Hôm nay,  

VietBookFest, Hội Chợ Sách Việt Đầu Tiên: Ghi Dấu Thành Tựu Văn Chương Gốc Việt

04/06/202315:09:00(Xem: 12591)
VietFilmFest
Ngày 3 tháng 6, Hội Luận Văn Chương Gốc Việt tại VietBookFest, Santa Ana Public Library. Hình hàng trên: nhà văn Nguyễn Thanh Việt, Ysa Lê /Vaala.  Hàng dưới: nhà văn Lưu Trường Khôi, nhà văn Lan Dương, và nhà văn Isabelle Thuy Pelaud.

 

Sáng thứ bảy, 3 tháng 6, thành phố Santa Ana còn trong tinh sương, các thiện nguyện viên trẻ của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã lăng xăng bận rộn chuẩn bị cho chương trình hội luận khai mạc VietBookFest, Hội Chợ Sách đầu tiên giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt, và đây cũng là hội chợ sách Việt có tầm vóc đầu tiên tại Hoa Kỳ, một ngày "festive" với nhiều sinh hoạt chữ nghĩa từ sáng đến chiều, bao gồm hội luận buổi sáng, chợ sách buổi trưa, và chương trình đọc thơ  và trình diễn nhạc buổi chiều.

 

Đến gần thư viện Santa Ana Public Library, mùi cà phê và xôi gấc đã bốc lên thơm phức, trong một góc vườn, gần 100 người, gồm các sinh viên, học sinh, độc giả, tác giả, học giả, thính giả… tất cả ngồi quây lại dưới tán cây bàng khổng lồ, gặp gỡ, trò chuyện, sẵn sàng cho buổi hội luận với các nhà văn gốc Việt Lưu Trường Khôi, Isabelle Thuy Pelaud và Lan Dương, điều hợp bởi nhà văn đoạt giải Putlizer Nguyễn Thanh Việt.

 

“Các nhà văn”, phải, bạn đọc không nghe lộn, “các nhà văn”, không phải các bác sĩ, các nhà văn, đến từ khắp nơi, họ là những cây bút gốc Việt, thế hệ một rưỡi, những cây bút đầu tiên viết tiếng Anh kể câu chuyện Việt, gióng lên tiếng nói đại diện cho cộng đồng văn chương gốc Việt hải ngoại trong dòng chính, tạo ra những dấu ấn khẳng định sự hiện diện chính quy của một “giống loài” chưa từng có mặt ở xứ này trước khi họ thành hình.
 

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt mở đầu: “I am sure we all know that we all supposed to be lawyers, doctors, engineers…” (Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều biết lẽ ra chúng ta ai cũng phải là luật sư, bác sĩ, kỹ sư….), anh bị ngắt lời bởi tiếng cười dòn của mọi người, “nhưng hãy tưởng tượng, tưởng tượng một thế giới không có nghệ sĩ, không có nhà văn, nhà thơ, không có những người kể lại câu chuyện của chúng ta. Hãy tưởng tượng….”

 

May mắn thay, cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng Việt, một thế hệ nghệ sĩ gốc Việt đã hình thành vững mạnh, vượt trội hơn ở lãnh vực văn chương và phim ảnh. Trong tinh thần phấn khởi này, chủ đề đối thoại xoay quanh quá trình hình thành và phát triển văn chương gốc Việt đồng thời nhắc lại và giới thiệu phiên bản kỷ niệm 25 năm của tuyển tập “Watermark”, một tuyển tập gồm các truyện ngắn, thơ và đoản văn bằng tiếng Anh do các nhà văn và nhà thơ gốc Việt xuất bản từ thời phôi thai năm 1998. Tuyển tập quy tụ nhiều cây viết mà sau này trở thành các nhà văn nổi tiếng như Lan Cao, Đinh Linh, Monique Trương, lê thị diễm thúy, Thanhha lai, Andrew Lâm…

 

Giới thiệu tuyển tập tái bản này, nhà văn Nguyễn Thanh Việt nói rằng dù tên gọi là “Watermark”, nhưng đây là một “Landmark”, một sự kiện, một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và hình thành văn chương gốc Việt ở Hoa Kỳ.

 

Isabelle Thuy Pelaud, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức Diasporic Vietnamese Artists Network kể lại những ngày đầu khi cô mới bước vào môi trường học đường tìm hiểu về văn chương Việt, và nhận ra sự “vắng mặt” của văn chương gốc Việt ở Hoa Kỳ. Nhà văn Lan Dương đã nhắc lại những ngày đầu loay hoay tìm một con đường kể câu chuyện của mình, của gia đình mình, đến từ quê hương mình. Nhà văn Lưu Trường Khôi, một trong những chủ biên khởi đầu của Watermark cho rằng văn chương gốc Việt đã phát triển và đạt được những dấu ấn quan trọng, nhờ vào những nỗ lực của nhiều tác giả, nhiều tổ chức, những ý chí sáng tạo vượt qua mọi hủ lệ. Anh kể có tác giả phải chờ nhân vật trong truyện qua đời rồi mới có thể xuất bản tác phẩm của mình.  

 

Cuộc đối thoại còn xoay quanh các vấn đề về giới tính, chủng tộc, văn hóa trong các trang sách, cũng như những khó khăn tạo ra bản sắc, tiếng nói riêng và quan trọng nhất là hình thành một “hiện diện” mới trong dòng chính gọi là nền văn chương gốc Việt. Các nhà văn đã nhiều lần nhấn mạnh sự quan trọng của những tổ chức, công việc tổ chức và sức mạnh cùng nhau tổ chức, xây dựng. Và có lẽ, đây chính là điểm son của thế giới văn chương gốc Việt, mỗi người một góc, mỗi người một công việc, mỗi câu chuyện, cùng hợp lại với nhau, họ đã tạo được một thế đứng vững mạnh đáng nể phục

351174874_635736448476234_4931975198287341690_n
Chợ Sách tại Alta Baja Market.

 

Buổi hội luận kéo dài qua khỏi giờ ăn trưa, nhưng không thấy ai than đói. Hình như đầu óc mọi người vẫn tập trung 100% vào cuộc đối thoại. Có lẽ đây là một trong những chương trình sinh hoạt trong cộng đồng Việt giữ im lặng tốt nhất, dù âm thanh thư viện có lúc to lúc nhỏ. Cả khuôn viên sáng ngời hình ảnh những khuôn mặt chăm chú, để tâm vào câu chuyện, lắng nghe các diễn giả, mới thấy rằng chương trình ngoài việc lôi cuốn, còn là một nhu cầu cần thiết cho một cộng đồng đang phát triển vượt ra khỏi đời sống gạo tiền, bước lên một thang bậc mới về văn hóa và bản sắc.

 

Trong suốt chương trình, “món quà” lý thú nhất theo tôi là phần đọc thơ của nhà văn-nhà thơ Lan Dương, những bài trong tập thơ mới nhất của cô, “Nothing Follows”, do DVAN xuất bản. Với lối đọc tự nhiên, diễn cảm, cô chậm rãi kể về cha, về mẹ, những người phụ nữ, những nhân vật, những mẩu chuyện rất “Việt”, và khi bắt gặp nét mặt sáng lên từ thính giả, cô nói: “Đây là lý do mình thích đọc thơ cho thính giả Việt. Các bạn hiểu rõ hơn ai hết.”

 

“Chúng tôi đi tị nạn chiến tranh

chúng tôi mới đến đây từ nơi đó và cuộc chiến

chỉ là một bắt đầu.

Cha tôi mang theo cuộc chiến

trong lòng bàn tay,

xăm mối căm phẫn của ông vào da thịt con cái

từng đứa, từng đứa, từng đứa một.”

 

         (“In this house”, trang 9)

 

Tựa đề tập thơ là “Nothing Follows”, tạm dịch là Không Có Gì Tiếp Theo, một cụm từ trích dẫn từ một lá thơ gia đình tác giả nhận được từ chính quyền vào những ngày mới sang Mỹ khi người cha tìm cách đưa người Mẹ sang đoàn tụ với gia đình. Nhà thơ Lan Dương vừa đọc xong bài thơ thứ nhất, người nghe đã hiểu ra Không Có Gì là tất cả mọi thứ, những vết thẹo, gánh nặng,  sự hiện hữu, mọi sự đổ nát, sự tiếp nối mà một người tị nạn cưu mang và sống chết cả đời với nó khi chạy trốn khỏi quê hương với hai bàn tay trắng.

 

Buổi hội luận còn có phần hỏi đáp, với một số câu hỏi được giải đáp phần nào thích đáng, ngược lại, cũng có những câu hỏi còn vương lại trong lòng diễn giả và người nghe những lấn cấn. Chẳng hạn như câu hỏi từ nhà văn Lan Cao, làm thế nào và liệu các nhà văn gốc Việt có quan tâm đủ để nhắc đến một vấn đề đang lan rộng trong cộng đồng Việt: tệ trạng kỳ thị chủng tộc, nhất là sự kỳ thị ra mặt gần đây của một số người Việt đối với người da màu.

 

20230603_134045
Các em sắp hàng xin chữ ký các tác giả.


Chương trình kéo dài sôi nổi cho đến khi Thúy Võ từ VAALA phải ra dấu hết giờ, và cuộc hội luận kết thúc trong khi mọi người vẫn nán lại truyện trò, xin chữ ký của các tác giả. Tôi may mắn bốc thăm được trúng cả hai cuốn “Nothing Follows” và “Watermark” nên không phải sắp hàng mua sách tại Chợ Sách sau đó. Nhưng nhìn hàng dài mọi người đứng mua sách và chờ ký tên, thấy lòng dấy lên hy vọng. 

 

Sách vở báo chí trong cộng đồng này từ lâu đã trở nên bọt bèo. Little Sài Gòn tuy phát triển lớn mạnh, nhưng từ ba nhà sách giờ co lại chỉ còn mỗi một nhà sách èo uột, và để sống còn nhà sách này phải bán đủ loại tạp hóa để nuôi một số kệ sách ngày càng thu hẹp. Hội Chợ Sách VietBookFest lần đầu tiên được tổ chức ở Little Saigon đã thành công thu hút giới văn sĩ, độc giả đọc sách tiếng Anh, và khuấy lên một phong trào đầy khích lệ.  Hy vọng rằng chương trình BookFest này sẽ được vào danh sách sự kiện hàng năm của VAALA, và mở rộng ra thêm nhiều thể loại, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, tạo dựng các mối liên kết giữa các thế hệ văn hóa trong cộng đồng, để những câu chuyện, không chỉ là một sự bắt đầu, mà là một tiếp nối, một sự nối dài của một nền văn hóa tinh hoa được nuôi dưỡng, âm ỉ từ bao thế hệ.

 

Nhắc đến âm ỉ, nhà văn Nguyễn Thanh Việt nói về những nỗ lực âm ỉ từ bao nhiêu năm, những làn sóng giúp hình thành và nâng cao nhận thức về văn chương gốc Việt, những tổ chức hoạt động không ngưng nghỉ như DVAN, như Vaala… Ông đưa ra một ẩn dụ về sóng ngầm, rằng những cơn sóng, luôn âm ỉ, luôn chuyển động bên dưới, không ai thấy được, cho đến khi có ngọn sóng tung trào, trồi lên: “Boooom: Ocean Vương!”

 

Nghe Việt nhắc đến nhà thơ Ocean Vương, cả thính phòng cùng gật gù, thích thú. Nhìn sang bên phải, tôi bắt gặp nụ cười và ánh mắt cảm động của Ysa Lê, người đứng sau thúc đẩy, tổ chức và thực hiện VietBookFest cũng như mọi sinh hoạt của Hội Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA; nhìn xa hơn, các em thiện nguyện viên ngồi nghiêm trang chăm chú lắng nghe, tôi thấy mình an tâm. Nghĩ tới nền văn chương gốc Việt, bỗng dưng tôi liên tưởng đến một câu thơ của nhà thơ Phan Nhiên Hạo: “Đây là con tôi, từ trong bóng tối bụng mẹ nó ra đời mang theo ánh sáng.*”

Ban tổ chức và các văn nghệ sĩ tại Chương Trình Đọc Thơ và Trình Diễn Nhạc kết thục VietBookFest

Ban tổ chức và các văn nghệ sĩ trong Chương Trình Đọc Thơ và Trình Diễn Nhạc, kết thúc một ngày VietBookFest.

 

 

Sóng sau dồn sóng trước, mọi thứ rồi sẽ đổi thay, ngôn ngữ tiếng Việt một ngày nào đó có thể không còn tồn tại phổ biến trên đất này, nhưng những câu chuyện Việt, những buồn vui, mất mát, thành đạt của người Việt tị nạn đến đây, như dấu “watermark”, sẽ không phai mờ.

 

Nina HB Lê

Việt Báo

*Trích từ bài thơ Phác Thảo Cho Một Chân Dung Tự Họa của Phan Nhiên Hạo, trang 23, tập thơ Radio Mùa Hè. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo CNN, với các tin tức chính thức từ truyền thông Iran và Israel, thỏa thuận ngừng chiến giữa hai nước đã bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn về thời điểm chính xác cũng như các điều khoản cụ thể về thỏa thuận này. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước đó đã loan báo trên mạng xã hội rằng thỏa thuận ngừng chiến sẽ bắt đầu vào khoảng sáu tiếng đồng hồ sau khi ông công bố lần đầu tiên. Thời điểm này ước tính vào khoảng nửa đêm giờ miền Đông Hoa Kỳ.
(Ngày 23 tháng 6, Reuters) – Tình hình căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang khi Iran phóng 14 phi đạn nhắm vào một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Qatar rạng sáng thứ Hai. Mặc dù không gây ra thương vong nào, sự việc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ cuộc xung đột kéo dài suốt 12 ngày qua sẽ càng lan rộng. Tổng thống Donald Trump “chê” vụ tấn công này là “đòn gãi ngứa,” và lên tiếng kêu gọi cả Iran lẫn Israel cùng hướng đến hòa bình.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã tạm thời dỡ bỏ một phán quyết của tòa cấp dưới, vốn yêu cầu chính quyền Trump phải báo trước ít nhất 15 ngày trước khi trục xuất người di dân sang một quốc gia không phải quê hương họ, theo bản tin của NPR.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
Trong chương trình Tình Trạng Liên Bang (State of the Union) của CNN vào sáng Chủ Nhật, Thượng nghị sĩ Adam Schiff (Dân Chủ, California) cũng cho biết các cuộc không kích là "không hợp hiến", đồng thời ông nói thêm rằng thông tin tình báo không ủng hộ cho lý thuyết rằng Iran có bom hạt nhân. Schiff cho biết "Chính quyền nên đến Quốc Hội... Có lý do để đưa vấn đề này ra Quốc Hội, và đó là, bạn muốn Quốc Hội chấp thuận, bạn muốn người dân Mỹ chấp thuận một hành động quan trọng như vậy có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh bùng nổ lớn."
Đức Phật có dạy pháp phóng sinh hay không? Trong rất nhiều kinh, Đức Phật đã dạy là hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào. Lời dạy đó cũng có thể hiểu là dạy phóng sinh. Đức Phật cũng đã quy định nhập hạ ba tháng mỗi năm trong mùa mưa để tránh giẫm đạp, vô ý sát sinh các loài côn trùng và mầm non cây trồng. Sau đây, chúng ta dò lại một số lời Đức Phật dạy rằng hãy yêu thương và đừng hại bất kỳ sinh mạng chúng sinh nào.
- Thánh chiến: Trump nói dội bom Iran để yêu thương, tạ ơn Chúa. - Cựu tổng thống Nga Medvedev: một số quốc gia suy tính gửi Iran đầu đạn hạt nhân để tự vệ - Mỹ năn nỉ TQ xin hãy nói với Iran đừng đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi 20% dầu thế giới chở qua đây. - Cố vấn của Trump: Trump nói chờ 2 tuần sẽ quyết định dội bom hay không chỉ là cú lừa, vì Trump quyết định trước đó rồi, khi thấy Israel dội bom mà Iran phản ứng yếu kém.
(BILLINGS, Mont., ngày 23 tháng 6, APNews) – Một trong những ký ức đầu đời sâu đậm nhất của Layton Tallwhiteman là khi anh ngồi xem bản tin tại nhà chú ở Montana vào năm 2003, chứng kiến cảnh Hoa Kỳ dội bom Baghdad, mở màn cho cuộc chiến tại Iraq.
(Ngày 22 tháng 6, Reuters) – Sau các đợt không kích của Hoa Kỳ vào các cơ sở nguyên tử của Iran, tình hình hàng không khắp Trung Đông rơi vào hỗn loạn với hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ, khiến hàng chục ngàn hành khách bị mắc kẹt. Israel đã tạm thời mở lại không phận vào Chủ Nhật (22/6), và đang lên kế hoạch tăng cường các chuyến bay từ Thứ Hai (23/6) để hỗ trợ công dân và du khách quốc tế.
- Từ khi Trump lên ngôi ngày 20/1/2025 tới bây giờ, Trump chơi golf 37 lần, xài công quỹ gần 52 triệu đô - California: Thị trấn Boyle Heights kinh tế suy giảm vì ICE bố ráp di dân lậu, nhiều doanh nghiệp không tìm ra nhân viên - Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể công bố về sự tái sinh của ngài vào ngày 2 tháng 7/2025 (2 ngày trước sinh nhật 90)
Donald Trump tuyên bố hôm thứ Bảy trên Truth Social Media rằng Hoa Kỳ đã hoàn thành một "cuộc tấn công rất thành công" vào các cơ sở nguyên tử ở Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Isfahan.
một số hành động cụ thể cần được thực hiện: • Liên lạc với các đại diện Quốc hội để yêu cầu họ lên án việc bố trí quân đội tại các cộng đồng dân sự. • Tham gia mạng lưới phản ứng nhanh trong cộng đồng để bảo vệ các gia đình phải đối mặt với các cuộc đột kích trục xuất. • Tham dự các cuộc họp cộng đồng để phối hợp các nỗ lực kháng cự tại địa phương và hỗ trợ lẫn nhau. • Tham gia các cuộc biểu tình và tập hợp quần chúng. • Tham gia các chi nhánh PIVOT địa phương hoặc bắt đầu một chi nhánh để tổ chức cộng đồng. • Nói chuyện với các phần tử trong gia đình về những sự kiện đang xảy ra và sự quan trọng của chúng. Chia sẻ tuyên bố này cùng người quen biết và cùng ba người bạn cam kết hành động.
Theo lời kể của hai viên chức Israel từng trực tiếp tham gia các cuộc thảo luận với phía Hoa Kỳ, mọi chuyện bắt đầu từ ngày 4 tháng 2, Netanyahu đến Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên kể từ khi Trump trở lại nắm quyền. Trong Phòng Nội Các, Netanyahu không vòng vo mà nhắc lại rằng Iran từng âm mưu ám sát Trump. Sau đó, ông trình chiếu một bộ slide công phu và chi tiết, phân tích rõ từng điểm, cho thấy Iran đang âm thầm từng bước vượt qua ngưỡng nguyên tử: trữ lượng uranium làm giàu ngày càng tăng, máy ly tâm ngày càng hiện đại. “Donald, ông coi coi,” Netanyahu nói, rồi ngưng một nhịp, nhìn thẳng vào mắt Trump: “Chúng ta phải can thiệp. Họ đang tăng tốc. Đâu thể cứ vậy mà trơ mắt ra nhìn Iran sở hữu vũ khí nguyên tử trong nhiệm kỳ của ông.”
Tôi kinh ngạc khi thấy mình có thể sống trong rất nhiều thế giới trong một ngày. Bật máy vi tính lên, tìm các bản tin thế giới và quê nhà qua Google, chọn tin và dịch. Từ những xúc động có khi rơi nước mắt khi đọc tin về nỗi đau đớn của những người đang sống dưới mưa bom như Palestine, Ukraine, cho tới nỗi lo lắng khi thấy các bản tin về Biển Đông và đói kém ở quê nhà, cho tới những sân si trong thế giới quyền lực ở Hoa Kỳ... Thời gian nghỉ tay, đọc những dòng thơ nơi này hay nơi kia, từ khắp thế giới, là hạnh phúc đời thường của tôi. Trong đó, tôi thường theo dõi những dòng chữ của nhà thơ Thiện Trí, người cũng là một thiền sư đang dạy Thiền thực nghiệm ở Nam California. Có khi tôi mở bản sách giấy ra xem, và có khi vào Facebook tìm đọc "Monk Thiện Trí."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.