Hôm nay,  

Nói Chuyện Với Buổi Chiều

11/05/201300:00:00(Xem: 7140)
- Chiều ơi! Tôi đã gặp chiều ở mọi nơi suốt quãng đường đời đi qua chẳng hạn trong văn chương “Thế rồi một buổi chiều”, “Những buổi chiều vàng”... hay âm nhạc là những bản tình ca nặng chĩu cô liêu như “Nương chiều”, “Nắng chiều”...

Mỗi ngày trong vạn ngày ấy, tôi đều nhìn em ra đi vội vã, chỉ thấy sôn sao khi hoàng hôn tắt nắng mà chẳng thật tâm chia sẻ nỗi lòng cùng em vì đời tôi còn nồng nàn dự tính, chồng chất những đam mê nhưng bây giờ thế thời đã đổi khác! Cuộc sống sắp ngả về chiều... lạnh và lẻ loi như thân phận em hàng ngày mỗi khi nắng quái nhạt dần! Tôi biết đời người là vòng tử sinh giới hạn, cuộc vui nào rồi cũng tàn, có khởi đầu thì sẽ có hồi chung cuộc... và chính hôm nay đây, năm tháng quạnh hiu ấy đang nhập dần vào đời sống của tôi!

Tôi muốn quen em... chúng mình thành đôi bạn cho đỡ cô đơn trên đường chiều từ nay chung lối về. Nếu có em là bạn đồng hành thì tưởng tượng vào lúc chiều rơi đôi khi cuộc sống lại khởi sắc nhộn nhịp như hội hoa đăng? Nhất là những buổi tối chẳng may trời chiều đổ mưa... sẽ ấm lòng khi bên nhau cùng nhỏ to an ủi!

Em sống từng đoạn đời ngắn, sau giấc ngủ qua đêm, ngày tái sinh vào lúc bình minh rồi hoàng hôn lại đến, em tỉnh giấc nên tôi mạnh dạn coi em như cô bạn bé nhỏ dù biết tuổi đời của em vượt cả không gian lẫn thời gian trở thành bất biến, trẻ mãi không già... Chiều nay, nắng vàng đang nhạt dần, tôi đăm chiêu nhìn em tan trên sóng nước mặt hồ và xa xa lặng chìm giữa đồi thông xanh thẫm một mầu đen. Chiều ơi! Có thấy tôi cạn lòng san sẻ nỗi niềm cùng em? Khi chiều tắt nắng là lúc chiều tàn, sức sống yếu mềm với hơi sương và gió lạnh... Vương vấn chi chiều nay mà sao chiều vẫn ngập ngừng chưa tan?

- Anh yêu! Cho phép “chiều” gọi anh bằng tiếng thân tình ấy ngay từ buổi ban đầu. Chúng mình chẳng có gì úp mở khi sống giữa bóng đêm lúc chiều về. Tất cả mọi vật kể cả tâm và thân, nếu khi xưa cảm nhận sự hữu hình thì nay cũng thành vô hình và sửa soạn đi vào cõi hư không.

Anh đã sống, đã yêu một thời trọn vẹn thì còn gì để lưu luyến thở than? Như em đây, chẳng phải chiều nào tiễn em đi nắng cũng vàng rực rỡ! Cũng có chiều âm u mây xám một mầu tro, em phải lạnh lùng từ giã ngày trong hiu quạnh... Anh hỏi em vướng bận gì chiều nay mà không nỡ tiễn ngày đi? Bởi vì chưa quen nên vô tình anh chẳng thấy hoàng hôn mặc áo vàng cam đang say sưa nhẩy múa cùng em đấy thôi!

Nhan sắc em thường làm buồn lòng người vì vẻ ngoài thờ thẫn, trang điểm bằng mầu nhạt của nắng vàng nhưng ngược lại, sức sống nội tâm mạnh mẽ... Vào lúc đêm về, bao phủ tất cả một mầu đen, em mở to mắt đối diện với chính em và sự thật... dù phũ phàng đến đâu cũng vẫn là sự thật. Giản dị thôi vì đó là cứu cánh như bản chúc thư của người ra đi.


Nắng đã tắt! Chiều qua đi... “Sự thật” trần truồng ôm em lõa thể nằm ngủ không cần che đậy vì tối trời, mọi hoạt động đã hết, chẳng ai dị ứng dòm ngó vào cõi hư không... Anh cũng thế! Về già, con người tránh đi ngang về tắt, luôn luôn tìm lối đi thẳng và phô bầy sự thật sống sượng như chưa bao giờ biết điêu ngoa. Cuộc đời khi đó là bãi chiến trường vừa tắt tiếng súng, lương tâm bừng dậy chiếm hữu lòng kẻ chiến bại.

- Em yêu! Tâm sự mà “chiều” vừa diễn tả thật tuyệt vời... Hóa ra ánh sáng chói chan của “ngày” tựa như đời người lúc còn trẻ bị lôi cuốn bởi lợi danh, tiền bạc, tình ái nhục dục nên “thân” và “tâm” dù đôi ngả cũng u mê kết hợp hướng ngoại tìm cầu, phương tiện có khi dùng đến bản chất độc tài, ích kỷ, gian dối... miễn sao thỏa mãn, no đủ tâm thân.

Thế rồi khi nắng chiều từ từ ngả bóng trên đường đời, lúc ấy ta mới đổi hướng tìm về nội tâm. Một phần vì cảnh chiều tàn, sức sống yếu mềm... phần khác do ý thức, thúc đẩy bởi tính vô thường của đời mình: hợp tan, có không... tuy hai là một, tuy một là hai nhưng trên tất cả để “tâm” khởi sắc làm chủ mọi đàng, con người phải nhận diện và tìm đến “sự thật” rồi can đảm thanh lọc, đề cao hay phê phán...

“Chiều” nói đúng! Khi bóng đêm buông xuống, em ôm sự thật ngủ trần truồng. Anh rồi cũng thế! Tựa như nhu cầu cần bỏ lại đằng sau mọi điều gian dối, ích kỷ kể cả cả sự tính toán bất lương, bất chính mà sống kiếp người ít nhiều ai cũng có trước khi hóa thân vào cõi hư không. Thành ra chúng mình là tri kỷ bởi từ nay lúc chiều về là lúc hai đứa cùng trần truồng tâm tình, viết và sống thật với “sự thật” phải không em?

Có một sự thật phải viết ngay để em hiểu. Khi còn trẻ, mọi điều trên cõi đời này anh cứ ngỡ dễ dàng như chiếc bánh, muốn là được, nằm sẵn trong túi áo: bằng cấp học là có, biết yêu là tình đến, tiền bạc tự túc tự đạt, ái quốc là đất nước phú cường chẳng cần bận tâm âu lo nhưng hôm nay, tuổi đời cao, từng trải mọi lãnh vực... Thế mà mọi chuyện như quay cuồng trong tâm trí và anh đi đến kết luận: Cuộc đời này mình chẳng bao giờ hiểu được! Thiên biến vạn nan bằng cả sự lọc lừa điêu ngoa...

Tình yêu chẳng hạn, có bao giờ tinh khiết trọn vẹn một mình một cõi? Suốt cuộc tình, tiền là môi giới nuôi dưỡng mà tiền thì con người không bao giờ biết đủ. Rồi đến tình bạn, sáng nắng chiều mưa, hết tiền hết tình. Càng tìm hiểu thì lại càng u mê. Chiều ơi! Đó là sự thực của đời người...

- Anh à! Chúng ta đã biết chỉ khi nào “tâm” “thân” tuy hai là một thì mới được an lạc, ý nghĩa của vô thường: hai chữ “có” và “không”. Tạm biệt và hẹn anh chiều mai khi trời bắt đầu nhạt nắng... Em sẽ chờ anh.

Cao Đắc Vinh (5 / 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.