Hôm nay,  

Bỏ lại

25/04/202410:30:00(Xem: 1204)
Tạp bút

paris

Ở cái xứ sở Âu Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus… Một lần đó họ đình công vào dịp mùa đông, trời rất lạnh và mọi người đều e ngại co ro.
    Thời buổi này thất nghiệp nhiều, nếu ai đã có một chỗ làm, phải cố gắng bám trụ. Khi xe lửa báo hiệu đình công là phải chuẩn bị tinh thần để hôm sau phi thân ra đường sớm, mong làm sao ra sức len lỏi được lên xe để đến chỗ làm việc khỏi mất một ngày lương.
    Buổi mai hôm ấy, không phải là một buổi mai có sương thu và gió lạnh, có mẹ tôi âu yếm nắm tay đi tới trường, mà là một buổi mai u ám, mưa, gió và mây đen vần vũ như một cái vung to lớn sắp úp chụp xuống đầu… lại thêm xe lửa, métro, bus tuyên bố đình công 4/5. Sáng ngủ dậy, thu xếp, giục giã mang con cái tới trường xong, là tất cả chạy ra đường lớn, người người đều chạy ra xe, đeo theo xe và chịu khó chen lấn để mong lên bất cứ một phương tiện chuyên chở nào. Ngoài đại lộ, xe nườm nượp đông hơn mọi ngày, vì cả đa số xe hơi riêng cũng được mang ra sử dụng. Thành phố được dịp biểu dương lực lượng xe cộ đủ loại, từ xe cũ mèm đến những xe sang trọng, mới như mercedès, BMW, hình như có cả Rolls Royce… tuy nhiên vận tốc xe xê dịch không khá hơn bộ hành là bao. Trên vỉa hè, người đi bộ lũ lượt, họ rủ nhau đi từng đoàn, có người hăng hái cho là mình thừa khả năng đi bộ tới sở làm. Có một số tìm một trạm xe điện ngầm tụt xuống, cầu mong bất chợt có một chuyến xe không lãng công chạy tới. Đa số tụt xuống, chờ vô vọng, lại chui lên, lại đi bộ. Trên mặt đường, đoàn xe rùa bò vẫn rùa bò một cách bình tĩnh đến nghênh ngang, vì vậy có người đi bộ vẫy vẫy tay xin quá giang, có lẽ mỏi chân rồi, nhưng không được, xe nào cũng đã đầy nhóc người là người, thất vọng họ phát lên cùng nhau cười rộ. Nói đúng ra người Âu Mỹ ít va chạm nhiều bi thảm, họ vẫn nhìn cuộc đời độ lượng và khá khoan hòa.
    Như mọi người, tôi ra đường rất sớm với sắc tay nhẹ chỉ với một cái dù nhỏ. Tôi cắm đầu cuốc bộ ra gare. RER báo hiệu trong một giờ sau mới có một  chuyến xe từ ngoại ô Marne la Vallée vào Paris. Cô đầm, phát ngôn viên ở gare, giọng ấm áp, rất dịu dàng, lịch sự, không làm vơi đi niềm ngao ngán của khách chờ xe. Khách đứng chật hai bên quai. Đông người quá, khó nhúc nhích, tôi chán nản bỏ train RER leo lên lầu chờ trạm. Cũng may, khi RER đình công thì train chạy, dù là rất giới hạn, vẫn có ít người không thể ngưng làm việc dù chỉ một ngày vì cuộc sống của con cái họ. Tuy train chạy chậm hơn RER nhưng còn hy vọng xê dịch được, còn hơn đợi chờ mòn mỏi mà không chắc  leo lên RER được không.
    Khi tôi vừa lên được quai của train, thì cả rừng người đang ồn ào chợt im lặng nghe thông báo : vẫn cái giọng một cô đầm gợi cảm và lễ độ : « đường số 1, hướng về Paris, có một train sắp tới trong năm phút, merci de votre compréhension! » Không ai có thể cảm thông nổi một ngày phiền toái như một ngày xe điện đình công, vì ai ai cũng vừa bỏ tiền ra mua vé xe tháng! Có lúc người ta cười rộ lên. Người ta chửi thề, người ta chế nhạo công đoàn phá bĩnh ! Làm khó !
    Thiệt ra có xe, có đến hai lần, trong khoảng cách 45 phút tới 1 giờ. Nhưng rất ít người có thể lên được. Nhứt là đàn bà, con gái yếu đuối và cả một số nam giới không thích chen lấn… người yếu xô đẩy cũng bị đẩy lùi, lùi dần, như là càng lúc càng bị đẩy văng ra xa hơn cửa xe… Tôi chợt cảm nhận như đây là một cuộc tranh giành xô lấn, y hệt cái vượt trội kinh hoàng của ngày 30-04-1975 của quê hương tôi ! À không, ở đây, không có đạn pháo kích nổ vang trời… không có người bị chết ở giờ thứ 25. Tôi vẫn còn nhiều ám ảnh, ấn tượng dù đã bao năm qua. Có lẽ tôi đã mòn mỏi tuổi đời và thần kinh yếu kém đi !
    Cứ thế tôi bị xô lùi dần về phía sau. Vô lý quá, tôi bực bội nhìn quanh… tôi bị đẩy lùi hai ba lần liên tiếp, không chống đỡ nổi làn sóng người như nước vỡ bờ. Lần lùi tới, tôi lùi thật lẹ vì sợ người ta đạp nát chân mình, tôi hơi cáu rồi đó, nhìn sang phải, sang trái, bất mãn và lần này tôi bắt gặp một đôi mắt cũng đầy vẻ bất mãn ở ngay áp sát bên sườn tôi. Cô ta đang nhìn tôi vẻ thương hại và ái ngại, cũng đúng thôi. Một đôi mắt Á Đông, dịu dàng, yếu đuối bị xô đẩy đến tụt cả mũ len choàng đầu. Cô sợ hãi vì không tìm ra chỗ bám, phảng phất ánh hoảng hốt:
    "Cơ khổ, kẹt quá, chị ơi ! Mình cứ bị đẩy lùi xa mãi… "
    Rồi… đúng là một giọng nói Việt Nam… tôi an ủi cô và cũng là tự an ủi: "Không sao đâu, rồi mình cũng lên được à. Đến sỡ trễ cũng không sao, miễn là mình có tới.
    "Đành thế, mà em ngại, tại vì em mới tới đây có hai năm, em đã ở không gần hết hai năm dài đó, giờ em mới tìm được việc làm, em mới đi làm…"
    "Không hề chi, chủ nghe tin tức, métro đình công, sẽ hiểu… nhưng mà cách nay hai năm thì mọi sự đều đã khó khăn, giấy tờ thủ tục làm đâu có dễ gì. Làm sao em có thể qua đây được. Em giỏi quá. May quá."
    Người thiếu phụ trẻ, đồng hương tôi mới quen, vẫn phải đứng dán chặt vô người tôi, chớp chớp rèm mi cảm động và sung sướng thổ lộ chuyện riêng: 
    "Kể ra em may thiệt chị à. Em không bao giờ ngờ có ngày mẹ con em tới đây. Em có chồng đi cải tạo ba năm mấy, về, rồi vợ chồng gom góp cho anh đi vượt biên, chẳng may, chồng em mất tích, không còn tin tức. Mẹ con em đã tưởng là sống mỏi mòn với cộng sản VN. Rồi may quá, cuối cùng, cách nay hơn hai năm, em nhập hộ khẩu của ông hàng xóm của em ở Việt Nam, làm giấy tờ hôn thú, thông hành, rồi cùng ra đi với ông ấy. Tới đây, tụi em sống chung, bây giờ chúng em là vợ chồng. Em có một đứa con gái riêng với chồng trước em, 12 tuổi. Chồng nay của em có một cháu gái riêng 19 tuổi, trước ngày sống với mẹ nó, nay ưng về sống chung với chúng em, cả thẩy là bốn người, gồm đủ con anh, con em, nhưng chưa có con chúng ta."
    "Rồi sẽ có thôi."
    "Không đâu, em còn trẻ, nhưng chồng em hiện giờ đã già rồi. Anh thương em lắm, nhưng không muốn có thêm con mọn. Ảnh sợ cha già con cọc, rồi mình mệt nhọc mà cũng không nuôi nấng được con đàng hoàng."
    "Ổng cũng đúng thôi. Đứa bé nhỏ ở trong tay cha mẹ già như lúc nào cũng điên đầu mệt mỏi, đâu có sung sướng bằng ở trong vòng tay nâng niu của cha mẹ trẻ còn yêu đời vô tận."
    "Vâng chồng em có lý. Vả lại, cô có ý nói nhỏ nhỏ giọng xuống, ảnh cũng có một con trai lớn bộn với chị lớn rồi. Trai gái đủ cả. Thêm nữa, ở đây lúc này kiếm sống cũng khá khó khăn…"
    "Thế tại sao anh nhà lại thôi sống với chị lớn, họ không cùng đi vượt biên sao?" Tôi tò mò nhích tới.
    "Không, chuyện rắc rối lắm, lôi thôi hơn cả tiểu thuyết chị à,… là như vầy, hồi đó, là lúc 30-04-1975, ảnh là sĩ quan miền nam đi cải tạo, năm 1979 vợ anh và hai con anh, một trai, một gái được phép hồi hương về Pháp. Chỉ phải ra tận trại tù ở miền Bắc xin quản giáo nhiều lần cho gặp chồng, chồng ký giấy ưng thuận cho vợ mang con đi. Chị ấy và hai cháu đi. Sang Pháp, chị tần tảo đi làm, nuôi con, gửi quà về nuôi chồng và có làm giấy bảo lãnh cho chồng. Nhưng thật đáng tiếc là nhà nước cộng sản giữ ảnh lâu quá lâu… chị coi giữ tới 15 năm trời. Hình như là sau năm 1990 anh ra trại, vợ lớn anh chờ lâu quá, rồi nghiệp duyên đưa đẩy, chị đã gặp và yêu thương người khác. Chị ấy liền sang tên cho đứa con trai lớn nhờ bảo lãnh cha nó. Tội nghiệp anh, người trở về chiều ngày 30 tết năm 1990. Em, đầu tiên dòm thấy anh thất thểu bước vào xóm cũ, người xưa đã đi xa, cảnh cũ đã đổi thay, anh ngồi bần thần dưới hàng hiên nhà cũ… mẹ con em cũng đang côi cút, chúng em mở cửa gọi và đón anh cùng ăn tết qua ba ngày đầu năm. Sau đó chúng em thông cảm và làm thành một gia đình mới. Ngày xưa, trước 1975, em gọi anh là chú, bác gì đó… nay thì là chồng mới của em."
    "Bà vợ lớn tử tế và đầy tình nghĩa…"
    "Vâng, chồng em đâu dám trách cứ chị lớn một câu nào. Bây giờ vẫn hòa thuận, chị tới giúp đỡ gia đình chúng em hoài. Cô gái con chị ưng về sống với tụi em."
    "Gia đình hòa thuận như thế đó là có phước đức lớn. Nơi đây, ít nhà ai có được."
    Nhưng rồi người thiếu phụ bỗng sa sầm nét mặt:
    "Không đâu chị ơi, cũng có lúc tụi em buồn lắm. Tụi em thì không có chi bất hòa. Mà lỗi là ở hai đứa con gái, con ảnh và con em, con nhỏ không chịu con lớn, con lớn không nhường con nhỏ. Chúng cãi nhai đánh nhau hà rầm, có lần em nghe được chúng xỉ vả nhau như vầy: tao với mầy, không anh chị em ruột thịt chi, không nợ nần, không cùng cha mẹ… tại sao cứ phải ở với nhau ? Cái bản mặt mày thấy ghét quá!"
    Nói xong, mặt cô đỏ bừng, vừa giận vừa buồn, luống cuống hai bàn tay run run…
    "Con nít gây lộn là thường, rồi chúng lại làm hòa, người lớn mỗi ngài mỗi giảng giải thêm một chút, rồi chúng sẽ hiểu ra lần lần."
    "Không xong chị ơi, tụi em đã nói rất nhiều lần, chẳng đi tới đâu…"
    "Vậy anh ấy nên mang con lớn về giao cho phía má nó."
    "Không xong vì nó không ưng ông dượng nó."
    "Vậy thì phần lỗi là ở cô gái lớn rồi. Muốn sống chung phải thương nhau, người này nhường người kia một chút."
    "Cha nó đã giải thích đến khô cổ họng, đến phát chán."
    "Thôi, em, đợi vài năm nữa, tuổi mới lớn qua đi, nó sẽ dịu dàng trở lại, tính tình sẽ đằm thắm hơn…"
    Cô bạn trẻ thở dài nhè nhẹ:
    "Biết em có chịu được một vài năm nữa không, nhiều khi mình hang hái làm một công việc, vậy mà gần xong, mình lại không còn muốn làm cho xong, mới kỳ lạ chớ! Có trời mà hiểu! Chồng em vẫn nói với em “phải ráng" và ảnh cũng ráng khuyên con, nhưng em vẫn sợ, em cần phải có công việc làm, em phải làm việc, cho quên sợ!"
    Lạ lùng, vừa quen nhau, mà chúng tôi tâm sự thật lâu. Trên quai xe, train như đến mau hơn. Tôi không biết khuyên thêm điều gì, liền hỏi bâng quơ xem cô ở đâu ?
    "Em ở Gagny xuống. Còn chị?"
    "Tôi ở Brie sur Marne."
    Chúng tôi tần ngần đứng yên lặng bên nhau. Vẫn rất sát nhau vì xe quá chật. Nhờ câu chuyện vãn, cả hai chúng tôi đều đỡ sốt ruột điên đầu. Rồi cũng có một chuyến tàu xịch đậu lại. Người ta lại xô đẩy giành giựt nhau lên… cửa xe đóng không nổi vì kẹ ngay lối lên một ông tây quá lớn con. Giằng co thu xếp không xong, ba giây sau, ông tây phải tụt xuống… tôi lợi dụng mình nhỏ người tí tẹo trám ngay vào chỗ trống.
    Ồ không một giây chậm trễ, une petite place svp, tôi thành công trong tíc tắc, một niềm vui nho nhỏ, rất nhỏ. Nhưng kìa, tôi đã phải bỏ lại cô bạn đồng hành ở sau lưng, cô bạn vn đứng đó, bất động, bùi ngùi… rồi đưa tay lên vẫy vẫy, như cái máy, tôi cũng đưa tay lên vẫy từ biệt cho tới khi khuất dạng. Vâng, trong tíc tắc tôi bỏ lại người bạn đồng hành một đồng hương sau lưng tôi. Cũng vậy, mấy mươi năm trước, cũng trong một sát na, tôi đành bỏ lại quê hương yêu dấu, quê hương tôi ngàn trùng xa cách ở bên kia bờ đại dương…

Chúc Thanh

Paris, nhớ về 30-04-1975

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thằng Tường uống một ngụm bia, bọt bia trắng viền trên miệng nó thành một viền tròn. Nó đã bắt đầu ngà ngà say. Để chiếc ly xuống bàn chuếnh choáng, nó vung tay nói...
Tiếng tụng kinh đều đều, vừa tai nhẹ nhàng quen thuộc của chồng tôi ở phòng bên vọng ra làm tôi cảm thấy tâm hồn mình thêm bình an; đứng lên bước ra ngoài hàng hiên của căn airbnb ở tầng thứ 10 cao nhất của building mà chúng tôi được các con mướn cho một tuần lễ nghỉ hè mừng ngày sinh nhật đám cưới 40 năm của chúng tôi, cả tâm hồn theo dòng thác chảy rào rạt kỷ niệm xa xưa…
Ông làm bí thơ, quyền lực trùm một phương, ở triều đình hay ngoài châu quận đều đứng trên vạn người trong thiên hạ. Người ta vẫn bảo ông làm vua một cõi, điều này chẳng phải nói điêu mà thật sự như vậy! Lời bàn tán cũng đến tai ông, ông không nói năng gì nhưng tỏ vẻ hài lòng và mặc nhiên cho là thế. Ông chẳng phải là nhân viên công quyền mà chỉ là người đứng đầu một bang phái nhưng quyền hành của ông phủ khắp, mọi việc lớn nhỏ đều do ông định đoạt, mọi chức vụ cao thấp do ông đặt để...
Trung úy Nguyễn Thanh Long, đã hy sinh 1972 ở Núi dài Châu Đốc. Anh tốt nghiệp Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt. Cùng khóa của anh nhiều người cũng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt...
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.