Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Buổi Chiều

11/05/201300:00:00(Xem: 7138)
- Chiều ơi! Tôi đã gặp chiều ở mọi nơi suốt quãng đường đời đi qua chẳng hạn trong văn chương “Thế rồi một buổi chiều”, “Những buổi chiều vàng”... hay âm nhạc là những bản tình ca nặng chĩu cô liêu như “Nương chiều”, “Nắng chiều”...

Mỗi ngày trong vạn ngày ấy, tôi đều nhìn em ra đi vội vã, chỉ thấy sôn sao khi hoàng hôn tắt nắng mà chẳng thật tâm chia sẻ nỗi lòng cùng em vì đời tôi còn nồng nàn dự tính, chồng chất những đam mê nhưng bây giờ thế thời đã đổi khác! Cuộc sống sắp ngả về chiều... lạnh và lẻ loi như thân phận em hàng ngày mỗi khi nắng quái nhạt dần! Tôi biết đời người là vòng tử sinh giới hạn, cuộc vui nào rồi cũng tàn, có khởi đầu thì sẽ có hồi chung cuộc... và chính hôm nay đây, năm tháng quạnh hiu ấy đang nhập dần vào đời sống của tôi!

Tôi muốn quen em... chúng mình thành đôi bạn cho đỡ cô đơn trên đường chiều từ nay chung lối về. Nếu có em là bạn đồng hành thì tưởng tượng vào lúc chiều rơi đôi khi cuộc sống lại khởi sắc nhộn nhịp như hội hoa đăng? Nhất là những buổi tối chẳng may trời chiều đổ mưa... sẽ ấm lòng khi bên nhau cùng nhỏ to an ủi!

Em sống từng đoạn đời ngắn, sau giấc ngủ qua đêm, ngày tái sinh vào lúc bình minh rồi hoàng hôn lại đến, em tỉnh giấc nên tôi mạnh dạn coi em như cô bạn bé nhỏ dù biết tuổi đời của em vượt cả không gian lẫn thời gian trở thành bất biến, trẻ mãi không già... Chiều nay, nắng vàng đang nhạt dần, tôi đăm chiêu nhìn em tan trên sóng nước mặt hồ và xa xa lặng chìm giữa đồi thông xanh thẫm một mầu đen. Chiều ơi! Có thấy tôi cạn lòng san sẻ nỗi niềm cùng em? Khi chiều tắt nắng là lúc chiều tàn, sức sống yếu mềm với hơi sương và gió lạnh... Vương vấn chi chiều nay mà sao chiều vẫn ngập ngừng chưa tan?

- Anh yêu! Cho phép “chiều” gọi anh bằng tiếng thân tình ấy ngay từ buổi ban đầu. Chúng mình chẳng có gì úp mở khi sống giữa bóng đêm lúc chiều về. Tất cả mọi vật kể cả tâm và thân, nếu khi xưa cảm nhận sự hữu hình thì nay cũng thành vô hình và sửa soạn đi vào cõi hư không.

Anh đã sống, đã yêu một thời trọn vẹn thì còn gì để lưu luyến thở than? Như em đây, chẳng phải chiều nào tiễn em đi nắng cũng vàng rực rỡ! Cũng có chiều âm u mây xám một mầu tro, em phải lạnh lùng từ giã ngày trong hiu quạnh... Anh hỏi em vướng bận gì chiều nay mà không nỡ tiễn ngày đi? Bởi vì chưa quen nên vô tình anh chẳng thấy hoàng hôn mặc áo vàng cam đang say sưa nhẩy múa cùng em đấy thôi!

Nhan sắc em thường làm buồn lòng người vì vẻ ngoài thờ thẫn, trang điểm bằng mầu nhạt của nắng vàng nhưng ngược lại, sức sống nội tâm mạnh mẽ... Vào lúc đêm về, bao phủ tất cả một mầu đen, em mở to mắt đối diện với chính em và sự thật... dù phũ phàng đến đâu cũng vẫn là sự thật. Giản dị thôi vì đó là cứu cánh như bản chúc thư của người ra đi.


Nắng đã tắt! Chiều qua đi... “Sự thật” trần truồng ôm em lõa thể nằm ngủ không cần che đậy vì tối trời, mọi hoạt động đã hết, chẳng ai dị ứng dòm ngó vào cõi hư không... Anh cũng thế! Về già, con người tránh đi ngang về tắt, luôn luôn tìm lối đi thẳng và phô bầy sự thật sống sượng như chưa bao giờ biết điêu ngoa. Cuộc đời khi đó là bãi chiến trường vừa tắt tiếng súng, lương tâm bừng dậy chiếm hữu lòng kẻ chiến bại.

- Em yêu! Tâm sự mà “chiều” vừa diễn tả thật tuyệt vời... Hóa ra ánh sáng chói chan của “ngày” tựa như đời người lúc còn trẻ bị lôi cuốn bởi lợi danh, tiền bạc, tình ái nhục dục nên “thân” và “tâm” dù đôi ngả cũng u mê kết hợp hướng ngoại tìm cầu, phương tiện có khi dùng đến bản chất độc tài, ích kỷ, gian dối... miễn sao thỏa mãn, no đủ tâm thân.

Thế rồi khi nắng chiều từ từ ngả bóng trên đường đời, lúc ấy ta mới đổi hướng tìm về nội tâm. Một phần vì cảnh chiều tàn, sức sống yếu mềm... phần khác do ý thức, thúc đẩy bởi tính vô thường của đời mình: hợp tan, có không... tuy hai là một, tuy một là hai nhưng trên tất cả để “tâm” khởi sắc làm chủ mọi đàng, con người phải nhận diện và tìm đến “sự thật” rồi can đảm thanh lọc, đề cao hay phê phán...

“Chiều” nói đúng! Khi bóng đêm buông xuống, em ôm sự thật ngủ trần truồng. Anh rồi cũng thế! Tựa như nhu cầu cần bỏ lại đằng sau mọi điều gian dối, ích kỷ kể cả cả sự tính toán bất lương, bất chính mà sống kiếp người ít nhiều ai cũng có trước khi hóa thân vào cõi hư không. Thành ra chúng mình là tri kỷ bởi từ nay lúc chiều về là lúc hai đứa cùng trần truồng tâm tình, viết và sống thật với “sự thật” phải không em?

Có một sự thật phải viết ngay để em hiểu. Khi còn trẻ, mọi điều trên cõi đời này anh cứ ngỡ dễ dàng như chiếc bánh, muốn là được, nằm sẵn trong túi áo: bằng cấp học là có, biết yêu là tình đến, tiền bạc tự túc tự đạt, ái quốc là đất nước phú cường chẳng cần bận tâm âu lo nhưng hôm nay, tuổi đời cao, từng trải mọi lãnh vực... Thế mà mọi chuyện như quay cuồng trong tâm trí và anh đi đến kết luận: Cuộc đời này mình chẳng bao giờ hiểu được! Thiên biến vạn nan bằng cả sự lọc lừa điêu ngoa...

Tình yêu chẳng hạn, có bao giờ tinh khiết trọn vẹn một mình một cõi? Suốt cuộc tình, tiền là môi giới nuôi dưỡng mà tiền thì con người không bao giờ biết đủ. Rồi đến tình bạn, sáng nắng chiều mưa, hết tiền hết tình. Càng tìm hiểu thì lại càng u mê. Chiều ơi! Đó là sự thực của đời người...

- Anh à! Chúng ta đã biết chỉ khi nào “tâm” “thân” tuy hai là một thì mới được an lạc, ý nghĩa của vô thường: hai chữ “có” và “không”. Tạm biệt và hẹn anh chiều mai khi trời bắt đầu nhạt nắng... Em sẽ chờ anh.

Cao Đắc Vinh (5 / 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.