T R Ă N G T H Ạ C H

26/04/202309:45:00(Xem: 1528)
Screenshot 2022-09-01 125218
Minh họa Đinh Cường

 

 

Đến lúc tuyết hóa thạch

đời mình cũng trăm năm

khuyên. một tầng xao động

con tim mải miết lầm

 

 

 

giữa tràng thiên lâm lụy

biển lớn dậy con đò

sông bức về ngạ quỷ

trôi xám nỗi buồn tro

 

 

 

củi than chiều không hẹn

lem lấm thức mây dài

em cứ đến cứ đến

cho mùi thơm chuyền vai

 

 

 

níu tay miền xao lại

lơ lửng tiếng khinh đồng

ngọn trúc đào tê tái

rụng huyền hồ,  như không

 

 

 

như tóc dài buông khải

ngọn đau mạch núi ngầm

trăng lão vàng xuân bệnh

đuối về ngực xa xăm

 

 

 

H o à n g  X u â n  S ơ n

nov.2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Mời các bạn đọc một ngụ ngôn tân thời của thi sĩ Nobel Louise Gluck. Bóng tối che đậy tội ác. Che giấu những con mèo từ rừng hoang xuống trà trộn vào thành phố. Ban ngày, chúng hiền lành. Về đêm, mèo lộng hành, bè đảng, lòng dạ hung tợn, ngay cả người cũng sợ. Chúng săn đuổi, tiêu diệt những sinh vật không có sức kháng cự. Thảm thương cho thân phận làm chuột. Ngày không dám nhìn mặt trời. Đêm la hét đau đớn dưới răng mèo sắc bén. Chết, Chuột chết la liệt đầy phố đêm. Ai biết? Biết rồi, ai nói? Trước khi trời sáng, xã hội quét dọn, đường phố sạch sẽ, không dấu vết sát thủ, nạn nhân. Mặt trời lên. Mèo hiều hậu, dễ thương, Chuột trốn nắng. Người vô tư. Nhưng rồi đêm sẽ đến, sẽ tiếp diễn máu me và định mệnh.
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.
nếu tôi không thể là người hùng / tôi mang tên người di dân gương mẫu / ôi những chiếc thuyền / & những người trên những chiếc thuyền ấy / can đảm biết bao & khác xa / đám tỵ nạn đương thời chúng ta nợ họ / Tôi ngậm chặt lưỡi / nghe âm thanh / thân thuộc gần như nhà mình / khi tên Dương Thu Hương mất đi dòng sông / trong miệng lão thầy / và chẳng ai buồn hỏi vì sao / mặt tôi giàn giụa. & nhớ đến chiếc bàn buồn bã, / trong góc xó lớp học / tôi viết lời nguyện cầu / cho lũ trẻ sắp vào chật lớp này: / hãy để đám trẻ được xưng tên chúng như mẹ chúng đã từng gọi thế. / hãy để điệp khúc được xướng lại hay cố gắng & cố gắng như thế. / hãy để những câu chuyện không pha chất trọ trẹ / & giữ lại thanh âm không phiên dịch. / hãy để lũ trẻ điền vào khoảng trống bằng ký ức.
những bông hoa Diên Vỹ / nở tím chiều tháng Năm / Anh nở tím hồn em / bắt đầu vào tháng mấy
trên đồi gió khoác áo thư sinh tóc bạc / như lữ hành đi qua đồng bằng / thỏa mãn khát khao / sông dài núi rộng / thèm dòng sữa chảy ra từ lồng ngực / que diêm cháy một lần rồi tắt / vẽ vời chi / trăm cảnh lao đao
Trước đây, Thường Thấu Thấm thuộc về giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác. Tuy nhiên, dịch thuật cũng mang cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ và ngữ pháp, được xác định minh bạch về bản chất, cá tính và chức năng, có tính toàn cầu trong hệ thống ngôn ngữ, có tính chung để thông đạt, nên giả thuyết này có thể áp dụng vào dịch thuật, song song với giả thuyết thưởng ngoạn và sáng tác.
Sủa ra xóm sủa xuống làng / Người dân nghe sủa hoang mang tột cùng / Nhưng loài sủa vẫn dửng dưng / Sủa tâng công để cửu trùng sủa khen
Tôi lắng nghe tiếng khóc đâu / đó nấc lên ngày tháng tư lắng / nghe từng âm âm ức ức mà / phỏng đoán tiếng khóc / ấy là khóc mừng vui sum / họp hay tủi hờn chia ly.
khi tiếng đàn chìm vào khuya tối nhường lại cho đàn dế đen / huyên náo gọi nhau / tuyên bố kẻ thua người thắng / vì còn quá nhiều tranh đấu suốt ngày / đài chưa kịp loan tin tức