Hôm nay,  

Gánh Xiếc Diễn Ra, Quốc Gia Thức Dậy

16/06/202519:26:00(Xem: 834)
DC-1
Hai xe buýt chờ sẵn để “hốt” người biểu tình. (Ảnh: Kalynh)

Không phải chiến tranh thế giới. Cũng không phải điều quân hỗ trợ đồng minh bảo vệ hòa bình trong lục địa. Cũng chưa phải đến mức gọi là nội chiến. Mà những chiếc xe tăng rầm rộ lăn bánh vào thủ đô để chuẩn bị cuộc diễn binh được cho là tôn vinh, mừng sinh nhật sinh nhật thứ 250 của Quân Đội Hoa Kỳ ngày 14/6. Đây là mơ ước từ năm 2017 của Donald Trump, khi ông ta được mục kích sở thị buổi diễn hành quân sự truyền thống Bastille Day của nước Pháp. Ngày đó, Trump đã thốt lên với các phóng viên: “Một trong những cuộc diễn hành vĩ đại nhất mà tôi từng thấy… Chúng ta sẽ phải cố gắng vượt lên.”

Xe tăng vào thành phố

Trên chuyến tàu điện ngầm đi từ hướng Nam về nhà ga L’Enfant Plaza, có hai vị quân nhân, một nam, một nữ mặc sắc phục binh chủng Không Quân. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều. Cuộc diễn binh diễn ra khoảng 6 giờ. Gương mặt của họ trông không có gì vội vã, cũng không có vẻ trông như họ đang chuẩn bị tham dự cuộc diễn hành “lịch sử.”

Con số dự đoán ít nhất 200,000 ngàn người sẽ có mặt để reo hò chúc mừng Donald Trump trong ngày sinh nhật và 250 năm Quân Đội Hoa Kỳ đã không xảy ra. Nếu không có những chiếc xe cảnh sát chặn mọi nẻo đường chính đi vào trung tâm, nếu cảnh sát mặc quân phục chống đạn không đứng ở mỗi ngả tư đường, nếu những chiếc xe buýt màu trắng không chờ sẵn để bắt người biểu tình, thì thủ đô ngày hôm đó là một ngày vô cùng bình thường.  

Bước ra khỏi nhà ga tàu điện ngầm, là một Washington DC hiền lành. Những con đường dẫn về Consitutioni Ave, National Mall, nơi đã dựng lên sân khấu và khán đài cho cuộc diễn binh quân sự, bình yên lạ thường. Vài gian hàng trên phố bán nón Trump 2025, áo đỏ MAGA không một bóng người ghé xem. Có thể thấy, hơn 90% sắc dân đang đi bộ ở khu vực đó, là người Mỹ da trắng. Có vẻ như, DC trả về cho DC.

Trong khu vực diễn ra buổi diễn binh, một lá cờ thật to, cao, với mục đích từ xa vẫn trông thấy được, bay phất phới. Đó không phải là quốc kỳ Mỹ. Đó là lá cờ “tố cáo” cuộc tấn công vào Quốc Hội ngày 6/1/2021, với dòng chữ: “Jan 06 was an insight job” – có thể hiểu là cuộc bạo loạn xấu hổ ngày Jan 06 là một kịch bản dàn dựng có trả tiền. Những người ghé vào khu vực triển lãm của quân đội vì lý do tò mò; vì “tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng với quân đội Mỹ, ngoài ra không vì mục đích khác. Tôi sẽ đi về ngay sau khi xem xong” – một vị cao niên nói.

Chiều ngày 14/6, DC không mưa tầm tã, không sấm sét, không lụt lội như thời tiết dự đoán. Một ngày đẹp để kỷ niệm 250 ngày Lục Quân Hoa Kỳ. Một ngày may mắn cho Donald Trump. Món quà thực tế nhất ông ấy nhận được từ “God.” Nhưng bấy nhiêu không đủ. Sự chờ đợi vượt qua cuộc diễn hành vĩ đại nhất mà Trump từng thấy đã không diễn ra như mong muốn.

 

DC-parade
DC-parade: Buổi trình diễn nhàm chán mà Trump và chính quyền ngốn gần $40 triệu tiền thuế của dân đã biến quân đội Mỹ trở thành một gánh xiếc đáng thương trong ngày kỷ niệm 250 năm thành lập Bộ Binh Hoa Kỳ Mỹ. (Ảnh: MVP)


Gánh xiếc diễn ra

Ngày 14/6 là một ngày đặc biệt của nước Mỹ. Nó là ngày thành lập Quân đội Hoa Kỳ năm 1775 và năm 1949 trở thành Flag Day, một ngày được trân trọng, tưởng nhớ. Và Doanld Trump đã “kiến trúc” ngày sinh nhật của ông ta vào cùng hai dịp này, để tổ chức điều mà Trump xem là mối liên hệ không thể tách rời của quốc gia, quyền lực, bạo lực và chính bản thân ông ta – hiện thận của chủ nghĩa yêu nước và người cứu rỗi làm cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại.”

Thế nhưng, buổi trình diễn nhàm chán mà Trump và chính quyền ngốn gần $40 triệu tiền thuế của dân đã biến quân đội Mỹ trở thành một gánh xiếc đáng thương trong ngày kỷ niệm 250 năm thành lập Bộ Binh Hoa Kỳ Mỹ.

Trên sân khấu chính, người đàn ông sinh ngày 14/6 bước ra tay trong tay với phu nhân. Một nhóm người thuộc đảng Make America Great Again bên dưới đồng loạt cất tiếng hát bài Chúc Mừng Sinh Nhật Donald Trump trước khi quốc ca Hoa Kỳ vang lên. Sau đó, một sĩ quan trẻ của Lục Quân tiến lên, tặng Trump lá cờ đã gấp lại. Đó là lá cờ đã tung bay ở Capitol Hill sáng ngày hôm đó để kỷ niệm ngày thành lập Lục Quân, lực lượng quân sự lâu đời nhất của quốc gia.

Phần trình diễn chính, ước mơ của Trump bắt đầu. Dưới cái nóng oi bức hơn 80oF, vài trăm người thưa thớt trên hàng ghế khán đài dõi theo cuộc diễn hành nhàm chán, yên tĩnh. Những đoàn lính thuộc các quân chủng khác nhau tuần tự đi qua, chậm rãi, yếu ớt. Bước chân không đồng nhịp. Đôi tay của họ thừa thãi, có cảm giác như họ không biết cất nó vào đâu. Gương mặt của họ không khác với hai vị quân nhân trên chuyến tàu điện ngầm vài giờ trước đó, gương mặt bất chí khí.

Những phản ứng trên mạng xã hội và nhiều diễn đàn khác nhau đưa ra một đề tài tranh luận thực tế, liệu những quân nhân ấy đã nhận một sắc lệnh quân đội để diễn hành và họ phản đối trong im lặng? Có một chi tiết mà truyền thông lớn không nhắc đến, đó là nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa không có mặt trong buổi duyệt binh.



Người bạn là cựu chiến binh ngồi bên cạnh khẽ nói: “Sứ mệnh của quân đội Mỹ là ở chiến trường, không phải trong những buổi phô trương thế này. Trách nhiệm của họ không phải như những người lính canh ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.” Người này muốn nói đến những động tác thuần thục, chính xác, đẹp như điện ảnh của những người lính trong giờ giao ca.

Quốc gia thức dậy

Buổi sáng hôm ấy, thủ đô cũng không phải là không có sự hãnh hiện. Niềm tự hào nhìn thấy ở những cô gái có lẽ mới ngoài đôi mươi, dáng vẻ nhanh nhẹn, lịch sự, gương mặt thoải mái, đầu đội chiếc nón màu đỏ có con số 45 và dòng chữ Make America Great Again. Họ cười mãn nguyện. Trong đoàn người đứng chờ để qua khu vực kiểm tra an ninh, đi vào trong nơi diễn ra duyệt binh, vài thanh niên vẫy quốc kỳ Mỹ. Trước mặt họ là lá cờ có chữ “Jan 06 was an insight job” rất to.

Nhưng đó là bên ngoài cuộc duyệt binh, trong phạm vi một góc nhỏ của thủ đô sáng ngày 14/6. Một người đàn ông râu tóc đã bạc trắng, mặc áo thun đỏ có dòng chữ “Made in Vietnam.” Ông đứng bên ngoài hàng rào sắt đen kiên cố dựng lên trước cổng White House. Ông tự nhận là Uncle Buck, đến từ Massachusetts, 76 tuổi. Cầm tấm ảnh biếm họa hình Donald Trump mặc tã, đội vương miện với dòng chữ “hôm sinh nhật của một cậu bé”, ông nói: “Tôi đã tìm được nơi tôi cần đến. Tôi đứng bên ngoài lối mà xe cộ chính phủ sẽ ra vào khu vực chung quanh Tòa Bạch Ốc.”

Uncle Buck cho xem tấm ảnh ông chụp trước khi rời nhà. Trên cánh tay phải ông viết số điện thoại của cháu trai, và “tôi đã đưa tiền tại ngoại hầu tra cho cháu của tôi để phòng khi cần đến.”

UncleBuck
UncleBuck: UncleBuck chụp ảnh trước cửa nhà
trước khi đến DC biểu tình. (Ảnh: UncleBuck)



Cách National Mall khoảng 10 phút chạy xe, một nhóm biểu tình ở trước Union Station. Dân biểu Eric Swalwel của California đang phát biểu. Ông nói: “Chúng ta cần nhiều nhà báo độc lập hơn, những người sẽ không khuất phục hoặc nhượng bộ trước Donald Trump. Khắp nước Mỹ hôm nay diễn ra 2.000 cuộc biểu tình để nói rằng không có vua ở nước Mỹ, không có ông vua nào cả.”

Hoàn toàn đối lập với không khí ngay trung tâm thủ đô, bên trong buổi duyệt binh mừng sinh nhật Donald Trump là cuộc biểu tình No Kings Day ở quy mô lớn, khắp 50 tiểu bang, các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ và thậm chí ở hơn 20 quốc gia. Một thống kê của AP ước tính gần 7 triệu người đã tuần hành ngày 14/6, biến No Kings Day trở thành cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ trong một ngày.

Một nhân viên liên bang của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) nhận định trong điều kiện giấu tên: “Cái hay của các nhà tổ chức No Kings Day là tác động đến khắp nơi, thậm chí các quốc gia khác như Pháp, Anh. Điều này cho thấy biểu tình ôn hòa phản kháng không nhất thiết phải diễn ra ở ngay thủ đô. Khi cả quốc gia đứng dậy, chúng ta còn hy vọng.”

Nguồn tin dấu tên từ ACLU cho biết, No Kings Day đã được các tổ chức như 50501 Movement, No Kings Organization, Indivisible, MoveOn, ACLU, và nhiều tổ chức tiến bộ khác đã chuẩn bị từ khi tổng thống loan báo sẽ tổ chức duyệt binh vào ngày 14/6.

Có thể nói là khắp nước Mỹ, từ tiểu bang xanh đến những nơi “đỏ rực” như Little Rock, Arkansas cũng có hơn 7,000 người tuần hành. Philadelphia có hơn 10,000 người. New York khoảng 50,000 người. San Francisco's Ocean Beach thì làm “nổ tung” với màn trình diễn xếp người thành chữ No King tuyệt đẹp.

Dọc theo các con đường trong thành phố, quận, thuộc các tiểu bang dày đặt người giương biểu ngữ. Họ không cần phải ra ngay trung tâm thủ đô, nơi đang diễn ra cuộc duyệt binh với mục đích phô trương quyền lực.

Tại một địa điểm khác bên ngoài thủ đô khoảng 15 phút chạy xe, là một No Kings Day đặc biệt, của nhóm Free DC tổ chức. Không biểu ngữ, không cờ, không còi xe, không tuần hành, chỉ có DC Joy Day – thông điệp của tổ chức. Trẻ con, thiếu niên, người lớn trên dưới 300 người, tụ tập như một gia đình. Họ chơi đùa, thả diều, kết bạn, nhảy múa, ăn uống, đọc sách, vẽ tranh, học kiến thức về thuế, về cách biểu tình bất bạo động.

“Đây là cách chúng tôi phản kháng buổi diễn binh ở Washington DC,” một tình nguyện viên của tổ chức Free DC nói.  

DC-2

Một cách “biểu tình” của tổ chức Free ở cách trung tâm 30 phút
(Ảnh Kalynh)



Cuối cùng, Donald Trump vẫn không thực hiện được ước mơ của tám năm trước. Ngày sinh nhật của Donald Trump lặng lẽ đi qua, để dư âm một buổi tiệc yếu đuối, nhàm chán. Hơn 30 con tuấn mã, 84 chiếc xe quân sự, trong đó có 28 xe tăng Abrams, 6,700 lính diễn binh, trực thăng Black Hawk, và nhiều khí tài quân sự khác, và $40 triệu tiền thuế của dân đã ở trong cuộc diễn binh này. Nhưng, đó là một gánh xiếc trên đường phố thủ đô. Còn cuộc diễn binh thật sự khác đã diễn ra ở khắp nước Mỹ cùng ngày hôm đó, không phải ở thủ đô Washington DC.

Kalynh Ngô

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức, các chuyên gia y tế thảo luận về hậu quả nguy hiểm của những quyết định mới của Bộ Y Tế liên quan đến khuynh hướng chống vaccine; cũng như cắt giảm ngân sách những chương trình y tế công toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ.
Lịch sử cho thấy: khi một nhà độc tài dựng nên hệ thống đàn áp, thì hệ thống đó không chỉ nhắm vào kẻ “bị xem là đe doạ” — mà có thể quay sang đàn áp bất kỳ ai. Trump và chính quyền ông đang gấp rút xây dựng hệ thống đó, qua năm bước rõ ràng: Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dựa vào các thuật ngữ như “nổi loạn”, “nổi dậy” hay “xâm nhập.” Lấy cớ đó để triển khai lực lượng vũ trang liên bang vào nội địa. Cho phép các lực lượng này thực hiện bắt giữ hàng loạt, không trát, không thủ tục pháp lý. Mở rộng hệ thống trại giam, khu tạm giữ trên toàn quốc. Khi căng thẳng đủ lớn — ban bố thiết quân luật.
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
Trường Đại học Harvard đang đệ đơn kiện chính quyền Trump sau khi họ đưa ra một quyết định chưa từng có trong lịch sử giáo dục Đại học Hoa Kỳ: ngăn cấm sinh viên quốc tế quay trở lại học tập tại trường. Cao trào mới nhất trong cuộc chiến pháp lý này là việc chính phủ của Trump tuyên bố sẽ cắt toàn bộ ngân sách liên bang dành cho Harvard, với tổng số tiền lên đến 100 triệu MK (khoảng 73.8 triệu bảng Anh). Mặc dù một tòa án liên bang đã tạm thời chặn đứng lệnh cấm sinh viên nước ngoài, nhiều người vẫn không giấu được lo ngại về việc danh tiếng và uy tín bấy lâu của nước Mỹ có thể bị tổn hại nặng nề bởi cuộc tranh chấp này.
Câu chuyện của Tuấn Phan, một người đàn ông gốc Việt tại Quận Pierce, tiểu bang Washington, tưởng chừng đã đến hồi kết với việc Ông chấp nhận trục xuất về Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Thế nhưng, một quyết định bất ngờ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đẩy ông vào một hành trình đầy hiểm nguy đến Nam Sudan, một quốc gia Phi Châu đang chìm trong bất ổn.
Công viên đô thị không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí, mặc dù những lợi ích đó rất quan trọng. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy công viên cũng đóng vai trò là không gian thiết yếu để kết nối giữa người với người; nơi cư dân thuộc nhiều thành phần khác nhau có thể gặp gỡ, trò chuyện, điều ngày càng hiếm hoi trong một xã hội Hoa Kỳ đang phân cực, chia rẽ. Hơn một nửa người Mỹ cho biết đã từng nói chuyện với một người không quen biết trước, thuộc một tầng lớp xã hội khác tại công viên. Dữ liệu cũng cho thấy các thành phố có hệ thống công viên rộng lớn thường có tỷ lệ tình nguyện viên cao hơn, nhiều tổ chức dân sự hơn tính trên đầu người; thành công hơn trong việc phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã quen với vị trí dẫn đầu thế giới: các trường đại học danh tiếng, nhiều giải Nobel và vô số công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Mỹ luôn mạnh tay chi cho nghiên cứu, với tổng số tiền lên đến 120 tỷ USD mỗi năm, trong đó hơn 50 tỷ USD cấp cho các viện nghiên cứu và trường đại học. Nhưng vài tháng gần đây, cộng đồng khoa học Mỹ rơi vào tình cảnh bất ổn chưa từng có. Chính quyền Trump, với lý do cắt giảm chi phí và xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), đã hủy bỏ hàng loạt khoản tài trợ nghiên cứu. Ngày 15/5, chính phủ đột ngột cắt các khoản tài trợ của Đại học Harvard cho những dự án từ địa hóa học Bắc Cực đến vật lý lượng tử – sau khi đã có động thái tương tự với Đại học Columbia. Các nhà khoa học cảnh báo: điều này sẽ giáng đòn nặng lên vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.