Hôm nay,  

Hoang Đảo của Tử Thần

27/03/202011:16:00(Xem: 8432)

Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo từ The National Guard của Flickr
Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo: The National Guard / Flickr



Bác sĩ gốc Việt Alyssa Nguyễn Phước làm việc trong Phòng Cấp Cứu – ER (Emergency Response) của một bệnh viện tại New York (bà không muốn nêu tên vì lý do tế nhị). Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên TuAnh Dam, đăng trên tờ NY City Lens ngày 26/3/2020; ianbui dịch lại từ tiếng Anh.

 

Q: Bác sĩ thấy sự khác biệt nào trong phòng cấp cứu trước và sau khi dịch COVID bùng phát?

 

A: Thông thường người ta vô ER vì bất cứ lý do gì. Dập ngón chân, xét nghiệm mang thai, u đầu cách đây hai tuần nay bỗng thấy chóng mặt… Vô gia cư, tâm thần, những thứ mà trong ER chúng tôi thường gặp – tất cả đều biến mất từ ngày có các ca COVID-19 đầu tiên.

 

Phòng cấp cứu thường không bao giờ yên lặng. Vậy mà bây giờ chỉ nghe tiếng ho húng hắng và tiếng beep của máy móc khắp mọi nơi. Mấy chiếc xe cáng đầy người nằm. Ai cũng đeo khẩu trang – từ bệnh nhân cho đến bác sĩ và y tá. Rất khó để làm những việc bình thường nhất, như uống cà phê.

 

Việc cứu tỉnh bệnh nhân xưa nay giống như một sinh hoạt cộng đồng. Cần rất nhiều bàn tay, nhiều người phụ trợ; đôi khi tôi có cảm tưởng mình là người nhạc trưởng điều khiển dàn giao hưởng. Anh, làm cái này. Chị, làm cái kia… Và khi mọi thứ diễn ra không vấp váp, kết quả thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp.

 

Thời COVID không như vậy nữa. Trong phòng ER chỉ còn những người bắt buộc phải có mặt. Mắt kính goggle của ai cũng bị mờ vì hơi thở; họ cố gắng di chuyển vật dụng trong khi làm việc.

 

Có cảm giác như ta đang ở trên một hoang đảo của tử thần. Những người đồng nghiệp, kể cả những tay nghề dày dạn và từng trải nhất, cũng không cầm được nước mắt. Gần như ngày nào tôi cũng khóc, nhưng rồi phải nuốt ngược vào trong để đi làm.

 

Q: Bác sĩ có thể nào kể về bệnh nhân COVID thứ nhất của mình không?

 

A: Mới đầu ông ta được đưa vào để điều trị sỏi thận. Tình cờ bức CAT Scan chụp hình bụng để dò tìm sỏi có dính một tí phần phổi của ông ta, trông nó đáng nghi.

 

Ông ta vào ER hôm thứ Sáu. Đến thứ Ba tuần sau ông ta nhận được tin thông báo nhiễm coronavirus. Được khuyên nên trở lại bệnh viện, ông ta trả lời, “Tôi cảm thấy bình thường, hơi sốt một tí. Tôi muốn ở nhà.” Nhưng đến thứ Năm thì bác sĩ của ông ta gọi cho hay “Tình trạng ông ấy không tốt. Bị khó thở. Sẽ đưa trở lại.”

 

Tôi nhớ, lúc đó tôi chạy vòng vòng lo đủ thứ vì ông ta là bệnh nhân đầu tiên. Phải đặt ông ta trong phòng nào? Sẽ cần những ai giúp việc cho ca này? … Tôi cố điều phối mọi thứ thật chu toàn để không ai có thể bị lây.

 

Thế rồi bỗng dưng ông ta xuất hiện. Khi một con thú quá sợ hãi mắt chúng thường mở tròn, to đến độ ta có thể thấy hết tròng trắng xung quanh tròng đen; đó là hình ảnh ông ta lúc ấy.

 

Ông ta được đeo khẩu trang; hơi thở dồn dập khoảng 60 nhịp một phút như thể đang chết chìm, không đủ dưỡng khí. Lúc được đẩy vào ông ta đang trong tình trạng hốt hoảng, hít thở mạnh qua mảnh khẩu trang.

 

Chỉ có tôi và một bác sĩ khác lo cho ông ta; gắn ống thở cùng các thứ. Thật là đáng sợ. Tay tôi run như chiếc lá mặc dù đây là những việc tôi làm đã rất nhiều lần; run đến độ tôi xém đâm kim vào tay mình.

 

Chúng tôi tưởng mình đã chuẩn bị thật kỹ, nhưng giờ nhìn lại vẫn thấy chưa ổn. Lúc đó chúng tôi thật sự không biết nhiều thứ — không biết mình sẽ cần những gì; không biết bệnh tình ông ta sẽ ra sao; không có một hệ thống và quy trình làm việc cụ thể nào cả.

 

Q: Hầu hết bệnh viện và y sĩ đã chuẩn bị đón người bệnh COVID từ mấy tuần qua, nhưng nó có giống như những gì bà nghĩ khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện không?

 

A: Ghê gớm hơn nhiều. Lượng người được đưa vào cũng như số người bị bệnh đông hơn tôi tưởng tượng.

 

Trong đầu tôi chỉ nghĩ, bệnh viện sẽ bị tràn ngập bởi rất nhiều người bị bệnh nặng. Nhưng tôi không lường trước nó sẽ dẫn đến nhiều xáo trộn xã hội như vậy. Đến khi nó xảy ra, và ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình, ta mới nhận thấy: “Ồ, có quá nhiều thứ để lo. Mình làm không xuể.”

 

Nếu hệ thống y tế của Trung Quốc và Ý đã bị quá tải, chúng ta cũng sẽ bị quá tải không thua gì họ.

 

Q: Thống đốc Cuomo nói mức tệ hại nhất vẫn chưa đến; theo bà tương lai sẽ ra sao?

 

A: Lúc nào tôi cũng mường tượng về chuyện đó, rất khó tránh bị chi phối bởi nó. Mỗi ngày tình hình mỗi căng thẳng hơn một chút. Tôi có cảm giác ruột mình bị quặn thắt: “Một tuần lễ nữa sẽ ra sao? Hai tuần lễ nữa? Nội nay mai?”

 

Về mặt cụ thể, hầu hết các bệnh viện trong vùng New York hoặc sắp hết hoặc đã hết dụng cụ trợ thở cũng như phòng ICU [intensive care unit – điều trị cấp nặng]. Nhà thương nơi tôi làm việc đã biến phòng ICU các loại thành ICU cho COVID, và đã hết chỗ rồi. Chúng tôi đang mở thêm nhiều khu ICU mới và mướn bác sĩ ICU từ nơi khác đến. Ngoài ra chúng tôi còn dựng thêm lều để đặt giường bệnh ICU – chúng cũng đầy luôn rồi.

 

Không còn giường trống trong khi bệnh nhân vẫn tiếp tục được đưa vào, làm thế nào để quyết định ai sẽ được chữa trị? Thật khó mà tưởng tượng; tôi chưa hề bị đặt trong tình thế phải chọn lựa như thế bao giờ. Rồi đây bệnh viện sẽ phải thành lập một uỷ ban đặc nhiệm, với cái nhìn tổng thể, để quyết định phải rút máy trợ thở của bệnh nhân nào để dùng cho người khác.

 

Tương lai thật là khó đoán. Luật lệ thay đổi liền liền; các quy định của bệnh viện cũng vậy.

 

Q: Bác sĩ nghĩ sao về đề nghị của Tổng thống Trump và một số chính trị gia khác rằng nên để nền kinh tế tái hoạt động?

 

A: Tôi nghĩ không nên tí nào. Những người đó chỉ cần bỏ ra 5 phút trong phòng cấp cứu ER là họ sẽ đổi ý ngay lập tức.

 

Dân New York ai cũng linh cảm đây là một sự kiện cực kỳ xấu. Và tôi nghĩ rằng New York sẽ tiếp tục cấm cửa mọi sinh hoạt cho dù những nơi khác trên nước Mỹ ra sao chăng nữa.

 

COVID sẽ ảnh hưởng mạnh đến các cộng đồng vùng quê, những nơi không có đủ điều kiện để đối phó dịch bệnh.

 

Ví dụ như cậu sinh viên nọ đi chơi Spring Break ở Miami xong về lại ngôi làng nhỏ nào đó ở Kansas và truyền bệnh cho bố mẹ, ông bà anh ta. Rồi vì không biết mình đã nhiễm dịch, họ lây sang hàng xóm, bạn bè. Bỗng dưng bệnh viện làng ấy không kham nổi vì họ chỉ có một vị bác sĩ trực về đêm. Mà một người thì không thể nào chống cự với các đợt bệnh nhân ào ạt. Thế là cả làng vỡ trận.

 

Q: Bác sĩ có nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ quan tâm đến dịch bệnh này từ hai tháng trước thì tình hình hôm nay có khác hơn không?

 

A: Vì lý do nào đó mà trong suốt tháng Hai chúng ta rơi vào trạng thái yên tâm hão. Chúng ta đã đánh mất cơ hội ngăn chặn dịch bệnh. Nếu chỉ cách đây hai tuần thôi chúng ta xem đây là tình huống nghiêm trọng thì tôi nghĩ số ca bệnh sẽ ít hơn bây giờ rất nhiều.

 

Ca đầu tiên xảy ra tại New York ngày 1 tháng Ba — một người trở về từ Iran. Giả sử lúc đó thành phố tuyên bố: “OK, mọi người nghe đây. Dịch bệnh đã đến. Chúng ta phải bắt đầu giữ khoảng cách an toàn. Hãy nhìn những gì đã và đang xảy ra ở Seattle, ở Ý… ở khắp nơi.” Tôi nghĩ nhiêu đó thôi cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho chúng tôi nhiều lắm.

 

Thay vì vậy thì phản ứng của thành phố là chờ, rồi thì nhiều ca khác xuất hiện. Ngay trong tuần lễ sau cuối tuần vừa qua, số người tràn ra đường để giúp dịch khuẩn lây lan nhiều không thể tưởng. Nếu ta có thể quay ngược dòng thời gian chỉ 10 ngày thôi, tôi nghĩ số ca bệnh sẽ chậm lại rất nhiều.

 

Ta từng nghe bao nhiêu câu chuyện từ Ý. Mới đầu thiên hạ chỉ biết đến những ca bệnh qua tin tức. Nhưng sau đó là người quen. Kế đến là người thân trong gia đình. Tôi mong rằng chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực kiểm soát sự lây lan của cơn dịch này để nó không nhiễm đến thân nhân của mình.

 

-ianbui dịch

 

http://nycitylens.com/2020/03/frontlines-deserted-island-death/ 

Ý kiến bạn đọc
29/03/202015:45:17
Khách
Đưa đến kết quả cuối cùng là đập chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chinese chó đẻ , chệt chó đói , chệt chó ghẻ , chệt chó dại , chệt chó thúi , chệt chó chết <=> bọn china điên dại , ngông cuồng , đần độn , man di mọi rợ <= > bọn chun quốc chun hang chuột , chui lổ chó láu cá chó <=> bọn chun hoa heo héo , chun hoa thúi xạo ke , nổ banh hán . Phải cho bọn chệt chinese súc vật điên dại đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE cho chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chó chết chúng nó vì cái thói lưu manh , côn đồ , mất dạy . bọn chệt súc vật chúng mầy chuẩn bị đi đời nhà ma không còn sót một đứa nấu cái thứ bẩn thúi "xương chệt nấu cao" . bọn chệt chó chết chúng mầy nên lo đớp cứt trộn tàu hủ thúi rồi chờ ngày đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE để xuống địa ngục cùng một lượt cho vui . only 1 dog = 1.400 millions crazy chinese . No dumb dogs and 1. 400 millions crazy chinese allowed .
28/03/202019:02:36
Khách
Giờ thì đã rõ,lý do gì đã dẫn tới thảm họa cho Hoa Kỳ ngày hôm nay.Tất nhiên người chịu trách nhiệm chính trong chuyện không phải ai khác chính là người đứng đầu chính phủ,vậy mà có 1 số người còn ra sức bảo vệ cho ông ta,vẫn cố chấp không chịu nhận ra vấn đề.Chắc đợi đến khi nào họ lâm vào tình thế bi đát như các bệnh nhân ở bài viết trên ,họ mới chịu hiểu thì mọi chuyện đã quá muộn.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand. Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả
Hỏi thăm ông Hai bán hoa lay-ơn gốc Bình Kiến, nhiều người ngơ ngác hỏi nhau. Tôi lại rảo qua thêm mấy vòng chợ hoa, cũng vừa đi tìm ông Hai, cũng vừa ngắm hoa và ngắm những chậu bonsai bày bán cuối năm, cũng tìm lại mình của gần 20 năm trước, năm nào cũng cứ vào những ngày này, tôi theo ba tôi hóng gió đón sương không hề chợp mắt cùng gian hàng cây kiểng rất bề thế của ba ở đây.
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày tết", mà là những ngày cận tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày xuân trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với má, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Người ta được nuôi lớn không chỉ bằng thức ăn, mà còn ở lời ru, tiếng hát, và những câu chuyện kể. Chú bé cháu của bà thích được bà ôm vác, gối đầu lên vai bà. Có khi bà mở nhạc từ chiếc nôi cho chú nghe thay cho lời hát, chiếc nôi chú bé đã nằm khi mới lọt lòng mẹ. Có khi bà hát. Bà không ru à ơi, nhưng âm điệu dân gian len vào trong từng lời hát. Chú bé mãi rồi ghiền nghe giọng hát của bà.
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội. Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.