Hôm nay,  

Tình yêu trong Thơ Thanh Tâm Tuyền

23/03/202421:12:00(Xem: 1652)
thanh_tam_tuyen-dinh_cuong
Thanh Tâm Tuyền
(Tranh Đinh Cường).

 

(Đánh dấu ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, 20-3-2006).

 

Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền.
    Trong khi đang tỏ tình, Anh sợ những cột đèn đổ xuống, Anh sợ những dây điện cuốn lấy chúng ta. Anh sẽ chết và Em sẽ chết, tình yêu hai ta sẽ chết. Anh muốn đưa Em đi thật xa, đi về một nơi trong mơ ước.Hay chúng ta đến công viên, nơi khuất lấp để Anh có thể hôn Em, để thấy môi em như mật đắng, để thấy Tình Yêu chỉ là những móng sắc thương đau. (Dạ Khúc)
    Thanh Tâm Tuyền đã viết như thế, đã yêu như thế.
    Trong khi Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng làm những câu thơ Tình trang trọng hoa mỹ như:
    Ta đặt em lên ngai thờ nữ sắc (ĐH)
    Yêu một khắc để mang sầu trọn kiếp (VHC)
    Thì Thanh Tâm Tuyền làm thơ như lấy ra từ trái tim mình những giọt máu tinh khiết nhất, đẹp và đơn sơ nhưng sâu sắc nhất.Thanh Tâm Tuyền khẳng định: Tình Yêu làm người ta thành Thi Sĩ: Yêu em anh được làm Thi Sĩ.
    Vì chỉ có Tình Yêu mới làm người ta thành một thi sĩ chân thực, mới ôm em trong tay mà nhớ em ngày sắp tới.
    Anh rủ người yêu:
    Đi đi chúng ta đến công viên
    Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
    Trong thành phố, những cột đèn đang ngã xuống, anh không muốn những sợi giây điện cuốn lấy hai chúng ta, bóp chết của chúng ta cả hy vong và đời sống. Hay anh đưa em vào quán rượu.
    Tình yêu đưa anh vào quán rượu, đưa hai ta vào quán rượu, nhưng sao chúng ta chưa say mà đã buồn. Anh và em cùng bước vào một quán rượu. Quán rượu trống rỗng, bàn ghế không bầy, hay quán rượu không có bàn ghế. Phải chăng đó là sự trống rỗng, đó là tuổi trẻ của hai ta: Em nhìn xem, quán trống rỗng, người bán hàng ngủ gật, chúng ta phải bỏ đi thôi. Chúng ta phải ra khỏi đây, anh đưa em đi, chúng ta đi trốn những trống rỗng của đời sống, những giày vò ngày mai.Tuổi trẻ của hai ta quá buồn!
    Sao tuổi trẻ quá buồn như bàn ghế không bày.
    Tình Yêu trong Thơ Thanh Tâm Tuyền là những giọt lệ, chảy ra từ những phiến đá xanh, là những vì sao lấp lánh trên trời là hoa trái của Thượng Đế trong vườn ban cho Anh và Anh tin chắc chắn là như thế. Chúng ta không biết khi nào thì đá chảy ra nhưng giọt nước mắt, nên chúng ta gọi những giọt sương trên đá là lệ đá, chạm tay được vào những giọt sương đó là chạm tay vào lệ. Lệ chảy ra từ đá hay chảy ra từ cặp mắt của những người yêu nhau sẽ biến thành những câu Thơ và những câu Thơ đó lăn ra từ trái tim:
    Em biết không lệ là những viên đá xanh tim rũ rượi, và đôi mắt em, đôi mắt đang yêu đó là những vì sao lấp lánh là vật đáng kể duy nhất của bầu trời: đôi khi anh muốn tin ngoài đời, chỉ còn trời sao là đáng kể/mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em đến ngày cuối.
    Anh tin những trái cây tinh khiết thơm phức, ngọt ngào của Thượng Đế ban cho trên đôi môi người yêu, những hoa cỏ quyến rũ là vòng tay ân ái của người tình. Anh tin Thượng Đế đã ban cho mình những tặng phẩm quý báu đó.
    Đôi khi anh muốn tin ngoài đời thơm phức những trái cây của Thượng Đế/mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em nguồn sữa ngọt khởi đầu/đôi khi anh muốn ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết mà bên cỏ hoa quyến rũ, cánh tay em vòng ân ái.
    Có phải Tác Giả đang nói đến mối tình của Adam and Eve trong vườn Địa Đàng của Thượng Đế!
    Nhưng em ơi! Điều đau đớn đẹp nhất là Những người khóc lẻ loi một mình. Đau và Đẹp luôn đi đôi với nhau. Cả anh và em chúng ta đang yêu nhau nhưng chúng ta đã khóc một mình biết bao nhiêu lần? Đó là Tình Yêu: đau và đẹp.
    Em đã thấy những giọt lệ ứa ra như những viên đá xanh chảy ra từ một tảng đá bao giờ chưa? Đau đớn lệ là những viên đá xanh tim rũ rượi.
    Tình Yêu trong thơ Thanh Tâm Tuyền vượt ra ngoài quy luật Thơ Tình của các tác giả cùng thời. Thanh Tâm Tuyền có một trang giấy riêng, có những ngôn ngữ riêng, giọt lệ riêng mà một số rất ít người có thể chia sẻ được. Nhưng ai đã thích ứng và yêu thơ Thanh Tâm Tuyền thì có cả ngàn lý do để yêu những chữ lạ, những suy nghĩ, những khác biệt trong ngôn ngữ của Thi Sĩ.
Tôi là một trong những người Yêu Thơ Thanh Tâm Tuyền.
    Xin mời thưởng thức thêm một bài Thơ với những tư tưởng “lạ” của Thanh Tâm Tuyền:
 
Người yêu

Chúng tôi chạy trên mùa xuân
ngoài căn phòng riêng
dù cửa sổ
chúng tôi chạy trên mùa xuân
cỏ sương quyến rũ
người yêu nắm cánh tay
không cần những con đường
có thể một lối mòn đã khuất
có thể những đồng hoa đỏ ngút đầu
có thể là bờ ruộng đất non
để chúng tôi nhường nhau chút bước
người yêu nắm cánh tay
chúng tôi chạy trên mùa xuân
mặt trời luôn luôn nhảy nhót tươi cười
con chim nhỏ hót tặng chúng tôi
rằng sao quên chim lâu thế
người yêu khoe hàm răng
ở đâu hình như tiếng bể
ngọt hiền măng sữa
em ơi sao chưa dừng lại
chúng ta vào châu thành
anh thong thả lên thư viện
mở những cuốn sách mùa xuân bay qua nét trắng
người yêu nắm cánh tay
cười tiếng suối
băng qua những cuộc đời ào ào thành phố
cửa nhà rộng choang choang
hai người bạn tình rõi chúng ta trên mắt gác
sao chưa dừng lại em ơi
trong kia làng mở hội
em vào vườn trèo lên cây bưởi
mời mọi người dự đám cưới đôi ta
mùa xuân làm bà mối
người yêu nắm cánh tay
hình ảnh ngoài trời ngỡ vỡ con ngươi
chúng tôi chạy trên mùa xuân
Người ta chỉ yêu khi tự do
không bao giờ chúng tôi dừng lại
chúng tôi chẳng yêu một mình
người yêu nắm cánh tay
bao nhiêu rừng núi không thoả sức
phải bơi qua đại dương
nối liền lục địa
mùa xuân cầm nhịp
tất cả tim hát

Người ta chỉ yêu khi tự do

cỏ sương quyến rũ
người yêu nắm cánh tay
không cần những con đường
có thể một lối mòn đã khuất
có thể những đồng hoa đỏ ngút đầu
có thể là bờ ruộng đất non
để chúng tôi nhường nhau chút bước
người yêu nắm cánh tay
chúng tôi chạy trên mùa xuân
mặt trời luôn luôn nhảy nhót tươi cười
con chim nhỏ hót tặng chúng tôi
rằng sao quên chim lâu thế
người yêu khoe hàm răng
ở đâu hình như tiếng bể
ngọt hiền măng sữa
em ơi sao chưa dừng lại
chúng ta vào châu thành
anh thong thả lên thư viện
mở những cuốn sách mùa xuân bay qua nét trắng
người yêu nắm cánh tay
cười tiếng suối
băng qua những cuộc đời ào ào thành phố
cửa nhà rộng choang choang
hai người bạn tình rõi chúng ta trên mắt gác
sao chưa dừng lại em ơi
trong kia làng mở hội
em vào vườn trèo lên cây bưởi
mời mọi người dự đám cưới đôi ta
mùa xuân làm bà mối
người yêu nắm cánh tay
hình ảnh ngoài trời ngỡ vỡ con ngươi
chúng tôi chạy trên mùa xuân
Người ta chỉ yêu khi tự do
không bao giờ chúng tôi dừng lại
chúng tôi chẳng yêu một mình
người yêu nắm cánh tay
bao nhiêu rừng núi không thoả sức
phải bơi qua đại dương
nối liền lục địa
mùa xuân cầm nhịp
tất cả tim hát
Người ta chỉ yêu khi tự do. (TTT)
 
Thanh Tâm Tuyền, người Thi Sĩ với một mình một ngôn ngữ, một mình một cõi Thơ. Tôi nghĩ ông là một Thi Sĩ Cô Đơn nhất trong những thi sĩ cô đơn.
 
– Trần Mộng Tú
3-20-2024
 
Thơ Dạ Khúc, Phạm Đình Chương phổ nhạc, đổi tựa là: Dạ Tâm Khúc.
Thơ Lệ Đá Xanh, Phạm Đình Chương phổ nhạc, đổi tựa: Nửa Hồn Thương Đau.
Những chữ đậm (bold) trong bài viết là Thơ TTT.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.