Hôm nay,  

Ngấn lệ mừng vui

11/04/202416:27:00(Xem: 1106)
mother-n-son

Tôi quen biết một cô Tây, gọi là một cô đầm thì đúng hơn, tên gọi đầy đủ là Florence Cavalier, vợ của ông tây Jean Paul Cavalier. Florence còn trẻ, lối 30 tuổi. Ngày từ khi còn nhỏ, 9 tuổi, Florence đã là một hướng đạo sinh, scout, lớn lên em học và hành nghề y tá. Cái gốc scout và nghề nghiệp y tá bổ túc lẫn cho nhau, thêm Flor có ngoại hình xinh xắn tươi vui, thành ra trông lúc nào cô ấy cũng tràn đầy nghị lực, sức sống và yêu đời.
    Flor kết hôn với Jean Paul trong mười năm, từ khi 23 tuổi cho tới năm 33 tuổi, cô vẫn không có con cái, dù cả hai đều có sức khỏe bình thường, khả quan. Jean Paul là một dược sĩ, làm việc trong một công ty bào chế thuốc tây. Y cũng xuất thân từ nhóm scout từ nhỏ cùng với Flor.
    Sau nhiều tháng ngày tìm tòi, thử thách rồi suy nghĩ, cả hai vợ chồng nhà Cavalier rủ nhau đi Việt Nam xin con nuôi. Tại sao không? Cả hai thỏa thuận, đồng ý và cười nói với nhau rất tâm đắc. Rồi một ngày nghỉ vacances dài năm ấy, Florence đi Việt Nam hai tuần lễ, cùng chồng đi tìm hiểu, quan sát các viện mồ côi, xem xét tập quán và thủ tục coi nơi nào tiện lợi và có thể xin được con. Florence cảm nhận là mỗi lần đi xa tham quan, thăm hỏi như vậy có vất vả, có nhiêu khê thiệt mà cứ coi như là mình phải đi chữa trị hiếm muộn và học mang thai. Cô nghĩ mình nên đi thật xa và mong có một dịp nào đó, hội đủ nhân duyên, sẽ trở về Paris, trên tay cô ẵm theo một bé sơ sinh về theo, như là cô đã sanh con ở một bảo sanh viện trời cho và bồng con về nhà mình.
    Đi và về nhiều lần, nhưng Florence không nản lòng, cứ nghĩ đến một ngày đẹp trời sẽ bồng con về nhà là hai vợ chồng trẻ lại hăng hái, đeo ba lô lên vai, năng nổ đi Việt Nam. Có những lần ở Việt Nam mới được có hai tuần lễ, Florence đã phải trở về Pháp vì những công việc bận rộn ở nhà thương. Jean Paul ở lại Sài Gòn một mình, tiến hành thủ tục nhận con nuôi ở một cô nhi viện. Jean Paul không quá tỉ mỉ như cô vợ, anh nói là khi anh chìa tay ra bồng, mà bé nào đồng ý cho anh ẵm thì đó là con anh. Jean Paul kể lại là cũng rất khó khăn vì các bà mẹ bề trên đòi hỏi có đủ các thứ giấy tờ chứng tỏ họ có thể nuôi nấng các trẻ chu đáo, kể cả giấy chủ quyền bất động sản và tài khoản ngân hàng riêng tư.
    Có lần, đi lung tung sao đó trên con đường nhỏ yên tịnh râm mát Tú Xương, vậy mà vừa đi qua nhà nguyện lối 500 thước, anh bị một tốp bốn cô gái lạ đón đường hỏi chuyện, ngôn ngữ bất đồng, xích mích, dằng co sao đó, anh bị chúng đánh, đấm, đá túi bụi  lột áo quần ngoài… Chạy, anh chạy thục mạng, chạy thoát với chỉ một bộ áo quần lót trên mình, đêm núp trong một bụi cây rậm, đợi sáng hôm sau mới chui ra để trở về nhà nguyện xin giúp đỡ.
    Sau tai nạn bất ngờ, Jean Paul được nhà nguyện đưa tới tòa đại sứ. Sau lần đó, một tháng sau, anh trở về Paris với thành công tốt đẹp là xin được hai bé gái bốn tháng tuổi song sanh mang về cho vợ. Florence mừng khôn xiết. Nuôi hai bé song sanh còn nhỏ, hai vợ chồng trẻ chưa quen cũng khá vất vả lúng túng đêm ngày, tới khi con bập bẹ, học nói, Jean Paul, dậy chúng, Marie và Lucie, gọi Flor là maman Florence, rồi mẹ nuôi chúng cũng rất cảm động dậy hai con nhỏ kêu bố là papa Jean Paul.
    Những tưởng có hai đứa con là đủ rồi, nhưng không, khi các con gái đã bắt đầu vào trường mẫu giáo, Flor lại lần mò kiếm cớ đi Việt Nam, cô nàng giảng giải cho các con là: maman phải đi xa, đi về quê hương thật xa để có thể sanh được em bé, em bé trai, gia đình mình sẽ một nhà đông vui, một famille nombreuse!
    Với tài tháo vát của một y tá, một hướng đạo sinh, một người mẹ đầy thiện tâm, cô ấy xin được hai đứa con trai sau đó. Cô ấy kể là đã bán đi tất cả nữ trang quý mà mẹ cha đã cho, cộng thêm tiền tích góp  của vợ chồng nhiều năm qua. Cô ấy mang theo một số tiền khá, bảo là bọc theo khi cần giải quyết mọi công việc cho mau chóng. Khi Flor trở về Pháp với hai con trai, một ba tuổi, một bốn tuổi. Cô ấy bị má chồng rầy la vì lúc này con trai bà cũng quá vất vả bận rộn với lũ nhỏ. Bà mẹ trách móc: « Sao con muốn mang cả cái viện mồ côi về đây hả? Cả nhà này xúm lại mà lo cho lũ trẻ cũng không nổi đâu. Rồi mọi người sẽ đau ốm vì cái việc đi xin con nuôi của con thôi! »
    Cả người mẹ ruột cũng rầy rà, xin một đứa là đủ, con xin nhiều quá rồi!
    Nhưng Flor không có thì giờ đâu mà lưu tâm với những lời khiển trách. Cô tối mặt, quay vòng vòng săn sóc các con. Cơm, soupe, tắm giặt suốt cả ngày, suốt cả tuần lễ. Nhứt  là hai đứa con trai mới về, chúng khóc quá và không chịu ăn đồ ăn tây. Chúng không ăn soupe khoai tây carotte, Jean Paul phải học nấu cơm bằng nồi cơm điện và xắt nhỏ từng con tôm rim, trộn vô cơm rưới maggy lên, nhưng chúng chỉ ăn khi nào thiệt đói, còn là cứ khóc và la lối, đòi về nhà. Flor có lúc đã ôm hai đứa mà khóc theo chúng, cho tới lúc cả ba mẹ con đều mệt lử và ngủ êm trên nệm vây tròn. Jean Paul thương vợ, luôn gọi vợ là thủ tướng, ma 1ère ministre! Florence yêu cầu điều gì, anh cũng làm theo, rồi có một lúc, anh bảo với các con: « Đây là nhà chúng ta, nhà chúng ta mà maman Florence đã làm ra ! » Nhưng hình như anh nói vậy chỉ để cho anh nghe, bầy trẻ vẫn còn khóc rỉ rả.
    Cả hai quá vất vả với bốn đứa con đến gần nhau và tuổi cũng san sát gần bằng nhau. Có lần người mẹ trẻ Flor đang làm bếp thì nghe ồn ào ở phòng khách, nàng chạy ra tiếp cứu, hỡi ôi, hai đứa con gái đang đuổi đánh hai thằng con trai. Lại phải nhiều màn can gián và giải thích ỉ ôi. Phong ba, bão táp, giông tố, sừng sộ, rồi cũng êm lần, giảm nhẹ với thời gian. Nhưng sức người có hạn, có những tháng ngày Flor bị cảm, ho mệt lừ đừ, đi lảo đảo, đứng ngồi loạng choạng, mẹ ruột cô càu nhàu: « Khi con làm gì con phải lượng sức mình, khi mình làm không nổi thì chừa lại phần nào cho người khác làm, có thể người ta làm vừa sức, kết quả tốt hơn con. » Flor lặng lẽ uống nước, cúi đầu, không phản kháng. Sau đó, Flor được má cô mướn cho một người giúp việc, nhưng một tháng sau cô ấy xin cho chị người làm đi giữ caisse ở một siêu thị gần nhà. Florence tự xin nghỉ làm việc không lương 2 năm để nuôi con. Lâu lâu, Flor điện thoại nhờ cô caissière đã quen mua giùm cho một xe đồ ăn, đồ gia dụng cần thiết để khỏi đi chợ.
    Cũng với 4 đứa con, Flor xin được trợ cấp gia đình đông con, còn một lương chồng, nàng sống tiện tặn, không xa hoa, cũng đủ cho sáu người tạm ổn. Dù có khéo thu vén tới đâu, dù cố gắng đến mấy đi nữa, thì qua một mùa đông quá lạnh lẽo, Florence cũng ngã bệnh nặng, nằm vùi cả ngày. Khi có thể vực dậy, cô nàng tự chữa bệnh lấy, bảo là mình chỉ bị suy nhược và trúng cảm lạnh, không đáng quan tâm.
    Cô ấy vẫn trở dậy buổi sáng, đi lại, làm việc trong nhà như nấu ăn, xếp dọn quần áo, lo bữa ăn sáng và chuẩn bị các giỏ sách, giầy dép, nón, áo để chồng đưa các con đi học. Xong lại chóng mặt và đi nằm nghỉ. Flor ăn không mấy ngon và có vẻ mòn mỏi trong suốt thời gian dài cả năm trời như một người bệnh tương tư vô duyên cớ.
    Rồi tới một ngày, thượng đế trả công, một mùa Noël rộn rã đến. Lúc này cô đã gần 40 tuổi. Một ngày, vừa thấy ngon miệng, đi nấu bát soupe asperge, ăn ngon lành, nhưng ăn xong, đi rửa chén bát, Florence thấy lợn cợn trong cổ rồi nôn ói ra hết đồ ăn. Tự nhiên, Flor có linh cảm là mình có sự thay đổi trong cơ thể, hình như là nàng nghĩ mình sẽ có bébé, trời cho, cấn thai.
    Những ngày tiếp theo, Flor lấy hẹn đi khám bác sĩ sản khoa, người mà đã mười mấy năm qua không một lần nghĩ tới! Vị bác sĩ cũng nghĩ là cơ thể của Florence có một sự thay đổi và giới thiệu cô vào bệnh viện chuyên môn. Nơi đây, người chuyên ngành làm xét nghiệm nhiều lần và xác định là cô có thai. Họ giải thích là khi còn trẻ, có thể cô không có đủ kích thích tố, hormone cần thiết, để có thai nhi, vì một lý do nào đó, hoặc do di truyền gia đình, hoặc do đồ ăn uống cách sống cơ thể mà tự nhiên không có con. Đến nay tuổi khá lớn, đầy đủ hormone, nhờ tự nhiên của cơ thể, nhờ sự tiếp cận huyền diệu do chăm sóc con trẻ mà có, nhờ những xúc cảm chân thành trong tâm sinh lý « mẹ-con » được tự tạo, tất cả hồi sinh. Florence đã mang thai đứa con đầu lòng của chính cô và chồng. Khi nghe bệnh viện sản khoa tuyên bố điều kỳ diệu đó, Florence đã bật khóc và nói  lên lời: « Không, không phải đây là lần đầu tiên, mà đây là đứa con thứ năm của tôi! »
    Florence và chồng báo tin cho mẹ cha cả hai bên nội ngoại rồi thì chỉ chưa tới một năm sau, cô ấy đã sanh ra một bé gái kháu khỉnh đặt tên là Anne, bên cạnh một cái tên Việt Nam như các anh chị nó, là An Cavalier.
    Florence đeo bé An hơi cao trong một cái đẫy phía trước ngực, vòng hai tay ôm luôn bốn đứa con lớn vào lòng, đứng bên chồng. Họ cùng sung sướng hạnh phúc bên nhau, cùng dắt díu nhau mang bảng đá « xin tạ ơn » vào nhà thờ mà mère Miraculeuse ở rue Boileau, Paris 6ème mấy đứa trẻ đã lớn lên thấy rõ, chúng vui sướng chạy qua chạy lại trong khuôn viên nhà nguyện. Đó đây hoa lilas nhiều màu, hoa hồng, hoa huệ theo gió đưa hương, mùi thơm thoang thoảng như bay xa.
    Trên bệ đá uy nghi, nến vẫn cháy và vẫn chẩy, từng ngọn nến xếp hàng, từng hàng vẫn sáng rỡ long lanh! Trên kia, cao hơn, tượng đức mẹ chan hòa ân sủng, dường như còn đọng hơi sương long lanh ngấn lệ, ngấn lệ mừng vui và ánh sáng của cứu rỗi, của đức tin.
 

– Chúc Thanh

Paris, mùa phục sinh 2024

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai phụ nữ bị thưa ra Tòa án Paris về tội xúc phạm sĩ diện và đời sống riêng tư vì hai người này quả quyết bà vợ của ông Tổng thống Macron là người chuyển giới và bà vì thế không phải là mẹ của các con của bà. Hai phụ nữ loan tin thất thiệt đó sẽ ra Tòa vào ngày 16 tháng 6 tới đây. Một bà là đồng bóng, bà kia là nhà báo độc lập. Đồng thời, nhiều Twitter và hashtag #JeanMichelTrogneux đồng loạt quả quyết Đệ nhứt phu nhơn thật sự là một phụ nữ chuyển giới, tên khai sanh là Jean-Michel Trogneux.
Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng.
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo phải để vào tai dốt đặc. Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không, có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.
Tình cờ trong một gian hàng của nghệ nhân làm Bonsai, cây kiểng, tôi thấy trưng bày một chậu kiểng nhỏ, có nhiều nhánh cong queo, lá hình bầu dục, phía dưới có nhiều lông trắng óng ánh như nhung, trĩu nặng từng chùm quả nhỏ tròn trông giống như trái mồng tơi nhưng nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím đen... trông rất quen, nhưng không thể gọi ngay ra tên của loài cây này được...
Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân...
Cuối tháng ba, đầu tháng tư và kéo dài đến tháng sáu, tháng bảy, du khách đến với Đà Lạt, từ những con đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, đến Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, hay Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm... sẽ thấy lòng mình chùng xuống, trước sắc tím lãng mạn, êm đềm và thơ mộng của những cây “ phượng vĩ tím” hay gọi tắt là “phượng tím”. Những cây phượng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Đà Lạt từ những năm 1962 của thế kỷ trước.
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.
Chùa Linh Sơn ở Joinville Le Pont của chúng tôi, bên dưới chánh điện là một phòng sinh hoạt Phật sự khá khang trang và rộng rãi dành cho các em oanh vũ gia đình Phật tử Quảng Đức. Các em tới học Phật pháp, tập hát, học giáo lý và cùng làm văn nghệ. Trên tường chính diện có treo một tấm tranh lớn như bằng hai cái chiếu, chiếm gần hết một phần tường. Trong tranh là cảnh biển trời bao la xanh xanh vây quanh, tọa lạc ở gần giữa là hình tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giầy trên tích trượng vắt vẻo trên vai. Ngài đang thong dong du hành vô ngại đầy an bình.