Hôm nay,  

Sài Gòn: Gạo Việt Nhưng Để Tên Ngoại Cho Dễ Bán

28/07/201300:00:00(Xem: 9600)
SAIGON -- Bấy lâu nay, ở hầu hết các đại lý, cửa hàng và điểm bán gạo lẻ vùng Sài Gòn, các loại gạo mang tên ngoại như thơm Thái, thơm Mỹ, gạo Đài Loan, gạo Nhật… thường được trưng bày ở hàng đầu tiên, vị trí bắt mắt, dễ nhìn.

Theo vnexpress.net. , nhiều chủ cửa hàng phân phối gạo cho rằng, những sản phẩm gạo gắn mác ngoại thật ra là do các nơi này tự đặt tên hoặc có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu. Như anh Tú, chủ một cửa hàng gạo cho biết, tất cả các loại gạo bày bán ở cửa hàng đều được anh nhập từ một công ty xay xát gạo ở Tiền Giang, được nông dân đồng bằng sông Cửu Long sản xuất ra.

“Mấy thương lái thu mua lúa về bán cho doanh nghiệp xay xát, rồi doanh nghiệp xay xát bán lại cho cửa hàng phân phối đến chúng tôi chứ có nhập khẩu gì đâu”, anh Tú giải thích. Hiện tại, các sản phẩm gạo mác ngoại có giá từ 13,500 – 15,000 đồng một kg. Trong khi đó, các loại gạo thơm VN như nàng thơm, chợ đào, tám thơm, tài nguyên… có giá cao hơn nhiều, từ 18,000 – 20,000 đồng tùy loại.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai_resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Về phía người tiêu dùng thì đa số đã quá quen thuộc với các loại gạo tên ngoại. Tại một đại lý phân phối gạo trên đường CMT8 (quận 10, Sài Gòn), chị Nhung mua 10kg gạo thơm Thái với giá 15,000 đồng một kg. và được khuyến mãi thêm 0.5 kg đường trắng, một bịch hạt nêm và vài thứ vật phẩm khác. Chị Nhung cho biết, gia đình đã quen ăn gạo Thái này từ nhiều năm nay, trước đó, khi kinh tế chưa khá giả, cả nhà sử dụng các loại gạo thường, giá khoảng 10,000 – 11,000 đồng.

Vnexpress.net dẫn lời kỹ sư Võ Hùng Anh – Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết, sở dĩ các sản phẩm gạo trên thị trường có tên gắn với nước ngoài vì có nguồn gốc từ các giống lúa nhập khẩu như Jasmine, VD20…Tuy nhiên, qua nhiều mùa vụ sản xuất trong nước, nhiều đặc tính ban đầu của các giống lúa này cũng đã phần nào bị thoái hóa, ra gạo không còn thơm, dẻo, cơm không mềm như các cửa hàng phân phối gạo giới thiệu.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7 triệu tấn mỗi năm, thế nhưng, vẫn chưa có một thương hiệu gạo VN nào được biết đến rộng rãi, thậm chí ngay tại thị trường trong nước. PGS TS Mai Thành Phụng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại TP HCM, cho biết, không chỉ mặt hàng gạo ngoài thị trường tự do, ngay cả nông sản bán tại các siêu thị hiện nay cũng chưa được gắn tem, nhãn, bao bì chính thống.
vb_gao_viet_de_ten_gao_ngoai__2__resized
Các đại lý gạo luôn trưng bày gạo mang tên “thơm Thái”, “thơm Nhật”… ở hàng cao nhất, dễ nhìn nhất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thọ Trí - phó TGĐ Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho rằng, bên cạnh việc không có bộ giống đảm bảo chất lượng tốt, các giống lúa của VN hiện nay thoái hóa rất nhanh, không tồn tại lâu dài. Do đó, không thể xây dựng được thương hiệu đủ mạnh.

“Nhiều trường hợp gạo VN đưa tới bạn bè quốc tế sử dụng, họ khen cơm ngon, muốn quay lại nhập khẩu thì giống lúa đó đã không còn. Ví như bộ giống lúa thơm ST, chỉ mới vài năm nhưng hiện đã có tới dòng ST 20. Hay như trước đây, ta có giống IR 84 với hạt gạo dài, thơm, cơm rất ngon, xuất khẩu tốt thì hiện cũng không còn”, ông Trí cho biết.

Ngoài ra, những tên gọi quen thuộc như nàng thơm chợ đào, tài nguyên, nàng hương… thì lại có số lượng hạn chế. Hơn nữa, khi ra thị trường, nhiều loại gạo đặc sản bị trộn lẫn gạo thường với tỷ lệ lớn khiến chất lượng không còn nguyên vẹn. Do đó, các thương hiệu này vẫn không được nhiều người tiêu dùng chọn mua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
hiện tại dân số Trung Cộng đã lên tới 1/5 tổng số nhân loại rồi, gieo trồng 1,418,804,794 trái quýt chua (lè) như vậy bộ chưa đủ sao mà còn muốn ấn thêm vô làm chi nữa, cha nội? Bộ không thấy hằng triệu người dân Hồng Kông đang xuống đường biểu tình phản đối và cả loài người đang nhăn mặt hay sao?
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí BK, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà qúi vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành ... cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu...
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về việc phòng chống nạn mua bán người vào ngày 23-8-2018, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, cơ quan chức năng đã khởi tố trên 1,000 vụ bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, với hơn 2,000 bị cáo và trên 3,100 nạn nhân, đa số bị bán qua Trung Quốc và Campuchia.
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.