phụ nữ chuyển giới, tên khai sanh là Jean-Michel Trogneux.
Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng.
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo phải để vào tai dốt đặc. Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không, có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.
Tình cờ trong một gian hàng của nghệ nhân làm Bonsai, cây kiểng, tôi thấy trưng bày một chậu kiểng nhỏ, có nhiều nhánh cong queo, lá hình bầu dục, phía dưới có nhiều lông trắng óng ánh như nhung, trĩu nặng từng chùm quả nhỏ tròn trông giống như trái mồng tơi nhưng nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím đen... trông rất quen, nhưng không thể gọi ngay ra tên của loài cây này được...
Tôi quen biết một cô Tây, gọi là một cô đầm thì đúng hơn, tên gọi đầy đủ là Florence Cavalier, vợ của ông tây Jean Paul Cavalier. Florence còn trẻ, lối 30 tuổi. Ngày từ khi còn nhỏ, 9 tuổi, Florence đã là một hướng đạo sinh, scout, lớn lên em học và hành nghề y tá. Cái gốc scout và nghề nghiệp y tá bổ túc lẫn cho nhau, thêm Flor có ngoại hình xinh xắn tươi vui, thành ra trông lúc nào cô ấy cũng tràn đầy nghị lực, sức sống và yêu đời...
Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân...
Cuối tháng ba, đầu tháng tư và kéo dài đến tháng sáu, tháng bảy, du khách đến với Đà Lạt, từ những con đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, đến Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, hay Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm... sẽ thấy lòng mình chùng xuống, trước sắc tím lãng mạn, êm đềm và thơ mộng của những cây “ phượng vĩ tím” hay gọi tắt là “phượng tím”. Những cây phượng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Đà Lạt từ những năm 1962 của thế kỷ trước.
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.