Hôm nay,  

Một Cổ Thụ Làng Báo VN Vừa Tróc Gốc

15/04/201700:00:00(Xem: 5566)

Bảo Hoàng
(cựu Phóng viên VTX)

Trong thời đại của nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, một ngừơì có công canh tân làng báo chí VN, trang bị kiến thức cũng như tinh thần l̀àm báo mới cho ngừơì phóng viên/ký gỉa nhằm đáp ứng vơí tình trạng đất nước thờì bấy giờ, không ai khác hơn l̀à Giáo sư Nguyển ngọc Linh (NNL), ngừơì vừa nhắm mắt, từ bỏ thế gian ở Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 88 tuổi.

Không phải l̀à lờì nói qúa đáng khi xưng tụng GS Linh l̀à cây cổ thụ trong làng báo VN thờì bấy giờ, trước năm 1975. Trong lúc tình hình chiến sự VN như dầu sôi lửa bỏng ông đã bỏ công sức vận động để mở ra những lớp dạy về nghề l̀àm báo và du nhập cả ngành báo chí tân tiến của Tây phương vào trong một Phân khoa của các trường Đại học tư ở VN.

Vì vậy, ngay khi trở thành Tổng Giám Đốc cơ quan thông tấn nhà nước, Việt Nam Thông tấn xã (VTX), ông đã quyết định cần đổi mới tình trạng phóng viên của cơ quan lúc bấy giờ vì qúa xô bồ hỗn độn và hầu như rất it nhân sự có được một kiến thức căn bản cũng như trình độ học vấn cần thiết cho nghề víêt báo, làm tin, viết phóng sự, v.v...

Nhưng không chỉ riêng trong nội bộ VNTTX mới như thế mà tình trạng này cũng đang diễn ra trong giới làm báo ở miền Nam thời bấy giờ.

Cũng không phải l̀à một lờì nói qúa đáng nếu như ai còn nhớ lại thờì đó số ký gỉa, phóng viên nhà báo có ăn học đàng hoàng, có kiến thức rộng rãi hầu như đếm không qúa hai bàn tay. Đó l̀à chưa kể đến tư cách của họ, có thể nói rất luộm thuộm, trước khi có sự cải cách nhân sự của GS NNL.

Tệ đến nỗi, trong dân gian đã có câu vè “làm báo nói láo ăn tiền.”

GS NNL đ̃ã hạ quyết tâm mở một lớp đào tạo phóng viên mớí đầu tiên với những ngừơì phải có it nhất căn bản học vấn, tốt nghiệp trung học l̀à Tú Tài toàn phần.

Sau khi thành công vớí lớp phóng viên mớí này, GS Linh đ̃ã du nhập ngành báo chí vào một số phân khoa Đại học cũng như các trường Đại học do ông và Phu nhân đứng ra điều hành.

Vơí cơ quan VTX, tôi có cơ may được pḥuc vụ lần lượt dứơí thờì ba vị TGĐ "kh̉ả kính": Khởỉ thủy l̀à GS Nguyển ngọc Linh, Ông Bưủ Nghi, và Đaị t́á Trần văn Lâm.

Hai vị đầu giờ đây đ̃ã ra ngươì̉ thiên cổ, chỉ còn Đ̣ai tá TVLâm và phu nhân, thì đang sống cuộc đơì hưởng thụ... giang hồ. Giang hồ ở đây theo đúng nghĩa đen, nghĩa l̀à trên sông nước biển hồ, không phải l̀à giơí giang hồ lương sơn bạc....Đó l̀à cuộc sống m̀à hai ông b̀à ưa thích lựa chọn, sống "lang thang" trên các chuyến du thuyền gọi l̀à Cruise hằng năm trời, đi từ bến cảng này qua bến cảng khác, lưu lạc khắp th́ê gíơí...

GS Nguyển ngọc Linh cũng có những lựa chọn riêng cho cuộ́c sống dưỡng gìa của mình. Và cũng khó mà đoán có khi nào ông cô đơn không? Cách đây ba năm trong một dịp hội ngộ báo chí tại Santa Ana, CA., thấy ông vẫn còn phong độ lắm. Ông có một gương mặt m̀à tôi nghĩ rất dễ để cho bất cứ họa sĩ nào cũng có thể vẻ ra chỉ cần một vài nét chấm ph́á.

Đối với anh em phóng viên báo chí VTX và Đài Phát thanh Sài Gòn xa xưa, đa số l̀à đàn em, đệ tử, hiện nay lưu lạc khắp năm châu, GS NNLinh lúc nào cũng đối xử rất thẳng thắn nhưng cũng rất thân tình, nên dễ được sự cảm mến của mọi ngươì.

Khi ông rơì khỏi VTX, đa số nhân viên, nhất l̀à đám đàn em do ông dày công luyện tập thành Nhà báo đàng hoàng, đều vô cùng luyến tiếc, coi như một mất mát lớn.

Một kỷ niệm mà bản thân tôi nghĩ có thể gọi là đụng chạm duy nhất liên hệ đến nghề nghiệp trong thờì gian dầu sôi lửa bỏng của đất nước. Một hôm, như thường lệ, anh em đang tụ họp quán Bà Tý trong khuôn viên VTX, nơi mà Phạm Trần đến bây giờ thường hay nhắc nhở, vừa ăn sáng vừa nhao nhao bàn chuyện đưa tin lấy tin, v.v... thì tôi được tin nhắn lên gặp ông TGĐ gấp:Tự hỏi có lẻ lại đi công tác gì đặc bịệt hay đi đón phái đoàn ngoại quốc nào đây, vì trong cơ quan chỉ có mình tôi biệt phái khai thác các lọai tin tưć liên hệ đến ngọai giao đoàn, các hội nghị quốc tế được tổ chức tại sảnh đường khách sạn Majestic Saigon, cũng như lãnh vực hoạt động của các cơ quan Đồng minh kế cả vịêc tháp tùng các cuộc hành quân....

Tuy nhiên nghĩ vậy m̀à không phải ṿây...Vừa thấy mặt ông Linh đ̃ã "phán".."Cậu làm ăn kiểu gì mà bên Phủ ông Kỳ nói cậu viết sai lờì của Kissinger? Thì ra qua bản tin bulletin buổi sáng của VTX, Phủ chủ tịch UBHP/TƯ (Ủy ban Hành pháp Trung ương) rà duyệt thấy có bài tôi víêt về cuộc họp báo vừa qua của Kissinger nhân chuyến viếng thăm VN, và " họ" thấy điều "sai" cho rằng Kissinger không có nói mà tôi "quote" sai.

Như mọi ngươì thờì đó đều bíêt, nhân viên VTX cứ l̀àm chút lỗi gì là cái cần câu bên quân đội luôn luôn sẳn sàng để" câu" về bên đó...Là một con ngừơì bình thường, nghe cụ Tổng phán như thế mà lại liên lệ đến một cái Phủ, dù không phải l̀à Phủ Đầu rồng (Dinh Độc Lập), nhưng cũng là một lọai “ông Kẹ̣”, nên tôi cũng có chút tái mặt, lắp ba lắp bắp, không bíêt phải trả lờì ra sao.. chữ nghĩa đ̃̃ã sờ sờ ra đó trong bản bulletin, không khéo ḷai bị chém treo ngành l̀à ccai chắc.

Nhưng may thay, tôi sực nhớ là mình có.. ghi âm:vì thờì gian đó vừa làm cho VTX vừa được sự làm ngơ của ông TGĐ, nên tôi có làm thêm cho đài VOA như l thông tín viên địa phương để kiếm chút cháo..."bào ngư".. Mỗi đêm đều có đọc bản tường trình từ VN về Hoa thịnh đốn trên đài trong giờ phát thanh của VOA vể̀ VN.

Thờì gian đó nhờ cơ quan Juspao, Đài Phát thanh Saigon cũng được trang bị cho mỗi phóng viên l cái máy thu thanh hiệu UHER của Đức, nặng tổ chảng cũng đến năm sáu ký lô, nhưng vô cùng trung thực, nên tôi đi công tác nơi đâu cũng phải đeo theo cái máy này.Về sở mở ra nghe lại rồi viết bài.... Do đó tôi đã đem cuộ̣n băng thu được lờì Kissinger" chạy "lại cho ông Linh nghe...thấy ông vừa nghe vừa gật gù tôi biết mình đ̃ã thoát được búa tạ từ Phủ Nguyễn Cao Kỳ, và thế là êm chuyện.

Ông Linh nói: "Thôi được rồi cậu để đó tôi thu xệ́p".

Hú hồn hú vía....cho kiếp sống của ngừơì trai thờì loạn trên đe dưới búa lúc bấy giờ !

Ngày nay sự ra đi của Cựu TGĐ/VTX Nguyển ngọc Linh mà chúng tôi xưng tụng như bậc Thầy, một cây đại thụ của ngành báo chí dứơí thờì Đệ nhị VNCH, đã để lại trong lòng những học trò của ông nỗi thương tiếc mênh mông.

Nhưng thờì gian chẳng chờ đơị ai... Ai rồi cũng sẽ phải tớí phiên cho dù có trẻ cách mấy hay mặc dầu, mới sinh ra một ngày cũng đã bắt đầu phải count down.

Cựu TGĐ Nguyên ngọc Linh cũng đã có một cuộc sống đáng sống và là ngươì tài giỏi về mọi mặt kể cả trong lĩnh vực Quân sự. Ông từng l̀à Thủ khoa khóa 12 Trường đào tạo Sỹ quan Thù̉ Đức, và ông cũng đ̃ã từng l̀à sĩ quan giương cao cây cung, đaị dịên hàng ngàn tân sĩ quan bắn đi bốn phương trờì.

Chúng ta hãy cùng nhau nguyện chúc hương hồn Cụ Nguyễn ngọc Linh được bay về tám hướng, tiêu diêu miền cực lạc./-

Bảo Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.