Hôm nay,  

Gánh Xiếc Diễn Ra, Quốc Gia Thức Dậy

16/06/202519:26:00(Xem: 796)
DC-1
Hai xe buýt chờ sẵn để “hốt” người biểu tình. (Ảnh: Kalynh)

Không phải chiến tranh thế giới. Cũng không phải điều quân hỗ trợ đồng minh bảo vệ hòa bình trong lục địa. Cũng chưa phải đến mức gọi là nội chiến. Mà những chiếc xe tăng rầm rộ lăn bánh vào thủ đô để chuẩn bị cuộc diễn binh được cho là tôn vinh, mừng sinh nhật sinh nhật thứ 250 của Quân Đội Hoa Kỳ ngày 14/6. Đây là mơ ước từ năm 2017 của Donald Trump, khi ông ta được mục kích sở thị buổi diễn hành quân sự truyền thống Bastille Day của nước Pháp. Ngày đó, Trump đã thốt lên với các phóng viên: “Một trong những cuộc diễn hành vĩ đại nhất mà tôi từng thấy… Chúng ta sẽ phải cố gắng vượt lên.”

Xe tăng vào thành phố

Trên chuyến tàu điện ngầm đi từ hướng Nam về nhà ga L’Enfant Plaza, có hai vị quân nhân, một nam, một nữ mặc sắc phục binh chủng Không Quân. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều. Cuộc diễn binh diễn ra khoảng 6 giờ. Gương mặt của họ trông không có gì vội vã, cũng không có vẻ trông như họ đang chuẩn bị tham dự cuộc diễn hành “lịch sử.”

Con số dự đoán ít nhất 200,000 ngàn người sẽ có mặt để reo hò chúc mừng Donald Trump trong ngày sinh nhật và 250 năm Quân Đội Hoa Kỳ đã không xảy ra. Nếu không có những chiếc xe cảnh sát chặn mọi nẻo đường chính đi vào trung tâm, nếu cảnh sát mặc quân phục chống đạn không đứng ở mỗi ngả tư đường, nếu những chiếc xe buýt màu trắng không chờ sẵn để bắt người biểu tình, thì thủ đô ngày hôm đó là một ngày vô cùng bình thường.  

Bước ra khỏi nhà ga tàu điện ngầm, là một Washington DC hiền lành. Những con đường dẫn về Consitutioni Ave, National Mall, nơi đã dựng lên sân khấu và khán đài cho cuộc diễn binh quân sự, bình yên lạ thường. Vài gian hàng trên phố bán nón Trump 2025, áo đỏ MAGA không một bóng người ghé xem. Có thể thấy, hơn 90% sắc dân đang đi bộ ở khu vực đó, là người Mỹ da trắng. Có vẻ như, DC trả về cho DC.

Trong khu vực diễn ra buổi diễn binh, một lá cờ thật to, cao, với mục đích từ xa vẫn trông thấy được, bay phất phới. Đó không phải là quốc kỳ Mỹ. Đó là lá cờ “tố cáo” cuộc tấn công vào Quốc Hội ngày 6/1/2021, với dòng chữ: “Jan 06 was an insight job” – có thể hiểu là cuộc bạo loạn xấu hổ ngày Jan 06 là một kịch bản dàn dựng có trả tiền. Những người ghé vào khu vực triển lãm của quân đội vì lý do tò mò; vì “tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng với quân đội Mỹ, ngoài ra không vì mục đích khác. Tôi sẽ đi về ngay sau khi xem xong” – một vị cao niên nói.

Chiều ngày 14/6, DC không mưa tầm tã, không sấm sét, không lụt lội như thời tiết dự đoán. Một ngày đẹp để kỷ niệm 250 ngày Lục Quân Hoa Kỳ. Một ngày may mắn cho Donald Trump. Món quà thực tế nhất ông ấy nhận được từ “God.” Nhưng bấy nhiêu không đủ. Sự chờ đợi vượt qua cuộc diễn hành vĩ đại nhất mà Trump từng thấy đã không diễn ra như mong muốn.

 

DC-parade
DC-parade: Buổi trình diễn nhàm chán mà Trump và chính quyền ngốn gần $40 triệu tiền thuế của dân đã biến quân đội Mỹ trở thành một gánh xiếc đáng thương trong ngày kỷ niệm 250 năm thành lập Bộ Binh Hoa Kỳ Mỹ. (Ảnh: MVP)


Gánh xiếc diễn ra

Ngày 14/6 là một ngày đặc biệt của nước Mỹ. Nó là ngày thành lập Quân đội Hoa Kỳ năm 1775 và năm 1949 trở thành Flag Day, một ngày được trân trọng, tưởng nhớ. Và Doanld Trump đã “kiến trúc” ngày sinh nhật của ông ta vào cùng hai dịp này, để tổ chức điều mà Trump xem là mối liên hệ không thể tách rời của quốc gia, quyền lực, bạo lực và chính bản thân ông ta – hiện thận của chủ nghĩa yêu nước và người cứu rỗi làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại.”

Thế nhưng, buổi trình diễn nhàm chán mà Trump và chính quyền ngốn gần $40 triệu tiền thuế của dân đã biến quân đội Mỹ trở thành một gánh xiếc đáng thương trong ngày kỷ niệm 250 năm thành lập Bộ Binh Hoa Kỳ Mỹ.

Trên sân khấu chính, người đàn ông sinh ngày 14/6 bước ra tay trong tay với phu nhân. Một nhóm người thuộc đảng Make America Great Again bên dưới đồng loạt cất tiếng hát bài Chúc Mừng Sinh Nhật Donald Trump trước khi quốc ca Hoa Kỳ vang lên. Sau đó, một sĩ quan trẻ của Lục Quân tiến lên, tặng Trump lá cờ đã gấp lại. Đó là lá cờ đã tung bay ở Capitol Hill sáng ngày hôm đó để kỷ niệm ngày thành lập Lục Quân, lực lượng quân sự lâu đời nhất của quốc gia.

Phần trình diễn chính, ước mơ của Trump bắt đầu. Dưới cái nóng oi bức hơn 80oF, vài trăm người thưa thớt trên hàng ghế khán đài dõi theo cuộc diễn hành nhàm chán, yên tĩnh. Những đoàn lính thuộc các quân chủng khác nhau tuần tự đi qua, chậm rãi, yếu ớt. Bước chân không đồng nhịp. Đôi tay của họ thừa thãi, có cảm giác như họ không biết cất nó vào đâu. Gương mặt của họ không khác với hai vị quân nhân trên chuyến tàu điện ngầm vài giờ trước đó, gương mặt bất chí khí.

Những phản ứng trên mạng xã hội và nhiều diễn đàn khác nhau đưa ra một đề tài tranh luận thực tế, liệu những quân nhân ấy đã nhận một sắc lệnh quân đội để diễn hành và họ phản đối trong im lặng? Có một chi tiết mà truyền thông lớn không nhắc đến, đó là nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa không có mặt trong buổi duyệt binh.



Người bạn là cựu chiến binh ngồi bên cạnh khẽ nói: “Sứ mệnh của quân đội Mỹ là ở chiến trường, không phải trong những buổi phô trương thế này. Trách nhiệm của họ không phải như những người lính canh ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.” Người này muốn nói đến những động tác thuần thục, chính xác, đẹp như điện ảnh của những người lính trong giờ giao ca.

Quốc gia thức dậy

Buổi sáng hôm ấy, thủ đô cũng không phải là không có sự hãnh hiện. Niềm tự hào nhìn thấy ở những cô gái có lẽ mới ngoài đôi mươi, dáng vẻ nhanh nhẹn, lịch sự, gương mặt thoải mái, đầu đội chiếc nón màu đỏ có con số 45 và dòng chữ Make America Great Again. Họ cười mãn nguyện. Trong đoàn người đứng chờ để qua khu vực kiểm tra an ninh, đi vào trong nơi diễn ra duyệt binh, vài thanh niên vẫy quốc kỳ Mỹ. Trước mặt họ là lá cờ có chữ “Jan 06 was an insight job” rất to.

Nhưng đó là bên ngoài cuộc duyệt binh, trong phạm vi một góc nhỏ của thủ đô sáng ngày 14/6. Một người đàn ông râu tóc đã bạc trắng, mặc áo thun đỏ có dòng chữ “Made in Vietnam.” Ông đứng bên ngoài hàng rào sắt đen kiên cố dựng lên trước cổng White House. Ông tự nhận là Uncle Buck, đến từ Massachusetts, 76 tuổi. Cầm tấm ảnh biếm họa hình Donald Trump mặc tã, đội vương miện với dòng chữ “hôm sinh nhật của một cậu bé”, ông nói: “Tôi đã tìm được nơi tôi cần đến. Tôi đứng bên ngoài lối mà xe cộ chính phủ sẽ ra vào khu vực chung quanh Tòa Bạch Ốc.”

Uncle Buck cho xem tấm ảnh ông chụp trước khi rời nhà. Trên cánh tay phải ông viết số điện thoại của cháu trai, và “tôi đã đưa tiền tại ngoại hầu tra cho cháu của tôi để phòng khi cần đến.”

UncleBuck
UncleBuck: UncleBuck chụp ảnh trước cửa nhà
trước khi đến DC biểu tình. (Ảnh: UncleBuck)



Cách National Mall khoảng 10 phút chạy xe, một nhóm biểu tình ở trước Union Station. Dân biểu Eric Swalwel của California đang phát biểu. Ông nói: “Chúng ta cần nhiều nhà báo độc lập hơn, những người sẽ không khuất phục hoặc nhượng bộ trước Donald Trump. Khắp nước Mỹ hôm nay diễn ra 2.000 cuộc biểu tình để nói rằng không có vua ở nước Mỹ, không có ông vua nào cả.”

Hoàn toàn đối lập với không khí ngay trung tâm thủ đô, bên trong buổi duyệt binh mừng sinh nhật Donald Trump là cuộc biểu tình No Kings Day ở quy mô lớn, khắp 50 tiểu bang, các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ và thậm chí ở hơn 20 quốc gia. Một thống kê của AP ước tính gần 7 triệu người đã tuần hành ngày 14/6, biến No Kings Day trở thành cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ trong một ngày.

Một nhân viên liên bang của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) nhận định trong điều kiện giấu tên: “Cái hay của các nhà tổ chức No Kings Day là tác động đến khắp nơi, thậm chí các quốc gia khác như Pháp, Anh. Điều này cho thấy biểu tình ôn hòa phản kháng không nhất thiết phải diễn ra ở ngay thủ đô. Khi cả quốc gia đứng dậy, chúng ta còn hy vọng.”

Nguồn tin dấu tên từ ACLU cho biết, No Kings Day đã được các tổ chức như 50501 Movement, No Kings Organization, Indivisible, MoveOn, ACLU, và nhiều tổ chức tiến bộ khác đã chuẩn bị từ khi tổng thống loan báo sẽ tổ chức duyệt binh vào ngày 14/6.

Có thể nói là khắp nước Mỹ, từ tiểu bang xanh đến những nơi “đỏ rực” như Little Rock, Arkansas cũng có hơn 7,000 người tuần hành. Philadelphia có hơn 10,000 người. New York khoảng 50,000 người. San Francisco's Ocean Beach thì làm “nổ tung” với màn trình diễn xếp người thành chữ No King tuyệt đẹp.

Dọc theo các con đường trong thành phố, quận, thuộc các tiểu bang dày đặt người giương biểu ngữ. Họ không cần phải ra ngay trung tâm thủ đô, nơi đang diễn ra cuộc duyệt binh với mục đích phô trương quyền lực.

Tại một địa điểm khác bên ngoài thủ đô khoảng 15 phút chạy xe, là một No Kings Day đặc biệt, của nhóm Free DC tổ chức. Không biểu ngữ, không cờ, không còi xe, không tuần hành, chỉ có DC Joy Day – thông điệp của tổ chức. Trẻ con, thiếu niên, người lớn trên dưới 300 người, tụ tập như một gia đình. Họ chơi đùa, thả diều, kết bạn, nhảy múa, ăn uống, đọc sách, vẽ tranh, học kiến thức về thuế, về cách biểu tình bất bạo động.

“Đây là cách chúng tôi phản kháng buổi diễn binh ở Washington DC,” một tình nguyện viên của tổ chức Free DC nói.  

DC-2

Một cách “biểu tình” của tổ chức Free ở cách trung tâm 30 phút
(Ảnh Kalynh)



Cuối cùng, Donald Trump vẫn không thực hiện được ước mơ của tám năm trước. Ngày sinh nhật của Donald Trump lặng lẽ đi qua, để dư âm một buổi tiệc yếu đuối, nhàm chán. Hơn 30 con tuấn mã, 84 chiếc xe quân sự, trong đó có 28 xe tăng Abrams, 6,700 lính diễn binh, trực thăng Black Hawk, và nhiều khí tài quân sự khác, và $40 triệu tiền thuế của dân đã ở trong cuộc diễn binh này. Nhưng, đó là một gánh xiếc trên đường phố thủ đô. Còn cuộc diễn binh thật sự khác đã diễn ra ở khắp nước Mỹ cùng ngày hôm đó, không phải ở thủ đô Washington DC.

Kalynh Ngô

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
Tustin, Santa Ana, California – (The Independent): Trưa thứ Bảy, ngày 21 tháng 6, 2025, một người cha của ba quân nhân Hoa Kỳ đã bị đánh đập và bị bắt giữ giữa ban ngày bởi một nhóm người bịt mặt mặc đồng phục có dấu hiệu thuộc Tuần Tra Biên Giới (U.S. Border Patrol), theo đoạn phim lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Nạn nhân là ông Narciso Barranco, 48 tuổi, làm nghề làm vườn tại Tustin, Quận Cam. Khoảng bảy người ập đến khi ông đang làm việc trước một tiệm ăn IHOP ở Santa Ana. Video cho thấy ông bị đè xuống đất, đập đầu ít nhất sáu lần, kẹp cổ, bị đánh, rồi bị kéo lê lên một chiếc xe SUV không biển số, trong khi vẫn rên rỉ và kêu cứu. “Cha tôi bỏ chạy vì hoảng sợ – ông không biết ai đang đuổi theo mình. Họ không hỏi gì, chỉ xông đến đánh và bắt,” Alejandro Barranco, 25 tuổi, cựu Thủy quân lục chiến từng đóng quân ở Afghanistan nói với tờ Los Angeles Times.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Chiến dịch chống di dân của chính phủ Trump vẫn đang diễn ra toàn diện, với các hình thức ồn ào như đưa ICE vào trường học, cho đến những dự luật ít người chú ý. Nằm trong hơn một nghìn trang của dự luật mang tên “Big & Beautiful Bill” đã được Hạ Viện thông qua vào tháng trước là đề nghị áp dụng mức thuế 3.5% đối với tiền kiều hối, chuyển từ Mỹ sang các nước khác. Những người Việt ở Mỹ đã từng đi làm gởi tiền về giúp đỡ gia đình ở Việt Nam không xa lạ gì với dịch vụ chuyển tiền này.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Vào Thứ Bảy này, thủ đô Washington D.C. sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để mừng 250 năm ngày thành lập Lục Quân Hoa Kỳ – trùng đúng ngày sinh nhật lần thứ 79 của tổng thống Donald Trump. Nhưng không chỉ có xe tăng, quân nhạc và pháo hoa, cùng lúc đó sẽ có hàng ngàn cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, với một thông điệp rất rõ ràng: "Chúng tôi không muốn một vị vua." Nếu có ý định tham dự cuộc biểu tình No Kings một cách hiệu quả và an toàn, bạn đọc nên ghi danh tham gia tại trang chính thức của chiến dịch biểu tình hoặc qua các tổ chức vận động tại địa phương. Trang chính của No Kings: truy cập NoKings.org, vào mục Attend (tham dự) hoặc Find an event near you (tìm một cuộc biểu tình gần bạn) để xem danh sách sự kiện theo từng khu vực. Trang này cung cấp bản đồ tương tác giúp bạn chọn và ghi danh rõ địa điểm mình muốn tham gia. Và nhớ rằng biểu tình ôn hoà ở nơi công cộng (đường phố, vỉa hè, công viên) là quyền được Tu Chính án thứ nhất bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh mẽ theo ý nghĩa tương đối, sau khi phá hủy các định chế, những gì còn lại là sự hiện diện của Trump được bao quanh bởi những kẻ bất tài. Nhưng Trump yếu đuối bởi vì đã phá hủy quá nhiều năng lực của nhà nước, Hoa Kỳ không có công cụ thực sự để đối phó với các nơi khác trên thế giới. Trong hai tháng qua, giới đầu tư tài chính đã đưa ra một chiến lược giao dịch mới, dựa trên một quy tắc đơn giản: Trump luôn là kẻ rút lui – Trump Always Chickens Out (TACO). Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ áp thuế ào ạt về nhập khẩu đối với bạn cũng như thù, hoặc loại bỏ vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, chỉ lùi bước khi đòn roi của thị trường áp đặt kỷ luật không khoan nhượng. Sau đó, Trump quay trở lại thuế quan, chỉ để lùi lại một lần nữa.
Những gì chúng ta chứng kiến ngày hôm nay sẽ tiếp tục là chiều hướng nguy hiểm của chính quyền này, đe dọa bất kỳ ai đứng lên và bất đồng quan điểm với họ. Khi gần như toàn bộ thành viên Cộng Hòa ủng hộ hành động tấn công một thượng nghị sĩ vì quyền đặt câu hỏi thì điều này cho thấy, “đây không còn là nước Mỹ mà tôi biết,” như lời Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski của Alaska thốt lên.
LOS ANGELES — Sáng nay, một hình ảnh gây bàng hoàng đã lan truyền khắp truyền thông Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ Alex Padilla, đại diện tiểu bang California, bị nhân viên mật vụ đè úp xuống hành lang, còng tay như một kẻ phạm pháp chỉ vì Ông lên tiếng trong một buổi họp báo. Sự việc xảy ra tại trụ sở liên bang ở Los Angeles, khi Bộ trưởng Nội an Kristi Noem đang trình bày về các cuộc bố ráp di dân gần đây. Trước mặt báo chí và giới chức công lực, ông Padilla, sinh trưởng tại chính thành phố này, đã lên tiếng: “Bà cứ khăng khăng thổi phồng mọi chuyện.” Ngay sau đó, hai người đàn ông được nhận diện là mật vụ thuộc Bộ Nội an tiến lại gần, áp sát ông Padilla vào tường và dùng vũ lực đẩy ông ra khỏi hội trường qua cửa sau. Trên đường bị áp giải, ông vẫn cất cao giọng: “Tôi là Thượng nghị sĩ Alex Padilla, tôi có điều muốn hỏi bà bộ trưởng.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.