Hôm nay,  

“Lời tình buồn” và 10 năm ngày mất của Chu Trầm Nguyên Minh

22/02/202407:51:00(Xem: 1776)

LỜI TÌNH BUỒN

Lời tình bun

 

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc

Lời tình thơm sách vở học trò

Đêm xuống rồi em buồn không hở

Trời xa mù tầm tay với âu lo

 

Anh đi rồi còn ai đưa đón

Áo em bay khuất mất thiên đường

Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi

Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

 

Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng

Cổ em cao tay mười ngón thiên thần

Tóc em xanh trùng dương sóng lượn

Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng

 

Anh đi rồi còn ai tình tự

Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ

Phúc yêu em dấu lần quá khứ

Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô.

(Chu Trầm Nguyên Minh)

 

Bài thơ với 4 khổ thơ, được láy lại cụm từ “Anh đi rồi” ở đầu mỗi câu thơ như một khẳng định… buồn cho tình yêu, bởi một trong hai người là chủ thể tình yêu lại “đi rồi”, có nghĩa là khuyết đi, mất đi, thì làm sao mà trọn vẹn, mà vui được? Vũ Hoàng Chương cũng đã từng viết: “Đời vắng em rồi say với ai?”, huống gì Chu Trầm Nguyên Minh với các hành động cụ thể trong tình yêu: “ai vuốt tóc, ai đưa đón, ai chiêm ngưỡng và ai tình tự”, lời thơ thật buồn và cũng thật trong trẻo, hồn nhiên khi: “Anh đi rồi còn ai vuốt tóc/ Lời tình thơm sách vở học trò/ Đêm xuống rồi em buồn không hở/ Trời xa mù tầm tay với âu lo” . Ba câu thơ 7 chữ, câu thơ thứ 4 lại 8 chữ, giai điệu đẹp, nhè nhẹ như lời tình thủ thỉ. Đó là tuổi hai mươi cùng với khoảng thiên đường tình yêu thật ngọt ngào đằm thắm: “Anh đi rồi còn ai đưa đón/ Áo em bay khuất mất thiên đường/ Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi/ Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương”. Mối tình của tuổi hai mươi, cũng là mối tình của tuổi học trò, của tuổi mới lớn, khi mà “Lời tình thơm sách vở học trò” cùng với “Áo em bay khuất mất thiên đường”? Không điển cố, điển tích như thơ cũ. Các từ như “thơm sách vở học trò, khuất mất thiên đường”, mang nét mới của thập niên 60 của thế kỷ trước, khi mà nhà thơ đang “lăn lộn” với sách vở ở Nha Trang, rồi sau đó là Qui Nhơn, cùng mối tình đầu với một cô tên Sâm ở quê nhà Phan Thiết, thật đẹp và lãng mạn. Chu Trầm Nguyên Minh, khi ấy vẫn là một chàng trai nghèo, tay trắng. Mồ côi cả cha lẫn mẹ với một cuộc đời... buồn. Thi sĩ tên thật là Phạm Minh Tâm, sinh năm 1943 tại làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết, nhưng quê gốc ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, lận đận sống cùng người chú, vừa mưu sinh, vừa tìm con chữ để học, từ Nha Trang, rồi Qui Nhơn, lại trở ngược vào Phan Rang, Phan Thiết, để được theo học Sư phạm và trở thành một Giáo sư Toán ở Phan Rang từ năm 1965. Ông có nhiều mối tình ở những nơi mình đi qua, nhưng cũng là... “Tình buồn”! Theo lời kể của thi sĩ, nàng là người chủ động chia tay để đi lấy chồng khi đang học lớp đệ nhị (11 bây giờ), nhưng bài thơ lại là lời “của người con gái”, và rồi bài thơ được tiếp tục: “Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng/ Cổ em cao tay mười ngón thiên thần/ Tóc em xanh trùng dương sóng lượn/ Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng”. Người xưa nói “Cổ cao ba ngấn” là người con gái đẹp, quý phái. Người con gái của Chu Trầm Nguyên Minh lại có thêm bàn tay “mười ngón thiên thần”, rồi tóc “ em xanh trùng dương sóng lượn”, vậy mà… “anh đi rồi” thì còn ai chiêm ngưỡng? và chắc là người con gái ấy cũng sẽ “biếng điểm trang gương lược”? Một điều buồn và tất yếu của tình yêu!
    Bài thơ kết thúc: “Anh đi rồi còn ai tình tự/ Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ/ Phúc yêu em dấu lần quá khứ/ Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô.” Như một sự hụt hẩng, bất ngờ, với “ còn ai tình tự, tiếng nhớ bơ vơ…”, không một giận hờn, oán trách, hay cay nghiệt như Nguyễn Tất Nhiên là: “ Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên…” Chỉ kịp nhận thấy: “Phúc yêu em, dấu lần quá khứ/ Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô”, một hình ảnh thật… buồn, cũng thật lãng mạn. Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh hai từ ở đầu câu thơ áp chót là “ PHÚC yêu em”, khác với lời trong nhạc phẩm “Lời tình buồn”, Vũ Thành An đã sửa lại là “PHÚT yêu em” có vẻ “thoáng qua” và ngắn ngủi hơn là “Phúc yêu em” là hạnh phúc được yêu em, là yêu em mãi mãi, dài lâu, đây cũng chính là sự “tự tình” sâu nặng và cả cam chịu lẫn hạnh phúc với tình yêu ấy, vì vậy, “Nụ hôn đầu rụng xuống” là một hình ảnh ý vị, rất mới, và cũng ẩn dụ bao điều. Phải chăng tác giả, thay lời người yêu để chấp nhận một cuộc tình buồn, không thành đôi lứa, nhưng đẹp và thánh thiện của những người yêu nhau, tôn thờ tình yêu, luôn giữ mãi cho mối tình thật đẹp để mãi mãi còn nhớ đến nhau?
    Giờ thì nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh đã “đi” thật rồi, và đi rất xa vào chốn “thiên đường” của riêng ông (Ông mất lặng lẽ vào ngày 19 tháng 2 năm 2014 tại Sài Gòn), mới đó mà đã 10 năm, trong sự tưởng nhớ không nguôi của những người mến mộ thơ ông và luôn nhớ mãi bài thơ, ca từ của nhạc phẩm “Lời tình buồn” vẫn còn vang vọng trên cõi thế gian này, thấm sâu vào hồn người để yêu nhau và duy trì cái đẹp trong tình yêu con người…

 

– Trn Hoàng Vy

CHU TRẦM NGUYÊN MINH 2
Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh trong một bức hình ở tuổi xế chiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.