Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Trái Tim Lạc Lõng Nhưng Nhân Hậu

31/03/200600:00:00(Xem: 6142)
- Vâng đây đích thực là một trái tim lạc lõng. Nó nằm cô đơn, xa lạ trong một môi trường mà các bộ phận khác đều là những tế bào cấu tạo bằng chất hữu cơ. Chung quanh nó là hằng hà sa số những dây những ống: nào là dây thần kinh, mạch máu, với những phản ứng sinh hóa học liên tục diễn ra. Ngay cả cái tên của Tim cũng mới. Nó không mang tên Trái Tim Dịu Hiền, Trái Tim Vàng, Trái Tim Nhiều Mầu, Trái Tim Tình Yêu,Trái Tim Từ Bi, Trái tim Vô Nhiễm...

Mà có tên là AbioCor.

AbioCor đã giúp một lão nhân gần giã từ cuộc đời tiếp tục an hưởng hạnh phúc vui vẻ với gia đình thêm được 17 tháng, thay vì mệnh một trong ba tháng.

* Phẫu thuật ghép Tim

Mỗi năm, có cả trên 50.000 giải phẫu thay tim thiên nhiên trên thế giới. Việc thay tim cũng như các bộ phận khác trong cơ thể đã được hoàn chỉnh và tương đối an toàn. Đó là nhờ kỹ thuật giải phẫu điêu luyện, máy móc tân tiến “hiện đại”, nhiều thuốc hữu hiệu để ngăn ngừa phản ứng khước từ giữa cơ thể nhận và bộ phận cho, đồng thời số người vị tha cống hiến tim cũng nhiều hơn.

Ghép tim đứng hàng thứ tư trong các giải phẫu bộ phận thay thế, sau ghép võng mạc, thận và gan. Bệnh nhân được chụp thuốc mê tổng quát, ngực mổ toang, tim hư lấy ra và thay bằng tim thiên nhiên. Tim của một người cho mà chức năng não bộ đã được xác định ngưng hoạt động, sống nhờ ở các phương thức hỗ trợ.

Thường thường chỉ những người bị bệnh tim trầm trọng, với 20% hy vọng sống được một năm và không đáp ứng với bất cứ phương pháp trị liệu nào khác mới là đối tượng nhận tim tặng dữ.

Nhắc lại là giải phẫu thay tim thiên nhiên đầu tiên ở loài người được bác sĩ Christian Barnard thực hiện vào ngày 3 tháng 12 năm 1967 tại quốc gia Nam Phi. Bệnh nhân là ông Lewis Washkansky. Diễn tiến cuộc giải phẫu rất thành công.Tuy nhiên các dược phẩm dùng để tránh phản ứng của cơ thể với tim lạ này đã khiến ông ta không chống cự được các bệnh khác. Ông ta thiệt mạng vì sưng phổi 18 ngày sau.

* Tim thiên nhiên

Tim thiên nhiên có bốn ngăn: hai tâm nhĩ nằm phía trên hai tâm thất, ngăn cách bẳng những lá van. Các ngăn hoạt động đồng loạt với nhau như một hệ thống bơm để đẩy máu ra khỏi tim và tiếp nhận máu về tim. Tim co bóp làm hai giai đoạn:

*Hai tâm nhĩ phải và trái cùng bóp vào để đẩy máu xuống hai tâm thất.

*Hai tâm thất đồng thời bóp vào để đưa máu lên phổi từ thất phải và ra cơ thể từ thất trái.

Rồi tim thư dãn, tiếp nhận máu từ phổi và ngoại vi đề sẵn sàng cho nhịp bóp tiếp theo.

Tim thiên nhiên làm bằng các loại tế bào sống, cần nuôi dưỡng nên cần năng lượng do thực phẩm và không khí cung cấp. Trung bình tim đập từ 60- 100 nhịp/ một phút.

Tim nhân tạo

Háng năm, ở nước Mỹ, có khoảng 700.000 bệnh nhân thiệt mạng vì suy tim. Một số đông có thể kéo dài tuổi thọ nếu được ghép tim. Nhưng khốn một nỗi là mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người rộng lượng hiến tim. Thành ra nếu có một trái tim nhân tạo hoàn hảo thì là một đại hạnh cho nhân loại.

Nhìn thấy nhu cầu đó, các nhà khoa học đã tận lực nghiên cứu để mạn phép thay tạo hóa chế biến một con tim.

Tim nhân tạo đầu tiên có tên Liotta được ghép tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, vào năm 1969 như giai đoạn chuyển tiếp chờ ghép tim thật cho bệnh nhân 49 tuổi Haskel Karp. Nhưng ông ta mệnh một 65 giờ sau khi được ghép tim thiên nhiên.

Năm 1982, bác sĩ William DeVries ghép tim nhân tạo Jarvik-7 cho nha sĩ Barney Clark ở Seatles. Tim này được bác sĩ Robert K. Jarvish sáng chế. Tim làm bằng chất vải và nhựa nhân tạo, nhôm và một bộ phận phát điện.

Vị nha sĩ sống thêm được 112 ngày nhờ tim này. Ông bị các biến chứng như sưng phổi, kinh phong, nhiễm trùng trước khi suy nhược các cơ quan sinh tử khác ở trong người.

Năm 2000 mẫu tim Jarvik II được thành hình và cung cấp máu lưu thông liên tục thay vì theo từng nhịp tim bóp.

Trong khi đó nhiều nhà khoa học khác tiếp tục nghiên cứu sáng chế trái tim nhân tạo.

Sau hơn ba mươi năm nghiên cứu, công ty Abiomed bên Hoa Kỳ đã giới thiệu mẫu tim AbioCor. Theo khoa học gia Robert T.V. Kung, trưởng nhóm nghiên cứu, thì nếu thành công, tim sẽ giúp kéo dài đời sống con người. Và bệnh nhân sẽ có thể thực hiện được các công việc hàng ngày như tắm rửa, đi lại, thay quần áo, xum họp với gia đình.

* Cấu trúc AbioCor

Hệ thống AbioCor có một thành phần gắn trong cơ thể và phần nằm ở ngoài cơ thể.

a-“Trái tim thay thế” lớn bằng một trái bưởi nhỏ, nặng gần một kí lô, nằm gọn trong lồng ngực, không dây nhợ, không ống nối trên da. Nó không có hình dạng một trái tim bình thường mà là một thiết bị làm bằng hóa chất mềm trong suốt với bốn miệng van..

Thay vì hai tâm thất và hai tâm nhĩ như tim thiên nhiên thì tim nhân tạo chỉ có hai tâm thất ngăn cách bằng một vách thẳng đứng. Vách có thể đàn hồi. Nằm trong vách là một máy bơm nhỏ tí tẹo nhưng công suất rất mạnh để vận chuyển máu.

Vật liệu làm trái tim là kim loại titanium và một loại hợp chất nhựa Angioflex rất bền. Angioflex có thể chịu nhịp đập 100.000 lần mỗi ngày trong nhiều năm. Hợp chất này là một đặc chế của viện Abiomed, không gây ảnh hưởng xấu cho tế bào máu cũng như tránh máu bị đóng cục.

b-Một bộ phận điện tử nhỏ síu gắn dưới da để kiểm soát điều hòa tốc độ tim đập tùy theo nhu cẩu sinh học của bệnh nhân..

c- Một bình điện bé gắn dưới da, được bình ở ngoài tiếp điện đủ để hoạt động trong thời gian từ 30 tới 60 phút, nhờ đó bệnh nhân có thể thoải mái vui chơi với con cháu hoặc bơi lội, tắm rửa. Bình điện cung cấp năng lượng cho tim nhân tạo và bộ phận điện tử kiểm soát.

d-Một bộ phận truyền năng lượng qua lớp da mà không cần dây dẫn điện để nạp năng lượng cho bình điện nằm trong người. Da vẫn lành lặn nên không có rủi ro nhiễm trùng.

Và một bình điện bên ngoài rất nhỏ, bệnh nhân có thể đeo trên người và đi lại hoạt động như thường.

* Lưu hành máu trong Abiocor:

Bơm đẩy vách sang tâm thất phải thì van trên mở, van dưới đóng lại, máu từ thất phải được đưa lên phổi. Trong khi đó bên tâm thất trái, van dưới mở, van trên đóng để tiếp nhận máu từ phổi về.

Nhịp kế tiếp, thì vách đẩy sang thất trái, van dưới đóng, van trên mở, dồn máu vào đại động mạch để được đưa đi khắp cơ thể, trong khi đó tâm thất phải tiếp nhận máu về từ cơ thể.

Mỗi phút nó có thể bơm khoảng 10 lít máu, trong khi đó tim của Tạo Hóa bơm có 5 lít.

AbioCor có thể co bóp khoảng 180 triệu lần và bền bỉ ít nhất là 5 năm. Nhịp co bóp giống như của tim thật để đẩy máu tới phổi và thu máu vào từ khắp cơ thể. Chỉ có điều là nhịp này rất nhẹ, người yêu ngồi ngay kế bên cũng không nghe thấy được.

Kết quả ghép AbioCor

Tháng Giêng năm 2001, Abiomed được cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho phép thử nghiệm ghép Abiocor cho con người.

Phẫu thuật đầu tiên được thực hiện với Robert Tools, 55 tuổi vào ngày thứ Hai mồng 2 tháng 7 năm 2001 tại bệnh viện Jewish ở Kentucky. Ông Tool s mắc bệnh tiểu đường, bị suy tim Bệnh nhân hưởng thọ thêm được 151 ngày trước khi bị tai biến động mach não nặng và sau khi thực hiện một thú vui mà ông ta rất thích: đó là đi câu cá.

Sống lâu nhất là Tom Christerson, 70 tuổi, giải phẫu ngày 13 tháng 9 năm 2001, tạ thế ngày 7 tháng Hai năm 2003. Tom đã vui vẻ với gia đình thêm được một Lễ Tạ Ơn và một Giáng Sinh-Tân niên, tổng cộng là 512 ngày. Theo người con gái, “Bố tôi đã có cơ hội vui cùng gia đình, coi TV, ăn bắp rang, uống cà phê và làm nhiều việc hữu ích cho các cháu”.

Bệnh nhân thứ tám là một cụ già 80 tuổi. Cụ kéo dài tuổi thọ được 101 ngày.

Bệnh nhân thứ 14, cụ William Wiley, 73 tuổi được ghép AbioCor vào tháng 5 năm 2004 vì bị suy tim tụ huyết. Bệnh cụ trầm trọng đến nỗi các bác sĩ nói ông chỉ còn sống được 30 ngày nữa mà thôi. Tình trạng sức khỏe của cụ quá xấu để được gắn tim thật. Cụ có thêm 116 ngày để vui sống với cụ bà , con cháu và bằng hữu xa gần.

Nói chung thì các bệnh nhân đều sống lâu hơn thời gian 30 ngày mà các nhà khảo cứu dự kiến.

Ai được ghép AbioCor

Theo Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, chỉ được ghép tim nhân tạo:

a) Bệnh nhân nào bị bệnh tim kinh niên ở giai đoạn cuối cuộc đời, không sống lâu quá 30 ngày;

b) Không được vào danh sách dự trù ghép tim nhân tạo;

c) Không đáp ứng với bất cứ phương pháp điều trị nào khác.

Thường thường các bệnh nhân có tâm thất suy nhược nhưng các bộ phận sinh tử khác của cơ thể vẫn còn hoạt động.

Các bệnh nhân được phép gắn tim nhân tạo có:

*Tâm thất phải suy yếu trầm tọng cộng thêm suy tâm thất trái. Tâm thất là bộ phận chính để đẩy máu từ tim ra nuôi toàn cơ thể cũng như lên phổi.

*Tăng huyết áp phổi không điểu trị được bằng dược phẩm;

*Chẩy ngược của van động mạch chủ ;

*Rối loạn nhịp tim trầm trọng;

*Nhồi máu cơ tim lớn với tế bào tim hư bở ;

*Vách thất đứt vỡ;

*Thất bại sau khi ghép tim thiên nhiên;

*Máu cục trong hai tâm thất

Không phải là bệnh viện nào cũng được ghép thử tim nhân tạo. Hiện nay mới chỉ có năm trung tâm ở Boston, Philadelphia, Louisville, Houston và Los Angeles là hội đủ điều kiện về kỹ thuật cũng như chuyên viên giải phẫu.Trong tương lai, khi được phép dùng rộng rãi, công ty Abiomed dự trù chỉ lựa 15 trung tâm trên khắp thế giới để thực hiện giải phẫu thay thế.

Công ty đang xin phép chính quyền để phẫu thuật được chính thức công nhận áp dụng. Tuy nhiên Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chưa đồng ý vì cho rằng ích lợi của AbioCor ít hơn rủi ro.

Nếu Abiocor thành công thì mỗi năm sẽ có cả 100.000 bệnh tim được thay. Cho tới tháng 9 năm 2004 đã có 14 bệnh nhận được lựa ghép thử nghiệm với AbioCor.

Tổn phí mỗi giải phẫu tốn chừng 70.000 mỹ kim, ấy là chưa kể phí tổn hậu giải phẫu và chăm sóc theo dõi.

Nhưng nếu AbioCor khiến người bệnh sống thêm được dăm năm, thì cũng không đắt lắm. Vì chăm sóc người bệnh đau tim trầm trọng tốn phí nhiều hơn, mà thay tim thật thì lại đắt gấp mươi lần.

Công Ty Abiomed mới giới thiệu sản phẩm tim nhân tạo thứ hai tên là AbioCort II

* Kết luận

Với đà tiến triển hiện tại của y khoa học, thì một ngày nào đó khi xin trái tim tình yêu, lại phải hỏi nhau xem tim thiên nhiên hay nhân tạo; nhắc nhau xem có cần mua thêm bình điện sơ cua. Để thời gian yêu đương làm tình khỏi gián đoan.

Ngoài ra thận nhân tạo đang được bác sĩ David Humes, Đại học Michigan nghiên cứu và thử nghiệm với người bệnh bị thận suy bất thình lình. Khi thận suy, các chất cặn bã hóa học tích tụ trong máu và gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Công lao của các nhà nghiên cứu khoa học với nhân loại thật là vĩ đại.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Texas- Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.