Hôm nay,  

Có Vàng Còn Phải Có Tâm

02/03/201300:00:00(Xem: 7259)
Chuyện vàng vọt, khi vàng vọt giá

Chúng ta đang ở giữa giai đoạn điều chỉnh giá vàng. Sau khi từ 1.500 Mỹ kim một troy ounce vào giữa năm 2011 bỗng vọt lên 1.800 đô la trong có vài tháng rồi tuột. Bây giờ giá vàng đang xập xình bên ngưỡng cửa ngàn sáu. Rồi sẽ lên hay xuống, ra sao? Nếu biết được, người viết đã mua máy bay riêng để đi nghỉ mát từ năm kia!

Trong khi chờ ngày xán lạn huy hoàng đó, xin hãy cứ đào vàng trong cái kho vô tận... là tin tức!

Ngày 16 Tháng Giêng vừa qua, Ngân hàng Liên bang Bundesbank của Đức thông báo là sẽ tuần tự hồi hương từng phần số vàng dự trữ mà Đức đã tạm ký thác (từ 60 năm nay) tại Ngân hàng Trung ương của Pháp và Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Mỹ ở New York.

Cụ thể là từ nay đến cuối năm 2020, Đức sẽ trữ tại Frankfurt am Main phân nửa lượng vàng của mình (từ tỷ lệ 31% hiện nay). Lượng vàng gửi tại London thì không thay đổ, giữ nguyên tỷ 15% của tổng số dự trữ. Nhưng vàng gửi tại New York từ mức 45% sẽ còn là 37%, và số vàng gửi tại Paris từ mức 11% hiện nay thì sẽ đem về hết. Cũng lạ vì Pháp và Đức là hai lang giềng cột trụ của kiến trúc Âu Châu. Trừ dân trong nghề, ít ai chú ý đến cái tin lạ ấy.

Nếu chú ý thì ta thấy là từ Tháng 10 năm ngoái, ngân hàng trung ương Đức có giải thích rằng suốt thời Chiến tranh lạnh, Đức ký thác một phần dự trữ vàng của mình cho các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tại New York, London và Paris. Lượng vàng ấy còn có công dụng là vật thế chấp tại chỗ khi Đức cần Mỹ kim, đồng Bảng của Anh hay Phật lăng Pháp trong luồng giao dịch kinh tế.

Vài tuần sau, khi thấy dư luận xôn xao về chuyện chọn mặt gửi vàng, giới chức Bundesbank giải thích thêm rằng trong sáu chục năm, họ hoàn toàn tin cậy và không nghi ngờ gì về uy tín và sự an toàn của Ngân hàng Dự trữ New York. Niềm tin đá vàng giữa các đồng minh!

Tức là ai ơi, xin đừng sợ.

Diễn giải cho êm đềm, việc Đức tái phối trí lại 300 tấn vàng tại New York hay 374 tấn từ Paris về Frankfurt chẳng có ý nghĩa chính trị gì hết. Nhưng còn ý nghĩa kinh tế? Hoa Kỳ cứ tăng chi bừa phứa và mắc nợ lung tung nên có khi nào lại học thói... ngân hàng Việt Nam mà vọc tay vào kho vàng của thân chủ hay chăng? Nghi lắm!

Các nhà báo đa sự - không đa sự thì ai đi làm báo – bèn phỏng đoán lung tung, rằng có kho mà chẳng có vàng, hoặc vàng đã đổi tuổi, từ già bỗng thành trẻ, hay bốc hơi tới nơi nảo nơi nao... Nên Bundersbank phải ra sức trấn an, cứ như văn chương Hà Nội. Rằng "chuyện không có gì mà ầm ĩ"!

Bây giờ, hãy tạm rời thị trường vàng mà bước vào thế giới trinh thám gián điệp, ở gần hơn.

Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Hugo Chavez là người hùng của nước hung Venezuela đã quyết định chuyển về nước 99 tấn vàng ký thác trong ngân hàng trung ương Anh quốc. Mà không chỉ bỏ Bank of England, Bộ Tài Chánh và Ngân hàng Trung ương của Venezuela còn lập kế hoạch đưa vàng của mình từ các nước Tây phương, kể cả Hoa Kỳ, về thủ đô Caracas.

Hoặc ký thác cho các nước đồng chí như Trung Quốc hay Liên bang Nga.


Chuyện trinh thám gián điệp là phải hộ tống vàng qua các quan ải thiếu thân thiện của bọn Đế quốc Tây phương. Chuyện đại thế chính trị là liệu ta có trở lại thời Chiến tranh lạnh hay chăng? "Dù sao mặc lòng" - lại một chữ nghĩa kiểu Hà Nội – sau quyết định của Hugo Chavez là vàng vọt giá lên đỉnh là 1.900 đô la vào Tháng Chín 2011!

Nghĩa là chưa thấy chiến tranh lạnh đâu cả thì dường như đã có trận chiến âm thầm trên mặt trận hối đoái: nếu xứ nào cũng hạ lãi suất, in tiền và phá giá đồng bạc cho rẻ để kích thích kinh tế qua gia tăng xuất cảng và hạn chế nhập cảng, thì cái mặt hàng phổ biến nhất, gọi là đồng tiền, có còn giá trị gì không? Câu hỏi đó mới dẫn đến câu hỏi kế tiếp: mặt hàng kia, là đồng vàng, sẽ ra sao?

Đồng tiền có giá trị đích thực nhất chính là đồng tiền vàng. Dự trữ vàng mới là bản vị đáng tin nhất cho giá trị của đồng tiền giấy. Khi thấy sợ vì nạn in tiền thả giàn, nhà nhà đều hết tin vào bàn tay vô hình của thị trường mà ghim vàng cho chặt. Venezuela, Đức, Hoà Lan, hay Cộng hoà Azerbaijan tại Trung Á đều lặng lẽ chuyển vàng về nước. Một đại gia đại bá như Trung Quốc cũng sẽ thông báo là tích thêm vàng trong kho dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 3.300 tỷ đô la hiện nay.

Nếu Bắc Kinh xì ra rằng họ có vài ba hay ba bốn ngàn tấn vàng dự trữ thì chợ vàng của chúng ta sẽ ra sao? Đấy là chuyện vàng vọt của những năm tháng tới.

Nhìn trong trường kỳ, chúng ta đều thấy một trào lưu chung, là từ mấy chục năm nay các nước đang phát triển đã thủ vai con ong cái kiến: thắt lưng buộc bụng để nín thở qua sông cho con cái đời sau sẽ có một tương lai sáng láng hơn quá khứ lầm than của họ. Cụ thể là gia tăng sản xuất và lập kho dự trữ ngoại tệ rất dày để phòng xa những ngày thất bát. Từ năm 1995 đến 2011, tỷ trọng dự trữ của các nước "nghèo" trong kho ngoại tệ toàn cầu đã tăng vọt và lớn hơn dự trữ của các nước công nghiệp hoá giàu có.

Khi các nước giàu có lại học thói con ve mà tiêu xài không thèm tính thì những con kiến đó mới thấy sự bi quan của mình là chí lý.

Nhưng khi các nước đều thi đua phá giá và tăng chi để kích cầu - Obama chẳng phát minh ra cái gì hết – thì các nước nghèo đều chột dạ. Kho ngoại tệ của họ bị mất giá oan uổng nên vàng ròng mới là giải pháp an toàn hơn, còn hơn đồng Ếch xanh hay thùng dầu đen khó trữ mà dễ cháy!

Sự chuyển động âm thầm chậm rãi ấy cũng góp phần giải thích hiện tượng vàng lên giá, tăng 1.600 đồng trong 11 năm, từ 250 đô la đã lên tới 1850.

Trông người lại ngẫm đến ta. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện chỉ có vỏn vẹn hai chục tỷ đô la, đủ cho hai tháng rưỡi nhập cảng. Nghĩa là mỏng teng! Khoan nói đến chuyện đại gia chuyển bạc ra ngoài, nhiều lắm, mà nói đến cảnh ngộ nhà nước rắp tâm đào vàng... của dân. Hãy theo dõi chuyện trong nước mà xem.

Nhưng, như nàng Châu Long đã dạy trong vở chèo cổ Lưu Bình Dương Lễ, "có vàng còn phải có tâm!" Tâm không có thì vàng cũng hết.

Nghĩa tình hay quyền bính gì cũng chỉ là chuyện vàng vọt!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.