Hôm nay,  

“Lời tình buồn” và 10 năm ngày mất của Chu Trầm Nguyên Minh

22/02/202407:51:00(Xem: 1901)

LỜI TÌNH BUỒN

Lời tình bun

 

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc

Lời tình thơm sách vở học trò

Đêm xuống rồi em buồn không hở

Trời xa mù tầm tay với âu lo

 

Anh đi rồi còn ai đưa đón

Áo em bay khuất mất thiên đường

Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi

Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

 

Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng

Cổ em cao tay mười ngón thiên thần

Tóc em xanh trùng dương sóng lượn

Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng

 

Anh đi rồi còn ai tình tự

Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ

Phúc yêu em dấu lần quá khứ

Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô.

(Chu Trầm Nguyên Minh)

 

Bài thơ với 4 khổ thơ, được láy lại cụm từ “Anh đi rồi” ở đầu mỗi câu thơ như một khẳng định… buồn cho tình yêu, bởi một trong hai người là chủ thể tình yêu lại “đi rồi”, có nghĩa là khuyết đi, mất đi, thì làm sao mà trọn vẹn, mà vui được? Vũ Hoàng Chương cũng đã từng viết: “Đời vắng em rồi say với ai?”, huống gì Chu Trầm Nguyên Minh với các hành động cụ thể trong tình yêu: “ai vuốt tóc, ai đưa đón, ai chiêm ngưỡng và ai tình tự”, lời thơ thật buồn và cũng thật trong trẻo, hồn nhiên khi: “Anh đi rồi còn ai vuốt tóc/ Lời tình thơm sách vở học trò/ Đêm xuống rồi em buồn không hở/ Trời xa mù tầm tay với âu lo” . Ba câu thơ 7 chữ, câu thơ thứ 4 lại 8 chữ, giai điệu đẹp, nhè nhẹ như lời tình thủ thỉ. Đó là tuổi hai mươi cùng với khoảng thiên đường tình yêu thật ngọt ngào đằm thắm: “Anh đi rồi còn ai đưa đón/ Áo em bay khuất mất thiên đường/ Tuổi hai mươi vòng tay chờ đợi/ Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương”. Mối tình của tuổi hai mươi, cũng là mối tình của tuổi học trò, của tuổi mới lớn, khi mà “Lời tình thơm sách vở học trò” cùng với “Áo em bay khuất mất thiên đường”? Không điển cố, điển tích như thơ cũ. Các từ như “thơm sách vở học trò, khuất mất thiên đường”, mang nét mới của thập niên 60 của thế kỷ trước, khi mà nhà thơ đang “lăn lộn” với sách vở ở Nha Trang, rồi sau đó là Qui Nhơn, cùng mối tình đầu với một cô tên Sâm ở quê nhà Phan Thiết, thật đẹp và lãng mạn. Chu Trầm Nguyên Minh, khi ấy vẫn là một chàng trai nghèo, tay trắng. Mồ côi cả cha lẫn mẹ với một cuộc đời... buồn. Thi sĩ tên thật là Phạm Minh Tâm, sinh năm 1943 tại làng Phú Bình, Hàm Liêm, Phan Thiết, nhưng quê gốc ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, lận đận sống cùng người chú, vừa mưu sinh, vừa tìm con chữ để học, từ Nha Trang, rồi Qui Nhơn, lại trở ngược vào Phan Rang, Phan Thiết, để được theo học Sư phạm và trở thành một Giáo sư Toán ở Phan Rang từ năm 1965. Ông có nhiều mối tình ở những nơi mình đi qua, nhưng cũng là... “Tình buồn”! Theo lời kể của thi sĩ, nàng là người chủ động chia tay để đi lấy chồng khi đang học lớp đệ nhị (11 bây giờ), nhưng bài thơ lại là lời “của người con gái”, và rồi bài thơ được tiếp tục: “Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng/ Cổ em cao tay mười ngón thiên thần/ Tóc em xanh trùng dương sóng lượn/ Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng”. Người xưa nói “Cổ cao ba ngấn” là người con gái đẹp, quý phái. Người con gái của Chu Trầm Nguyên Minh lại có thêm bàn tay “mười ngón thiên thần”, rồi tóc “ em xanh trùng dương sóng lượn”, vậy mà… “anh đi rồi” thì còn ai chiêm ngưỡng? và chắc là người con gái ấy cũng sẽ “biếng điểm trang gương lược”? Một điều buồn và tất yếu của tình yêu!
    Bài thơ kết thúc: “Anh đi rồi còn ai tình tự/ Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ/ Phúc yêu em dấu lần quá khứ/ Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô.” Như một sự hụt hẩng, bất ngờ, với “ còn ai tình tự, tiếng nhớ bơ vơ…”, không một giận hờn, oán trách, hay cay nghiệt như Nguyễn Tất Nhiên là: “ Khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên…” Chỉ kịp nhận thấy: “Phúc yêu em, dấu lần quá khứ/ Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô”, một hình ảnh thật… buồn, cũng thật lãng mạn. Ở đây cũng cần phải nhấn mạnh hai từ ở đầu câu thơ áp chót là “ PHÚC yêu em”, khác với lời trong nhạc phẩm “Lời tình buồn”, Vũ Thành An đã sửa lại là “PHÚT yêu em” có vẻ “thoáng qua” và ngắn ngủi hơn là “Phúc yêu em” là hạnh phúc được yêu em, là yêu em mãi mãi, dài lâu, đây cũng chính là sự “tự tình” sâu nặng và cả cam chịu lẫn hạnh phúc với tình yêu ấy, vì vậy, “Nụ hôn đầu rụng xuống” là một hình ảnh ý vị, rất mới, và cũng ẩn dụ bao điều. Phải chăng tác giả, thay lời người yêu để chấp nhận một cuộc tình buồn, không thành đôi lứa, nhưng đẹp và thánh thiện của những người yêu nhau, tôn thờ tình yêu, luôn giữ mãi cho mối tình thật đẹp để mãi mãi còn nhớ đến nhau?
    Giờ thì nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh đã “đi” thật rồi, và đi rất xa vào chốn “thiên đường” của riêng ông (Ông mất lặng lẽ vào ngày 19 tháng 2 năm 2014 tại Sài Gòn), mới đó mà đã 10 năm, trong sự tưởng nhớ không nguôi của những người mến mộ thơ ông và luôn nhớ mãi bài thơ, ca từ của nhạc phẩm “Lời tình buồn” vẫn còn vang vọng trên cõi thế gian này, thấm sâu vào hồn người để yêu nhau và duy trì cái đẹp trong tình yêu con người…

 

– Trn Hoàng Vy

CHU TRẦM NGUYÊN MINH 2
Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh trong một bức hình ở tuổi xế chiều.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.