Hôm nay,  

Hít Thở Đúng Cách: Bí Quyết Cải Thiện Sức Khỏe Não Bộ Và Thể Chất

6/20/202500:00:00(View: 279)

bi quyet
Hít thở đúng cách không chỉ giảm lo âu và căng thẳng mà còn tác động tích cực đến não bộ và tuần hoàn máu. Đây là phương pháp đơn giản, không dùng thuốc nhưng mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện. (Nguồn: pixabay.com)

Nếu từng nghe ai đó bảo rằng “bình tĩnh, hít một hơi sâu vào,” thì quý vị đừng vội nghĩ đó là lời khuyên vu vơ, sáo rỗng. Thực ra, khoa học đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng.
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc hít thở một cách có ý thức mang lại hàng loạt lợi ích, cả ngắn hạn lẫn lâu dài: từ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm bớt lo lắng, tinh thần sảng khoái hơn, đầu óc minh mẫn và giấc ngủ cũng sâu hơn.
 
Guy Fincham, người sáng lập phòng thí nghiệm luyện thở tại Trường Y Brighton & Sussex ở Anh và là đồng tác giả của nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, cho biết: “Không gì đơn giản mà hiệu quả như thở đúng cách. Chính vì quá dễ thực hiện, nên nhiều người không biết đây là công cụ hỗ trợ sức khỏe tuyệt vời đến thế nào.
 
Vậy tại sao chỉ cần thay đổi cách thở lại có thể tạo nên khác biệt lớn cho cả cơ thể và tâm trí? Câu trả lời nằm ngay sau đây, cùng các kỹ thuật quý vị có thể thử ngay từ hôm nay.
 
Lợi ích lâu dài từ việc điều chỉnh hơi thở
 
Nhiều nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy rằng cách chúng ta hít thở mỗi ngày có thể tác động sâu rộng đến sức khỏe, từ tim mạch, tâm trạng, trí nhớ cho đến giấc ngủ.
 
Trong đó, tác động rõ ràng nhất nằm ở hệ tuần hoàn. Việc hít thở sâu bằng cơ hoành– còn gọi là “thở bằng bụng” – kích thích dây thần kinh phế vị, dây này bắt nguồn từ não bộ, chạy dọc xuống cổ và lan đến các cơ quan nội tạng như ruột già. Khi được kích thích nhờ hơi thở sâu, dây thần kinh phế vị sẽ gửi đi tín hiệu xoa dịu cơ thể, giúp điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp và tăng cường lưu thông máu.
 
Điều chỉnh kiểu thở không chỉ ảnh hưởng đến nhịp sinh học mà còn tác động đến thành phần khí trong máu. Patrick McKeown, cố vấn của Học viện Quốc tế về Kỹ thuật Thở và Sức Khỏe, và là tác giả của cuốn sách The Breathing Cure, giải thích: “Khi bạn làm chậm hơi thở và giảm lượng không khí hít vào, nồng độ carbon dioxide trong phổi và máu sẽ tăng nhẹ. Đây là điều có lợi vì carbon dioxide không chỉ là khí thải mà còn hoạt động như một chất giãn mạch tự nhiên, giúp tăng lượng máu giàu oxy đến não và tim.
 
Dây thần kinh phế vị thuộc hệ thần kinh đối giao cảm, hệ thống này có vai trò đưa cơ thể trở về trạng thái nghỉ ngơi và phục hồi sau căng thẳng. Vì vậy, việc hít thở chậm, đều, có ý thức còn giúp giảm căng thẳng đầu óc, lo lắng và trầm uất. Bác sĩ Raj Dasgupta tại bệnh viện Huntington Memorial, California, nhấn mạnh: “Hơi thở càng dài và chậm, thì tác dụng làm dịu tâm trí càng mạnh.
 
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford đã phát hiện một nhóm tế bào thần kinh nằm trong cuống não có nhiệm vụ kết nối trung tâm điều khiển hô hấp với hệ thống điều khiển trạng thái tỉnh táo trong não. McKeown cho biết: “Đường truyền thần kinh này cho thấy lý do vì sao hít thở chậm rãi và ổn định lại có thể giúp tâm trí bình tĩnh hơn.
 
Cảm giác thư thái này không chỉ giúp xoa dịu những dây thần kinh đang căng thẳng, mà còn được chứng minh là có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện. Điều này cho thấy cách thở có thể giúp điều chỉnh hành vi và cảm xúc một cách toàn diện hơn.
 
Việc thở đúng cách cũng là một phương pháp tự nhiên giúp xua đi cơn đau và giải tỏa những bắp thịt đang căng cứng. Khi ta hít thở một cách có ý thức, cơ thể sẽ đánh thức hệ thống tiết ra opioid nội sinh, giúp bộ não điều chỉnh lại cảm nhận về cơn đau. Đó cũng chính là lý do mà thở sâu luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong những thời khắc như khi vượt cạn, luyện tập cao độ hoặc trong huấn luyện quân đội. Không cần đến thuốc, chỉ cần hơi thở, ta đã có thể phần nào làm dịu nỗi đau.
 
Bác sĩ Helen Lavretsky, Giám đốc khoa Tâm thần học tích hợp tại Trường Y David Geffen (UCLA), cho biết: “Kỹ thuật thở cũng có thể giúp giảm bớt các cơn đau nửa đầu, giảm căng cứng bắp thịt và giảm mức độ đau.
 
Những kỹ thuật thở như thở đều còn giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Theo bác sĩ Patricia Gerbarg, chuyên gia về tâm thần học hành vi tại Trường Y New York, phương pháp thở này giúp hai bán cầu não kết nối nhịp nhàng hơn và tăng lượng oxy cung cấp cho não, giúp ta dễ tập trung và suy nghĩ rõ ràng hơn.
 
Thậm chí, một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy luyện thở có thể giúp phát hiện sớm hoặc làm chậm tiến trình của các bệnh về thần kinh. Một nghiên cứu năm 2025 chỉ ra rằng hơi thở ảnh hưởng đến các vùng quan trọng trong não như hạch hạnh nhân và hồi hải mã – hai vùng liên quan đến trí nhớ và sự tập trung. McKeown cho biết: “Mối liên kết này là lời giải thích thuyết phục cho việc vì sao nhịp thở có thể tác động trực tiếp đến trí óc của con người.
 
Ngoài ra, một nghiên cứu khác còn phát hiện những người mắc bệnh Alzheimer thường thở nhanh hơn bình thường ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Theo McKeown, tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy có xáo trộn trong hệ thần kinh và tuần hoàn máu não, và điều này có thể giúp phát hiện sớm các thay đổi trong não liên quan đến Alzheimer.
 
Cuối cùng, kỹ thuật thở đúng cách cũng giúp cải thiện giấc ngủ. Dasgupta cho biết: “Hít thở đúng cách giúp đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn cần thiết để sản sinh melatonin – loại hormone điều hòa giấc ngủ.” Thở bằng mũi trong khi ngủ cũng được chứng minh là giúp ngủ ngon hơn, giảm tiếng ngáy và giữ cho nhịp thở về đêm luôn ổn định.
 
Kỹ thuật thở hiệu quả và cách thực hiện
 
Vậy đâu là kỹ thuật thở tốt nhất? Điều này phụ thuộc vào mục tiêu: quý vị cần lấy lại sự tỉnh táo nhanh chóng, cần sức bền khi vận động mạnh, hay muốn thư giãn sâu trong vài phút.
 
Một trong những cách làm dịu nhanh là “thở bằng mũi và miệng”. Cách thực hiện là hít vào hai lần liên tiếp qua mũi (lần đầu dài hơn, ngay sau đó là một nhịp hít ngắn) rồi thở ra bằng miệng. “Chỉ trong vài giây, bạn sẽ thấy cơ thể mình dịu lại,” Fincham cho hay. Đó là một công cụ đơn giản nhưng hữu dụng, nhất là trước những khoảnh khắc quan trọng như trước khi thi, thuyết trình hay bất kỳ việc gì khiến quý vị hồi hộp, lo lắng.
 
Một kỹ thuật khác là “thở mím môi”, thường được dùng trong tập luyện thể thao hoặc các tình huống đòi hỏi kiểm soát hơi thở tốt (chẳng hạn như nâng tạ). Cách thực hiện là hít vào bằng mũi và thở ra chậm rãi qua đôi môi khép hờ, giống như đang thổi hơi qua một ống hút.
 
Nếu có nhiều thời gian hơn, quý vị có thể thử một số phương pháp thở kiểu thiền định để giúp cơ thể thư giãn sâu hơn. Những kỹ thuật phổ biến bao gồm thở hình hộ), thở hài hò), tịnh tức và thở bằng bụng.
 
Thở hình hộp là cách kiểm soát cả chuỗi hơi thở. Hít vào bằng mũi 4 giây, giữ hơi 4 giây, thở ra bằng miệng 4 giây, và nghỉ 4 giây trước khi lặp lại. Quý vị không cần bận tâm đến số giây chính xác, miễn là các giai đoạn bằng nhau. Theo Lavretsky, quý vị có thể bắt đầu với nhịp 3-3-3-3 và dần nâng lên đến mức một hơi thở kéo dài cả phút.
 
Thở hài hòa tương tự như kiểu thở hình hộp, nhưng không bao gồm các khoảng giữ hơi. Quý vị chỉ cần hít vào bằng mũi trong vòng 6 giây, rồi thở ra bằng mũi trong 6 giây. Fincham nhấn mạnh: “Điều quan trọng là duy trì nhịp thở trôi chảy, đều đặn, không bị gián đoạn.” Gerbarg đánh giá đây là phương pháp thở “an toàn nhất, hữu ích nhất và linh hoạt nhất.
 
Tịnh tức thì đơn giản hơn nữa. Quý vị chỉ cần hít vào thật nhẹ bằng mũi, rồi thở ra thật khẽ cũng bằng mũi. McKeown cho biết: “Nên thở nhẹ đến mức gần như không nghe thấy. Nếu có cảm giác hơi thiếu hơi, đó là tín hiệu tốt cho thấy ta đang làm đúng.
 
Thở bằng bụng nên được luyện tập đều đặn từ hai đến ba lần mỗi ngày, với thời lượng mỗi buổi từ năm đến mười phút. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách hít sâu và chậm qua mũi, đồng thời để vùng bụng phình ra khi phổi tiếp nhận không khí. Sau đó, thở ra nhẹ nhàng qua miệng, để bụng từ từ xẹp xuống. Đối với người mới tập, tư thế lý tưởng là nằm ngửa, đầu gối gập nhẹ và đặt tay lên bụng để dễ cảm nhận sự di chuyển của hơi thở.
 
Theo Dasgupta, hãy tìm một góc thật yên tĩnh, nơi quý vị có thể hoàn toàn thả lỏng. Khi đã quen, quý vị có thể mang theo kỹ năng này vào bất kỳ không gian nào: lớp học, công sở, hay phòng tập thể thao. Nếu cảm thấy bất kỳ biểu hiện chóng mặt hay khó chịu nào, đừng cố tiếp tục. Hãy ngừng lại và quay về nhịp thở bình thường.
 
Và đừng quên, hít thở không phải là điều để bạn phải cố gắng gồng ép. Đó là hành trình mở khóa sự bình yên đang ẩn sâu bên trong chúng ta,” Fincham kết luận.

Cung Đô biên dịch
Nguồn: “How changing the way you breathe can improve your brain and body” được đăng trên trang TheConversation.com.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trí nhớ kém, cơ thể mất kiểm soát, những lỗ thủng bí ẩn hình thành trong não bộ – tất cả đều là dấu hiệu của một căn bệnh hiếm nhưng đáng sợ: Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD), tương tự như bệnh bò điên. Đây là một trong những căn bệnh gây thoái hóa não tàn khốc nhất, với tốc độ tiến triển nhanh chóng và không thể cứu chữa. CJD là một bệnh về não hiếm gặp, được đặt theo tên của hai bác sĩ người Đức, Hans Creutzfeldt và Alfons Jakob, những người đầu tiên mô tả về căn bệnh vào những năm 1920. Dù hiếm gặp và ít được biết đến so với Alzheimer hay Parkinson, CJD đáng sợ ở chỗ nó khiến não bộ bị “ăn mòn” theo đúng nghĩa đen.
Khi con gái ba tuổi của Colleen Henderson cho biết cô bé bị đau khi đi vệ sinh, các bác sĩ đã không quan tâm đến và cho rằng đó là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc táo bón, những căn bệnh thường gặp trong những năm trẻ con ở giai đoạn tập đi vệ sinh. Sau khi hãng bảo hiểm y tế của cô Henderson thông báo họ không trả cho cô chi phí siêu âm, Henderson đã bị trừ $6.000 vào thẻ tín dụng của cô. Rồi một hung tin xảy ra: Trong bàng quang của con gái nhỏ của cô có một khối u to bằng quả bưởi.
Vắc-xin (Vaccines) đã thay đổi vận mệnh của loài người. Trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa (smallpox) đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 triệu người trên toàn thế giới, còn bệnh bại liệt (polio) khiến nửa triệu người tử vong hoặc bị liệt mỗi năm. Nhưng ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vắc-xin, bệnh đậu mùa đã hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh, và bệnh bại liệt cũng đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Đồng tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, tương tự như khẩu độ của máy ảnh. Do đó, nó rất quan trọng đối với tầm nhìn và cách chúng ta nhận thức môi trường xung quanh.Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng kích thước đồng tử bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính
Sở Y Tế Công Cộng (Department of Public Health) Quận Los Angeles vừa được thông báo về một ca bệnh sởi là người không phải cư dân Quận Los Angeles. Người này đã có mặt tại phi trường quốc tế Los Angeles International (LAX) khi đang nhiễm bệnh. Người mang bệnh sởi đã tới Los Angeles trên chuyến bay KAL11/KE11 của hãng Korean Air, hạ cánh tại ga Terminal B của phi trường Tom Bradley International (TBIT) vào ngày 19 tháng 2. Những cá nhân đã đến ga Terminal B vào ngày 19 tháng 2, từ khoảng 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều có thể có nguy cơ phát bệnh sởi do lây nhiễm với du khách này. Phối hợp với Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (Centers for Disease Control), các sở y tế địa phương sẽ thông báo cho những hành khách được chỉ định vào những chỗ ngồi cụ thể có thể đã bị nhiễm bệnh trên chuyến bay KAL11/KE11 của hãng Korean Air vào ngày 19 tháng 2. Các cơ quan này phối hợp với nhau để điều tra các trường hợp có thể đã bị truyền nhiễm trên các chuyến bay quốc tế đến Hoa Kỳ.
Việc giảm cân luôn đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, không ít người cảm thấy nản lòng khi cân nặng dần quay trở lại, dù đã nỗ lực rất nhiều. Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các tế bào mỡ có thể lưu giữ “trí nhớ” về tình trạng mập phì trước đây, khiến chúng dễ phát triển trở lại khi tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu chất béo.
Có lẽ hầu hết mọi người đều đã từng dùng Tylenol (acetaminophen) ít nhất một lần để giảm đau. Tylenol thực sự hiệu quả trong việc giảm các cơn đau nhẹ, từ đau đầu mãi không dứt đến chuột rút cơ bắp dai dẳng. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp hạ sốt, cứu nhiều người khỏi những ngày phải nằm lì trên giường.
Trà là một trong những loại thức uống phổ biến nhất thế giới, chỉ đứng sau nước lọc, và điều này hoàn toàn có lý do. Không chỉ được yêu thích bởi hương vị đậm đà và tác dụng xoa dịu tinh thần, trà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Whitney Linsenmeyer, chuyên gia dinh dưỡng và là phát ngôn viên của Viện Academy of Nutrition and Dietetics, cho biết: “Trà không chứa calorie và rất dồi dào chất chống oxýt hóa antioxidants.” Đây là những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cân bằng mức cholesterol và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực tế, một nghiên cứu năm 2022 chỉ ra rằng những người uống trà thường xuyên có nguy cơ tử vong thấp hơn 9-13% trong vòng một thập niên so với những người không uống trà.
Y học ngày nay tin rằng một tinh thần lạc quan là chỗ dựa vững chắc để giúp cơ thể vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo. Thân và tâm con người có mối liên hệ mật thiết, hỗ tương. Cùng một căn bệnh nan y, nhưng người có niềm tin, có tinh thần mạnh mẽ sẽ có xác suất chiến thắng bệnh tật cao hơn. Cũng vì thế, tạo cho bệnh nhân một niềm hy vọng cũng được xem như một liều thuốc trị liệu bổ sung.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine, đến năm 2060, mỗi năm Hoa Kỳ sẽ có một triệu người mắc chứng trí nhớ suy giảm (dementia), gần như gấp đôi so với tỷ lệ hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trên 55 tuổi có nguy cơ trung bình lên đến 42% mắc chứng trí nhớ suy giảm. Con số này cao hơn nhiều so với các ước tính trước đây, vốn chỉ khoảng 14% đối với nam giới và 23% đối với phụ nữ. Josef Coresh, nhà dịch tễ học tại Trường Y NYU Grossman và là tác giả chính của nghiên cứu, nói với Scientific American: “Tôi cũng đoán được rằng nguy cơ sẽ cao hơn các ước tính từ 20 năm trước, nhưng không ngờ là lại lên đến 42%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.