T R Ă N G T H Ạ C H

26/04/202309:45:00(Xem: 1535)
Screenshot 2022-09-01 125218
Minh họa Đinh Cường

 

 

Đến lúc tuyết hóa thạch

đời mình cũng trăm năm

khuyên. một tầng xao động

con tim mải miết lầm

 

 

 

giữa tràng thiên lâm lụy

biển lớn dậy con đò

sông bức về ngạ quỷ

trôi xám nỗi buồn tro

 

 

 

củi than chiều không hẹn

lem lấm thức mây dài

em cứ đến cứ đến

cho mùi thơm chuyền vai

 

 

 

níu tay miền xao lại

lơ lửng tiếng khinh đồng

ngọn trúc đào tê tái

rụng huyền hồ,  như không

 

 

 

như tóc dài buông khải

ngọn đau mạch núi ngầm

trăng lão vàng xuân bệnh

đuối về ngực xa xăm

 

 

 

H o à n g  X u â n  S ơ n

nov.2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
khi đồng bằng cất tiếng ru của dòng sông / đất trời sẽ trở mình / thức dậy theo tiếng kêu tình nhân sông núi / tuổi xế chiều và bóng tối / đồng lõa một chút yêu nhau vội vã / như chén tương phùng uống cạn bình minh
giả sử niềm tin vẫn sáng soi / xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà / khói hương xì xụp vái / cầu người đã bỏ ta đi / đừng bỏ ta đi
Ngô đồng một lá rơi / Nhìn mắt em thoáng thấy / Mùa Thu, vàng đến rồi
Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng / Có khi bằng đường cong / Có khi bằng con đường dích-dắc / Có khi lại là những dấu chấm / Tưởng rất gần / Mà nối hoài / Hụt hơi / Không đến
Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”
Người đàn bà thức dậy / bỏ đi lúc mờ sương / vết trũng trên mặt giường / Còn ngập đầy bóng trăng.
như đốm lửa âm thầm / mẹ ngồi trầm ngâm bên cơi trầu / chiều xuống ôm bóng lặng / ngái ngủ tiếng kinh cầu lê thê / cơn mưa dông lướt thướt không dứt
Tôi không nói / Chỉ có hàng cây gió thổi / Và bóng. Tối / Tôi không ngủ / Chỉ có đêm đang trôi / Có lẽ sẽ một lời / Để đừng tan vào bóng tối
Em bỏ nước Mỹ giàu sang / về với cuộc đời cần lao đến nỗi bệnh trọng thân vong / có kẻ cho rằng em dại / cái dại của em gấp ngàn lần cái khôn của những kẻ / dát vàng khoe khoang xe triệu đô nhà trăm tỷ /
từ biệt tích anh ta trở về ghé thăm / vẫn khẩu trang, áo cao su bảo vệ linh hồn, và / bảo vệ nguyên tắc không lây nhiễm / cảm xúc - anh nói – thứ phiền phức rẻ tiền / hệt như mong muốn vô hạn của đàn bà / làm đàn ông mất hứng.