Hôm nay,  

Có Vàng Còn Phải Có Tâm

02/03/201300:00:00(Xem: 7264)
Chuyện vàng vọt, khi vàng vọt giá

Chúng ta đang ở giữa giai đoạn điều chỉnh giá vàng. Sau khi từ 1.500 Mỹ kim một troy ounce vào giữa năm 2011 bỗng vọt lên 1.800 đô la trong có vài tháng rồi tuột. Bây giờ giá vàng đang xập xình bên ngưỡng cửa ngàn sáu. Rồi sẽ lên hay xuống, ra sao? Nếu biết được, người viết đã mua máy bay riêng để đi nghỉ mát từ năm kia!

Trong khi chờ ngày xán lạn huy hoàng đó, xin hãy cứ đào vàng trong cái kho vô tận... là tin tức!

Ngày 16 Tháng Giêng vừa qua, Ngân hàng Liên bang Bundesbank của Đức thông báo là sẽ tuần tự hồi hương từng phần số vàng dự trữ mà Đức đã tạm ký thác (từ 60 năm nay) tại Ngân hàng Trung ương của Pháp và Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Mỹ ở New York.

Cụ thể là từ nay đến cuối năm 2020, Đức sẽ trữ tại Frankfurt am Main phân nửa lượng vàng của mình (từ tỷ lệ 31% hiện nay). Lượng vàng gửi tại London thì không thay đổ, giữ nguyên tỷ 15% của tổng số dự trữ. Nhưng vàng gửi tại New York từ mức 45% sẽ còn là 37%, và số vàng gửi tại Paris từ mức 11% hiện nay thì sẽ đem về hết. Cũng lạ vì Pháp và Đức là hai lang giềng cột trụ của kiến trúc Âu Châu. Trừ dân trong nghề, ít ai chú ý đến cái tin lạ ấy.

Nếu chú ý thì ta thấy là từ Tháng 10 năm ngoái, ngân hàng trung ương Đức có giải thích rằng suốt thời Chiến tranh lạnh, Đức ký thác một phần dự trữ vàng của mình cho các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tại New York, London và Paris. Lượng vàng ấy còn có công dụng là vật thế chấp tại chỗ khi Đức cần Mỹ kim, đồng Bảng của Anh hay Phật lăng Pháp trong luồng giao dịch kinh tế.

Vài tuần sau, khi thấy dư luận xôn xao về chuyện chọn mặt gửi vàng, giới chức Bundesbank giải thích thêm rằng trong sáu chục năm, họ hoàn toàn tin cậy và không nghi ngờ gì về uy tín và sự an toàn của Ngân hàng Dự trữ New York. Niềm tin đá vàng giữa các đồng minh!

Tức là ai ơi, xin đừng sợ.

Diễn giải cho êm đềm, việc Đức tái phối trí lại 300 tấn vàng tại New York hay 374 tấn từ Paris về Frankfurt chẳng có ý nghĩa chính trị gì hết. Nhưng còn ý nghĩa kinh tế? Hoa Kỳ cứ tăng chi bừa phứa và mắc nợ lung tung nên có khi nào lại học thói... ngân hàng Việt Nam mà vọc tay vào kho vàng của thân chủ hay chăng? Nghi lắm!

Các nhà báo đa sự - không đa sự thì ai đi làm báo – bèn phỏng đoán lung tung, rằng có kho mà chẳng có vàng, hoặc vàng đã đổi tuổi, từ già bỗng thành trẻ, hay bốc hơi tới nơi nảo nơi nao... Nên Bundersbank phải ra sức trấn an, cứ như văn chương Hà Nội. Rằng "chuyện không có gì mà ầm ĩ"!

Bây giờ, hãy tạm rời thị trường vàng mà bước vào thế giới trinh thám gián điệp, ở gần hơn.

Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Hugo Chavez là người hùng của nước hung Venezuela đã quyết định chuyển về nước 99 tấn vàng ký thác trong ngân hàng trung ương Anh quốc. Mà không chỉ bỏ Bank of England, Bộ Tài Chánh và Ngân hàng Trung ương của Venezuela còn lập kế hoạch đưa vàng của mình từ các nước Tây phương, kể cả Hoa Kỳ, về thủ đô Caracas.

Hoặc ký thác cho các nước đồng chí như Trung Quốc hay Liên bang Nga.


Chuyện trinh thám gián điệp là phải hộ tống vàng qua các quan ải thiếu thân thiện của bọn Đế quốc Tây phương. Chuyện đại thế chính trị là liệu ta có trở lại thời Chiến tranh lạnh hay chăng? "Dù sao mặc lòng" - lại một chữ nghĩa kiểu Hà Nội – sau quyết định của Hugo Chavez là vàng vọt giá lên đỉnh là 1.900 đô la vào Tháng Chín 2011!

Nghĩa là chưa thấy chiến tranh lạnh đâu cả thì dường như đã có trận chiến âm thầm trên mặt trận hối đoái: nếu xứ nào cũng hạ lãi suất, in tiền và phá giá đồng bạc cho rẻ để kích thích kinh tế qua gia tăng xuất cảng và hạn chế nhập cảng, thì cái mặt hàng phổ biến nhất, gọi là đồng tiền, có còn giá trị gì không? Câu hỏi đó mới dẫn đến câu hỏi kế tiếp: mặt hàng kia, là đồng vàng, sẽ ra sao?

Đồng tiền có giá trị đích thực nhất chính là đồng tiền vàng. Dự trữ vàng mới là bản vị đáng tin nhất cho giá trị của đồng tiền giấy. Khi thấy sợ vì nạn in tiền thả giàn, nhà nhà đều hết tin vào bàn tay vô hình của thị trường mà ghim vàng cho chặt. Venezuela, Đức, Hoà Lan, hay Cộng hoà Azerbaijan tại Trung Á đều lặng lẽ chuyển vàng về nước. Một đại gia đại bá như Trung Quốc cũng sẽ thông báo là tích thêm vàng trong kho dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 3.300 tỷ đô la hiện nay.

Nếu Bắc Kinh xì ra rằng họ có vài ba hay ba bốn ngàn tấn vàng dự trữ thì chợ vàng của chúng ta sẽ ra sao? Đấy là chuyện vàng vọt của những năm tháng tới.

Nhìn trong trường kỳ, chúng ta đều thấy một trào lưu chung, là từ mấy chục năm nay các nước đang phát triển đã thủ vai con ong cái kiến: thắt lưng buộc bụng để nín thở qua sông cho con cái đời sau sẽ có một tương lai sáng láng hơn quá khứ lầm than của họ. Cụ thể là gia tăng sản xuất và lập kho dự trữ ngoại tệ rất dày để phòng xa những ngày thất bát. Từ năm 1995 đến 2011, tỷ trọng dự trữ của các nước "nghèo" trong kho ngoại tệ toàn cầu đã tăng vọt và lớn hơn dự trữ của các nước công nghiệp hoá giàu có.

Khi các nước giàu có lại học thói con ve mà tiêu xài không thèm tính thì những con kiến đó mới thấy sự bi quan của mình là chí lý.

Nhưng khi các nước đều thi đua phá giá và tăng chi để kích cầu - Obama chẳng phát minh ra cái gì hết – thì các nước nghèo đều chột dạ. Kho ngoại tệ của họ bị mất giá oan uổng nên vàng ròng mới là giải pháp an toàn hơn, còn hơn đồng Ếch xanh hay thùng dầu đen khó trữ mà dễ cháy!

Sự chuyển động âm thầm chậm rãi ấy cũng góp phần giải thích hiện tượng vàng lên giá, tăng 1.600 đồng trong 11 năm, từ 250 đô la đã lên tới 1850.

Trông người lại ngẫm đến ta. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện chỉ có vỏn vẹn hai chục tỷ đô la, đủ cho hai tháng rưỡi nhập cảng. Nghĩa là mỏng teng! Khoan nói đến chuyện đại gia chuyển bạc ra ngoài, nhiều lắm, mà nói đến cảnh ngộ nhà nước rắp tâm đào vàng... của dân. Hãy theo dõi chuyện trong nước mà xem.

Nhưng, như nàng Châu Long đã dạy trong vở chèo cổ Lưu Bình Dương Lễ, "có vàng còn phải có tâm!" Tâm không có thì vàng cũng hết.

Nghĩa tình hay quyền bính gì cũng chỉ là chuyện vàng vọt!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.