Hôm nay,  

Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, có nên đi tiêm mũi booster?

11/08/202300:00:00(Xem: 5522)
Covid
Mùa hè đang rộn ràng với những chuyến du lịch, tụ tập, và số người phải vào bệnh viện vì COVID-19 cũng đang tăng nhẹ. Các chuyên gia khuyên mọi người nên sớm đi tiêm mũi vắc xin booster, đặc biệt là những người cao niên và những người có hệ thống miễn dịch yếu. (Nguồn: pixabay.com)
 
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên.
 
Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
 
Khuynh hướng này cho thấy khả năng miễn dịch của hầu hết dân số Hoa Kỳ đang suy yếu trước SARS-CoV-2. Lần khuyến nghị về tiêm mũi booster gần đây nhất là vào tháng 4, khi đó CDC khuyên hầu hết mọi người nên đi tiêm liều vắc xin tăng cường nhắm vào các biến thể virus Omicron BA.4 /5. Tuy nhiên, những biến thể này đã bị ‘soán ngôi’ bởi những biến thể mới, thuộc loại XBB, khiến cho khả năng bảo vệ của mũi booster hiện nay không quá cao. Đầu năm nay, các viên chức y tế Hoa Kỳ đã quyết định cập nhật mũi booster vào mùa thu, nhưng vẫn chưa công bố mục tiêu sẽ là biến thể nào, dù có khả năng mũi tiêm mới sẽ tập trung vào một số phiên bản của biến thể XBB đang lưu hành.
 
Từ giờ tới đó, liệu có nên đi tiêm thêm một mũi booster để ngừa trước không? Theo bác sĩ David Wohl, giáo sư về y khoa tại Institute of Global Health and Infectious Diseases tại Trường University of North Carolina ở Chapel Hill, câu trả lời tùy thuộc vào tình hình cá nhân của mỗi người. Đối với những người cao niên, và đang hoặc sắp đi du lịch hoặc ở gần những người khác, thì đi tiêm mũi booster liền sẽ hữu ích, đặc biệt nếu lần tiêm cuối cùng đã cách đây hơn ba tháng. Wohl nói: “Nếu đã lâu rồi không tiêm vắc-xin mà lại đang bận rộn, thì nên bổ sung càng sớm càng tốt.”
 
Những mũi booster hiện nay vẫn có thể có hiệu quả
 
Tương tự với những người có hệ thống miễn dịch yếu, CDC cũng khuyến nghị các đối tượng này nên đi tiêm các mũi booster thường xuyên để duy trì khả năng miễn dịch mạnh nhất có thể. Wohl cho biết mặc dù liều booster hiện tại không nhắm mục tiêu đến các biến thể XBB, nhưng cũng không nên xem thường, vì “nó vẫn có phần nào hiệu quả.” Vắc xin đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh trở nặng trong trường hợp bị nhiễm COVID-19. Đây cũng là lý do tại sao tỷ lệ người phải vào bệnh viện ở Hoa Kỳ vẫn ở mức tương đối thấp.
 
Còn với hầu hết những người khỏe mạnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa hợp lý, chẳng hạn như đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trong không gian kín gió, thì việc đợi vài tuần nữa mới đi tiêm mũi booster cũng không sao.
 
Nhiều chuyên gia khác tin rằng thậm chí những người đang khỏe mạnh mà đi tiêm liều booster thì cũng chẳng thiệt hại gì. Bác sĩ Sandra Kemmerly, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Ochsner Health cho biết: “Tôi tin rằng những người cảm thấy họ có nguy cơ dễ mắc bệnh nặng hơn, hoặc đối với những người vẫn đang khỏe mạnh nhưng muốn được bảo vệ tối đa, đều nên tiêm mũi tăng cường.” Trong tuần này, bác sĩ Kemmerly đã kê toa thuốc điều trị vi rút Paxlovid cho một số bệnh nhân COVID-19, và cũng nhận thấy có nhiều trường hợp phải vào bệnh viện vì COVID-19 hơn.”
 
Kemmerly chỉ ra rằng những người cần được bảo vệ nhiều hơn không nhất thiết phải là những người có hệ thống miễn dịch yếu, mà có thể họ đang sử dụng nhiều loại thuốc, hoặc đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch nhẹ như prednisone. Nếu bị nhiễm COVID-19, những người này sẽ dễ bị bệnh nặng.
 
Khả năng miễn dịch do đã từng bị bịnh
 
Vắc xin không phải là nguồn miễn dịch duy nhất. Cho đến thời điểm này, rất nhiều người đã từng bị nhiễm vi rút rồi, dù đã tiêm phòng hay chưa. Dù không thể nói chắc chắn liệu vắc xin hoặc đã từng bị nhiễm bệnh có mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ hơn hay không, nhưng vắc xin sẽ bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh trở nặng. Thực tế là, chúng ta chỉ nghe nói về các trường hợp những người được tiêm vắc xin bị nhiễm bệnh, chứ không thể nắm bắt được tình hình những người được tiêm vắc xin rồi tiếp xúc với vi rút mà không bị nhiễm bệnh. Wohl giải thích: “Tôi tin rằng vắc xin mang đến phần nào khả năng miễn dịch giúp chúng ta không bị nhiễm bịnh, hoặc chỉ thoáng qua mà không hề có triệu chứng gì. Nhưng rất khó để nắm bắt điều đó và đưa vào cơ sở dữ liệu.”
 
Do đó, khả năng bảo vệ mà vắc xin hiện nay mang lại, dù không phải là tối ưu, nhưng vẫn rất quan trọng và có thể góp phần giảm thiểu số ca nhiễm so với những gì chúng ta từng trải qua trong quá khứ. Ít nhất là cho đến khi có một biến thể mới xuất hiệncó khả năng vượt qua tất cả khả năng miễn dịch mà chúng ta hiện có. Lúc đó, chúng ta sẽ quay trở lại bước khởi đầu cho vắc xin, tạo ra một bức tường phòng thủ miễn dịch mới chống lại biến thể đó.
 
Nguồn:“COVID-19 Cases Are Rising. Should You Get a Booster Shot?” của Alice Park, được đăng trên tạo chí Time.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.