Có Khi Như Âm Vọng

22/06/202512:44:00(Xem: 368)
composition-ii-1955_Huguette-Arthur-Bertrand-(1920-2005)
Composition ii 1955, họa sĩ: Huguette Arthur Bertrand
 nguồn: wikiart.org    

 

tôi đến chốn này

giữa giấc mơ chìm trong cơn mê

đã quá cữ

 

ngó ngọn nến nhỏ giọt

tàn lụn và lịm chết

chưa soi rõ mặt người

 

lòng thương hại có giới hạn

không khế ước

không hợp đồng

không bắt tay giao kết

 

bản chỉ dẫn với hình mũi tên: lối ra  ̶ ̶ ̶ 

lôi ra lội ra

lăn ra lặn ra

 

bất ngờ bắt gặp tôi trong con hẻm

tối và vắng

chập choạng định hình

từ những mảng những mảnh thô ráp

trên dòng cảm thức ngẫu hứng

 

loáng thoáng nghe mình kêu la

lời ghi vội trên trang giấy nhàu nát

và phát hiện tôi không là tôi

trong đêm dài cả tin vào thượng đế

 

chứng nhức đầu lặp lại thường xuyên gần đây

đau như búa bổ

tưởng chừng đi ngang nhà hàng lẩu và nướng

bị quật ngã bởi khói và mùi gia vị

và có thể ám ảnh của cái đói nhiều năm trước  ̶ ̶ ̶   

rồi cũng quen thôi. 

 

Quảng Tánh Trần Cầm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
là cuộc đổi đời | là giấc mơ mù quáng | là cuộc thí nghiệm xã hội đã thất bại | nuốt chửng người trong cuộc và diễn viên quần chúng
lịch sử cau mày | viết lại những thiên vị, hồ đồ \ nhưng bờ đê đã vỡ và tất cả trôi xuôi chiều nước mắt
Bạn đang nghe thấy gì trong khí hậu tháng Tư? / Tiếng kêu từ đáy huyệt cuối trời. / Tiếng gió xoáy những cột cờ tử thương tuẫn tiết. / Tiếng phố vỡ triệu mảnh thủy tinh cắt lồng ngực tháng tư rỉ máu mãi chưa khô. / Tiếng sóng hôi dao mùi hải tặc từ oan nghiệt một thời biển huyết. / Tiếng oan hồn dật dờ tìm về cố quận, đáy vực kia bầy cá hoang tảo mộ. / Tiếng hậu chấn từ tâm hồn con dân tháng Tư choàng lên thảng thốt. Dấu chàm xanh lưu xứ để nhận ra nhau. / Tiếng con bướm gáy trong giấc ngủ đôi bờ chiến tuyến. / Tiếng vô vọng của dòng thơ đớn đau, sỉ nhục trải dài trên đất đai tổ quốc. /Tiếng mong mỏi trên những dòng thơ đang vuốt mắt lịch sử, xin hãy chết yên, chết quên, và mở lòng ra ôm những vết thương, trồng lại bóng Quê Nhà…
“Chìm trong biển chết trôi tim người / Còn gì đâu tiếc thương xa xôi …” Chiếc tàu nhỏ rời bến Constantine, Algeria, chở Enrico Macias đến một nơi xa lạ, người lưu vong không bao giờ được phép trở về. Làm sao cánh chim di có thể quên lối cũ? Chiến tranh xua đuổi ông ra khỏi quê nhà. Tàu khởi hành không một người đưa tiễn. “Người tình ơi, ta xa nhau. Mượn đôi mắt em lên đường.” Với cây guitar làm hành trang, ông ghi lại, “J'ai quitté mon pays …”
Cuối tháng 3 nằm ngủ ngoài hiên nhà, quá khuya thức dậy đầu tháng 5. Mây xuống thấp nhập sương mù lên cao. Ánh đèn lảo đảo suốt đêm ý nghĩ nín câm, chờ trời sáng. Sớm dậy, xuống phố uống cà phê với bạn. –“Con ơi, nhớ về ăn trưa.” “Chiều con mới về, mẹ nhớ uống thuốc ho.”Một ngày lem lọ bình thường, tin chiến sự hòa giải. Không Nga, không Mỹ, không Trung quốc, chỉ Bắc Nam bắt tay. Huynh đệ một nhà cần gì hàng xóm.
thời gian rủ nhau về tháng tư trũng mắt | lập lòe nhớ đóm lửa thanh xuân | ngồi bên hiên nghe hụt hẫng | thủy triều biển Đông ào ạt mặn lòng
Ngọn cờ này ta mang từ núi Thứu | Trồng nơi đây không biết đã bao đời | Hút đất đá nên đổi màu khác lạ | Cứ như màu câu hát ngấm trong nôi. | Này sắc vàng sắc thịt da dân việt.
Từ đó chết rồi | Hồi báo động của nỗi an bình thơ | Đừng đổ lỗi sự bất cẩn cho kiếp nạn
Tô phở Việt Nam | Có rau Quế lấy giống từ Bắc Việt \ Có rau thơm rễ tận miền Trung | Có giá ngon gốc từ Lục Tỉnh | Có ông bà cha mẹ anh em ăn húp sáng chiều.