Hôm nay,  

Chính sách Ngoại giao “đu dây” hay ngả nghiêng như cây tre của Việt Nam

14/12/202308:47:00(Xem: 1000)
Bình luận thời sự

xi va pham

Vào ngày 10/9/2023 Tổng Thống Joe Biden tới Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ mà đại sứ Hoa Kỳ nói rõ không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Ô. Joe Biden đã đề ra.
    Sáu ngày sau khi Tổng Thống Joe Biden tới Việt Nam để nâng ngoại giao lên Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện, Thủ Tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam khi tham dự Triển Lãm và Hội Nghị Thượng Đỉnh Thương Mại&Đầu Tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ XX tại Nam Ninh đã tuyên bố rằng, “Việt Nam  coi trọng quan hệ với Trung Quốc, hợp tác nhiều mặt, đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại”…
    Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam theo chính sách trung lập mà trong nước gọi là “ngoại giao đa phương” chứ không phải hoàn toàn theo Mỹ.
    Theo các nhà phân tích quốc tế thì dù có hợp tác chiến lược với Mỹ, Việt Nam sẽ không hợp tác hoặc liên minh quân sự với Mỹ để trở thành kẻ thù của Trung Quốc. Nếu Việt Nam trở thành mối nguy về an ninh cho Trung Quốc thì Việt Nam sẽ biến thành một Ukraine thứ hai. Lúc đó cả trăm tỷ viện trợ vũ khí của Mỹ và NATO, Nhật Bản, Nam Hàn sẽ đổ vào Việt Nam nhưng Việt Nam sẽ biến thành một đống gạch vụn và tạo ra một đợt di cư khổng lồ như cuộc di cư lịch sử sau năm 1975. Theo Reuters, 12 triệu người Ukraine đã bỏ nước ra đi để lánh nạn khi đất nước tàn phá bởi chiến tranh.
     Chính sách ngoại giao đu dây/ cây tre vô cùng khó khăn nhưng Việt Nam chẳng còn lựa chọn nào khác. Một người đẹp diễm kiều mà hai hoàng tử cung kiếm đầy mình đứng trước cửa nhà thì người đẹp phải làm sao đây? Một quốc gia nằm ở trọng điểm chiến lược sẽ bị giằng xé bởi các siêu cường. Nếu khéo xử thì có thể vươn lên, nếu ngu dại đứng về một phe thì đất nước sẽ nát như tương. Câu trả lời khéo léo của người đẹp với hai hoàng tử là, “Em yêu mến cả hai nhưng áo mặc sao qua khỏi đầu cho nên phải nhờ song thân quyết định, Nếu thân này ví xẻ làm hai thì em sẽ yêu cả hai chàng.”
    Học thuyết Địa Chính trị dạy rằng địa lý làm sao thì ngoại giao phải như vậy. Mình là một nước nhỏ hay nước yếu mà liên kết với các đại cường ở xa để chống lại đại cường láng giềng thì đất nước sẽ tan nát. Cứ thử tưởng tượng Mễ Tây Cơ liên minh quân sự với Nga hay Trung Quốc để chống Mỹ xem Mễ Tây Cơ sẽ ra sao? Cứ thử nhìn vào Ukraine hiện nay để thấy thuyết Địa Chính trị phải ứng dụng như thế nào. Cái khó của Việt Nam là hợp tác với Mỹ ở mức độ không trở thành mối lo về an ninh cho Bắc Kinh, giữ vững chủ quyền nhưng không thù nghịch với Bắc Kinh. Và hợp tác với Bắc Kinh không cản trở chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.
    Muôn đời chiến lược ngoại giao là sự tồn vong của quốc gia. Ngoại giao sai sẽ đẩy quốc gia vào nguy khốn và diệt vong. Cả ngàn năm, tổ tiên chúng ta đều là những bậc anh hùng trí dũng song toàn, nhưng đánh thắng Tàu rồi cũng phải triều cống nó để giữ yên đất nước. Đừng tưởng thế giới này vận hành bởi tự do, dân chủ và nhân quyền mà nó vận hành bởi quyền lợi của từng quốc gia mà quyền lợi của các siêu cường là “Lion share” tức cỗ lớn nhất – như Ô. Trump nói “America First” và Ô. Obama nói “American Exceptionalism” tức không bị ràng buộc bởi bất cứ luật pháp quốc tế nào, có lợi thì tuân thủ, bất lợi thì gạt sang một bên.
     Tờ Politico ngày 23/10/2023 đã trích dẫn lời nói của Henry Kissinger như sau: “It may be dangerous to be America's enemy, but to be America's friend is fatal," former U.S. Secretary of State Henry Kissinger once remarked. And the U.S. has proven him right. Time and again, the U.S. has showed that it is not a reliable ally in global affairs.” (Trở thành kẻ thù của Mỹ có thể nguy hiểm, nhưng trở thành bạn của Mỹ là tai họa. Và Hoa Kỳ đã chứng tỏ đúng như thế. Lúc nào cũng vậy, Hoa Kỳ đã chứng tỏ họ không phải là đồng minh tin cậy trong những vấn đề toàn cầu.) Như vậy thì ngả theo Mỹ cũng chết khi nhìn vào tấm gương Nam Việt Nam và A Phú Hãn. Nhưng theo Tàu thì càng chết lẹ hơn nữa. Thế cho nên phải đứng giữa, tức trung lập.
   Hiện nay Việt Nam chịu áp lực rất lớn từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khác với Phi Luật Tân, Nhật Bản và Hàn Quốc, các quốc gia Đông Nam Á như Việt, Lào, Thái Lan, Miến Điện có chung biên giới với Trung Hoa cho nên không thể liên kết với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc. Ngay cả Ấn Độ với dân số khổng lồ và quân sự lớn mạnh cũng chỉ liên kết cầm chừng với Mỹ vì cũng có chung biên giới với Trung Hoa. Rồi đây chắc chắn Ô. Putin sẽ thăm Việt Nam để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
    Trong cơn giông bão, cây cổ thụ 100 năm trốc gốc nằm chỏng chơ trên mặt đất, còn cây tre tuy ốm yếu nhưng vì ngả nghiêng theo chiều gió, dù có tả tơi nhưng vẫn sống nhăn. Là nước nhỏ, giữ gìn độc lập, tự chủ nhưng khéo léo để không mất lòng ai là cốt tủy của chính sách ngoại giao trung lập hay ngả nghiêng như cây tre. Tất cả đều vì sự tồn vong và phát triển của đất nước.
    Chúng ta có thể suy đoán về chuyến thăm Việt Nam của Ô. Tập Cận Bình như sau:
    – Việt Nam mời Ô. Tập Cận Bình qua để chứng tỏ “Chúng tôi không đi quá đà khi hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ.
    – Có thể chính Ô. Tập Cận Bình gợi ý qua thăm để cho thấy Trung Quốc rất thân thiện với Việt Nam và Việt Nam không có gì phải lo ngại. Có thể rồi đây tình hình Biển Đông sẽ tạm lắng yên để Trung Quốc tập trung sức mạnh đối phó với Hoa Kỳ và Đài Loan. Thật ngu dại nếu Trung Quốc gây khó khăn hay chèn ép Việt Nam trong lúc này. Thời điểm bây giờ không còn là năm 1979 khi Hoa Kỳ cấm vận nghiệt ngã Việt Nam. Lúc đó  Ô. Jimmy Carter đã bật đèn xanh cho Đặng Tiểu Bình mở chiến dịch biên giới với chiêu bài “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Nhưng cuối cùng thế giới lại nói rằng chính Hoa Lục học được một bài học: “Nực cười châu chấu đá xe, Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.
     Việt Nam tuy nhỏ so với Trung Hoa nhưng “bé hạt tiêu” mà lịch sử ngàn đời của cha ông ta đã chứng tỏ như vậy.

 

– Đào Văn Bình

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.