Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3607)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hôm nay, Quận Cam đã được sự chấp thuận của Tiểu Bang California cho phép mở cửa trở lại Thêm Giai Đoạn 2 các hoạt động theo phương thức cho phép mở của trở lại của Thống Đốc Gavin Newsom. Các cư dân Quận Cam có thể thưởng thức trở lại việc ăn uống bình thường tại các nhà hàng và đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, bao lâu mà các biện pháp y tế công cộng được tuân thủ
Khối Euro (Eurozone) gồm 19 quốc gia Âu Châu dùng chung đồng Euro. Khối Euro được hình thành trong mục đích thúc đẩy mậu dịch khi không còn phải hoán chuyển giữa các đơn vị tiền tệ riêng lẻ của mỗi nước thành viên. Ít ai ngờ rằng chính lợi thế này của đồng Euro lại trở thành sợi dây lòi tói cột chặc nhiều nước chết chùm trong cơn khủng hoảng!
Theo như thư lời của TBT Nguyễn Phú Trọng thì đây là cách “tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nhà báo Việt Nam, giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ.” Trừ khử mọi ngòi bút đối lập cho khỏi vướng thì đúng là Đảng đã “tạo điều kiện thuận lợi cho giới báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ” rồi. Chỉ có điều đáng tiếc là tuy được độc quyền (múa gậy vường hoang) nhưng đội ngũ cầm bút quốc doanh cũng chả thực hiện được điều chi tốt đẹp, nếu chưa muốn nói là ngược lại.
Người Mỹ gốc Á trong các lĩnh vực như dược phẩm, kinh doanh và giáo dục đang chứng minh tầm quan trọng của việc thống kê chính xác trong Thống Kê Dân Số 2020. Trong những năm vừa rồi, Tháng Di Sản của Người Mỹ Gốc Á và Người Mỹ Gốc Đảo Thái Bình Dương (AAPI) chỉ là khoảng thời gian để tôn vinh tầm ảnh hưởng ngày càng lớn rộng của cộng đồng người Mỹ gốc Á thông qua việc vinh danh các thành tựu gần đây của các cá nhân và tập thể. Năm nay, tháng này còn có ý nghĩa nhiều hơn thế nữa. Trong khi tháng Di Sản AAPI vẫn trân trọng những người đã giúp nâng cao cộng đồng, có rất nhiều các tổ chức đang vinh danh những người có đóng góp đặc biệt cho cộng đồng trong thời buổi bị dịch bệnh COVID-19.
Các lệnh ở trong nhà dùng để ngăn chận sự lây lan của vi khuẩn corona có thể đưa đến việc gây ra “thiệt hại không thể khắc phục” nếu kéo dài quá lâu, theo cố vấn y tế Bạch Ốc là Bác Sĩ Anthony Fauci nói với CNBC hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5. “Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta cảm thấy rằng tiếp tục lệnh phong tỏa qua thời gian dài là cách để làm,” theo Fauci cho biết trong cuộc phỏng vấn với Meg Tirrell của CNBC trên chương trình “Halftime Report.” Ông nói rằng Hoa Kỳ phải đặt ra các biện pháp nghiêm túc bởi vì các trường hợp bị lây Covid-19 bùng nổ. “Nhưng bây giờ là lúc, tùy theo nơi nào bạn ở và hoàn cảnh của bạn là gì, để bắt đầu xem xét nghiêm túc việc tái mở cửa kinh tế, tái mở cửa đất nước để cố gắng trở lại một số cấp độ của sinh hoạt bình thường.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5, đã yêu cầu các thống đốc tái mở cửa các nhà thờ, các giáo đường và nhà thờ Hồi giáo “ngay bây giờ,” và đe dọa sẽ “phủ bác” các hạn chế của các nhà lãnh đạo tiểu bang nếu họ không làm thế vào cuối tuần. Tuyên bố ngạc nhiên đánh dấu nỗ lực mới nhất của tổng thống để tăng tốc vốn liếng chính trị chung quanh các nỗ lực phục hồi từ vi khuẩn corona. Ông đang đối diện cuộc tái tranh cử khó khăn chống lại ứng cử viên đề cử của đảng Dân Chủ Joe Biden.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg vinh danh "Tháng Di sản Người Mỹ Châu Á và Thái Bình Dương- Asian American Pacific Islander Heritage Month" vào tháng Năm này bằng cách ghi nhận những đóng góp to lớn cho quốc gia bởi nhiều thế hệ của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (AAPI). Nhất là khi Tháng Di sản Châu Á Thái Bình Dương năm nay xảy ra trong đại dịch COVID-19 như là một trắc nghiệm cho sức mạnh của đất nước chúng ta, Thượng Nghị Sĩ Umberg tiếp tục dành thời gian và nỗ lực của bản thân cùng nhân viên của ông để hỗ trợ cộng đồng AAPI ở Quận Cam và toàn tiểu bang California.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
phải chánh niệm từng giây từng phút, đừng để tâm lang thang như nóc nhà bị dột, thì lập tức phiền não lọt vào. Nếu làm được một phần thôi thì trí tuệ sẽ sáng như gương, tấm lòng đẹp như lụa là, uy nhiên tự tại, sống giữa trần gian mà thấy như đang ở quốc độ hay cung trời.
Trong mùa thi cử, sinh viên hay dùng cà-phê để có thể thức khuya gạo bài… Trong hãng xưởng, công nhân thường được phép nghỉ xả hơi 15 phút sau hai tiếng đồng hồ làm việc, gọi là pause de café hay coffee break để nghỉ xả hơi, để uống cà-phê hay để tán ngẫu, vân vân. Cũng có khi nhờ ai giúp mình một việc nào đó, thì mình hay trả công cho họ bằng một ít tiền cà phê cà pháo hay tiền tip cho nó vui vẻ cả làng. Nhưng cà-phê dễ bị ghiền nếu uống thường xuyên.
Đây là rối loạn về sự tiêu hóa mà tiếng Anh gọi là Anorexia nervosa với đặc tính là bệnh nhân từ chối ăn.Người bệnh có quan niệm sai về cơ thể của mình và ám ảnh sợ bị mập vì họ cứ nghĩ là mình mập mặc dù khi cân thì lại là gầy.
Nhiều đương đơn đã nhận được thư mời phỏng vấn vào tháng 5- 2020. Tuy nhiên, không có những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân được tiến hành cho đến ngày hôm nay. Cho dù nhận được thư phỏng vấn gần đây, các đương đơn không nên đến Tòa Lãnh sự khi trang mạng của Tòa Lãnh sự vẫn loan báo các cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ.
Tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều tái mở cửa từng phần hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 khi Connecticut nới lỏng các hạn chế vi khuẩn corona dù ít nhất 17 tiểu bang đang chứng kiến sự gia tang các trường hợp lây nhiễm Covid-19, theo CNN cho biết. Connecticut hôm Thứ Tư cho phép, với các hạn chế, người dân sử dụng không giản ăn uống bên ngoài trời, các văn phòng, các tiệm bán lẻ và thương xá, các viện bảo tang và sở thú, theo CNN cho hay.
Đại dịch vi khuẩn corona đã kéo dài nhiều tháng qua mang theo nó những thiệt hại kinh hoàng về kinh tế và nhân mạng trên toàn thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Trong lịch sử loài người cũng đã chứng kiến nhiều trận đại dịch kinh khủng như thế. Ngoài mặt tiêu cực quá lớn mà đại dịch phủ trùm lên thế giới, các nhà phân tích cũng đã cho thấy một số điểm tích cực xuất hiện. Phó Giáo Sư dạy về Phát Triển Cộng Đồng và Khu Vực tại Đại Học UC Davis là Catherine Brinkley đã chỉ ra một số điểm tích cực từ đại dịch đối với các thành phố Mỹ trong bài viết “How pandemics have changed American cities – offen for the better,” được đăng trên trang mạng www.theconversation.com. Việt báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm *** Kinh nghiệm của Thành Phố New York như là trung tâm của đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang làm tăng các vấn nạn về cuộc sống thành thị. Các cư dân bị cách ly lo sợ về tương lai trong thành phố được biết là nơi đông đúc nhà cửa
Hơn 4 triệu người Mỹ đã khai thất nghiệp vào tuần trước, theo Bộ Lao Động cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5. Điều đó đã mang tổng số người khai thất nghiệp lên tới hơn 43 triệu, theo cơ bản được điều chỉnh theo mủa, kể từ đại dịch vi khuẩn corona lây lan trên toàn quốc. Nói cách khác, ¼ người lao động tại Mỹ đã khai thất nghiệp trong vòng 10 tuần lễ qua. “Khai thất nghiệp trong thời gian khủng hoảng vi khuẩn corona đã vượt khỏi 37 triệu người khai trong vòng 18 tháng của Đại Suy Thoái,” theo Daniel Zhao, kinh tế gia kỳ cựu tại Glassdoor, cho biết trong một thông báo. “Thị trường lao động vẫn nằm trong hố sâu mà nó phải leo ra khỏi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.