Hôm nay,  

Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt: Cảm Động, Lưu Giữ Hồn Chữ Việt

18/03/202421:11:00(Xem: 2109)
blankThầy Thích Nhuận Tâm (tận cùng trái) và nhà báo Vũ Đình Trọng (tận cùng phải) phát Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp Lớp Thư Pháp.  
  

Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt:
Cảm Động, Lưu Giữ Hồn Chữ Việt
 

QUẬN CAM, California (Phan Tấn Hải/VB) -- Buổi Lễ Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt - Khóa 1 đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật ngày 17/3/2024 tại quán Heaven Restaurant Karaoke Entertainment ở thị trấn Stanton, Quận Cam, Caliofnria.
 

Đây cũng là sự kiện công chúng đầu tiên của Nhóm Thư Pháp Hương Việt, với Trưởng Nhóm là anh Vinh Nguyễn, sau khoảng 3 tuần lễ học Thư Pháp dưới sư hướng dẫn của Thầy Thích Nhuận Tâm, Trụ trì Chúa Lá Gò Vấp, cũng đồng thời là Giám đốc "Trung tâm Thiện Nhơn - Dạy ngoại ngữ và văn hóa miễn phí" với các lớp dạy 6 ngoại ngữ miễn phí. Bản thân Thầy Thích Nhuận Tâm không chỉ là nhà thư pháp, nhà giáo dục, còn nổi tiếng như một nhà thơ trong giới văn nghệ sĩ trong và ngoài VN.

Tuy gọi là Buổi Lễ Bế Giảng nhưng vẫn là trong vòng thân mật bạn hữu, nơi các học viên, thân hữu trong một buổi chiều rất văn nghệ đã gặp gỡ, trò chuyện. Nơi đó, các học viên đã viết thư pháp tặng khách. Điều ngạc nhiên là khóa học chỉ có hai hay ba tuần lễ, nhưng các học viên đã có những nét chữ "rồng bay, phượng múa" rất lả lướt.
 

Hiện diện trong Lễ Bế Giảng Thư Pháp cũng có một số tăng ni thân hữu của Thầy Nhuận Tâm: Thượng Tọa Thích Thánh Minh, Thượng Tọa Đăng Đại Thể, Ni sư Trí Định. Trong giới văn nghệ sĩ có Vũ Đình Trọng, người đã gánh vác công việc tổ chức Lớp Thư Pháp ngay từ ban đầu, và trong lời nói đầu nhà báo họ Vũ đã bày tỏ rằng anh ước mơ trong các hội Tết tương lai sẽ có các Phố Ông Đồ hiện diện trong tất cả các Hội Tết để viết thư pháp tặng đồng hương, giữ gìn một nếp văn hóa ngày xuân cho cộng đồng.

blankHình lưu niệm

blankTặng câu đối cho các nhà bảo trợ, mạnh thường quân.

blankHai MC Quế Phượng (trái) và Minh Tâm (phải). Nhà bảo trợ đứng giữa phát biểu cảm xúc.

 

Trong giới văn nghệ sĩ còn thấy có nhà báo Thùy Linh, nhà báo Ngọc Lan, nhà thơ Lê Giang Trần, và một số bạn văn nghệ khác. Nhà báo Phan Tấn Hải khi được mời lên phát biểu đã nói rằng anh có giao tình với Thầy Thích Nhuận Tâm từ nhiều năm, và cứ hễ Thầy ra thăm Quận Cam dịp Tết nhiều năm trước, anh đều hỗ trợ Thầy bằng các bản tin kịp thời.
 

Sau khi anh Vinh Nguyễn, Trưởng Nhóm Thư Pháp Hương Việt phát biểu, Thầy Thích Nhuận Tâm chia sẻ hoạt động lớp ngoại ngữ của Chùa Lá - Gò Vấp, và lớp thư pháp đầu tiên tại hải ngoại. Vì chủ yếu là dạy ngoại ngữ miễn phí cho cả 6 ngôn ngữ, nên Trung Tâm Thiện Nhơn có lúc kẹt tiền, và Thầy Nhuận Tâm được Phật tử hỗ trợ, nhưng vẫn không đủ, đó là lý do Thầy phải lo vận động.
 

blankTừ trái sang: nhà báo Vũ Đình Trọng (đang đứng), Thượng Tọa Thích Thánh Minh (ngồi), Thầy Thích Nhuận Tâm (đứng), Ni sư Trí Định (ngồi) và Thầy Đăng Đại Thể.

blankHình lưu niệm

blankHai ca sĩ tuyệt vời, từ trái: Thái Hoàng, Nam Trân.

  

Thầy Thích Nhuận Tâm và nhà báo Vũ Đình Trọng đã thực hiện nghi thức trao Giấy Chứng Nhận Tốt Nghiệp Lớp Thư Pháp Hương Việt cho các học viên. Các học viên nói rằng sẽ rèn luyện thư pháp ngay cả sau khi Thầy Nhuận Tâm trở về VN, và tương lai, khi các thế hệ kế tiếp, các thư pháp gia có thể sẽ viết thư pháp bằng tiếng Anh để một hình ảnh văn hóa Việt bám rễ vào các hoạt động của cộng đồng tương lai.
 

Thầy Nhuận Tâm cũng đã trao tặng quả lưu niệm cho các nhà tài trợ, các vị Mạnh Thường Quân đã giúp thực hiện cho Lễ Bế Giảng. Tiếp theo là phần tri ân, nói về nhu cầu hỗ trợ Trung Tâm Ngoại Ngữ miễn phí, và đấu giá vật phẩm phong thủy gây quỹ hoạt động giáo dục tại Chùa Lá - Gò Vấp.
 

Hai MC Minh Tâm và Quế Phương đã xuất sắc điều hợp buổi lễ. Cả hai cũng là hai ca sĩ xuất sắc, với những đóng góp độc đáo, như Minh Tâm hát được cả 3 giọng Nam, Trung, Bắc.
 


blankNhà thơ Lê Giang Trần (thứ 2 từ trái) và các văn nghệ sĩ, thăm Thầy Nhuận Tâm (phải).

blankHai nhà thư pháp xuất sắc của lớp.



Đóng góp trong phần văn nghệ còn có ca sĩ Nam Trân và Thái Hoàng. Cũng cần nói rằng, vợ chồng ca sĩ Thái Hoàng đã cho mượn một căn nhà trống để có chỗ mở lớp thư pháp, và ngôi nhà này cũng là nơi lưu trú của Thầy Thích Nhuận Tâm trong khi ở Quận Cam.
 blankblankblankThư pháp do học viên viết.
  

Trước khi viết bản tin này, về tình hình tài chánh, người viết được Thầy Nhuận Tâm giải thích: "Tối nay tổ chức lễ bế mạc lớp Thư Pháp Hương Việt, mọi người ủng hộ được 6.000 USD để Thầy trả lại cho vợ chồng Hải-Bằng cho mượn hồi năm 2018 khi thầy Thích Nhuận Tâm ở Chùa Lá - Gò Vấp - Sài Gòn mua ngôi nhà làm đường đi cho sinh viên, còn thiếu 19 ngàn đôla thì vợ chồng Hải Bằng cũng hoan hỷ. Lúc đó, Thầy mua ngôi nhà tổng giá trị 1tỷ 350 đồng VN."

  

Video dài 3:20 phút giới thiệu Trung Tâm ngoại ngữ Chùa Lá Gò Vấp:

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Chùa Lá - Gò Vấp tại: www.youtube.com/@chualagovap7073 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Khi nói về nền âm nhạc Việt Nam thời hiện đại, không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Duy. Đã có quá nhiều mỹ từ mà giới yêu nhạc Việt Nam sử dụng khi nói về ông: người nhạc sĩ của thế kỷ, phù thủy âm nhạc, cây đại thụ của ca khúc Việt Nam… Cũng vì thế, viết và nói về nhạc sĩ Phạm Duy là một điều khó, vì đã có quá nhiều người phân tích từ đủ mọi góc cạnh. Từ những nhà phê bình âm nhạc, cho đến bạn bè của ông là những văn nghệ sĩ, hay những người mến mộ. Họ viết về cuộc đời nổi trôi theo vận nước Việt Nam của Phạm Duy, về giai điệu và ca từ Phạm Duy, về khả năng sáng tác bền bỉ của người nhạc sĩ thiên tài…
Viết về nhạc Phạm Duy mà không nói tới tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh là một thiếu sót không nhỏ. Như ta bước hụt một nấc thang. Tiếng hát của ca sĩ là chỉnh lại thăng bằng giữa nhạc và lời, khi niềm tĩnh lặng cần thiết một biến đổi. Những lặng yên nốt nhạc của nhạc sĩ trên mặt giấy, bỗng rảo bước đi, qua lời ca sĩ. Nhạc của Phạm Duy là nhiên liệu. Thái Thanh đốt lên thành ngọn. Ngọn rực rỡ bình minh. Ngọn hắt hiu của cây đèn lạp đêm khuya. Lửa ấy, lời ca ấy, không chỉ để ta nghe, thổ lộ những tâm tình, mà, còn để ta Nhìn, những bức minh họa. Cánh diều, con đê, bên ánh đèn mẹ ngồi khâu áo, đèo núi cao đoàn quân đi qua, bờ nước rộng con thuyền lên đường viễn xứ, chiều làng quê anh thương binh trở lại, và nắng tươi màu, áo ai phận mỏng, và thế gian giao mùa chinh chiến, và âm dương trở mình trong tiếng chày kinh. Cõi nhân ảnh mờ mờ, ảo ảo, hay tục lụy rõ soi ấy, một kiếp đời, ai cũng từng trải.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.