Hôm nay,  

Lễ tưởng niệm GS Đoàn Viết Hoạt, Một Đời Đấu Tranh Vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam

26/06/202521:42:00(Xem: 540)

(1)-TƯỞNG-NIỆM-GS
Thắp nhang tưởng niệm

Westminster (Thanh Huy) – Tại phòng hội Phòng Thương Mại Thành Phố Westminster 14491 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 6 giờ chiếu Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2025 một buổi Lễ tưởng niệm Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt đã được các thân hữu tổ chức. Buổi lễ do ông Larry Nguyễn, giám đốc Trung Tâm Chăm Sóc Người Cao Niên Sacramento (cơ quan bảo trợ), Luật Sư Đỗ Thái Nhiên trưởng ban tổ chức, điều hợp chương trình buổi lễ do MC. Nancy Nguyễn cùng nhóm thân hữu trong ban tổ chức có: Trần Trung Đạo, Larry Nguyễn, Trần Minh Phương, Nguyễn Thanh Hà, Cao Minh Châu, Vũ Đan Thy, Trần Anh, Nancy Nguyễn, Trần Minh Khôi, Tạ Văn Thành…

Lễ tưởng niệm để ghi nhớ và tỏ lòng thương tiếc Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt một người đã trọn đời cống hiến tâm huyết cho nỗ lực xây dựng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng những đóng góp của giáo sư trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, kể từ thập niên 1960 cho đến khi ông qua đời năm 2025.

Sau nghi thức chào cờ và phút mặc niệm.

Tiếp đến Luật Sư Đỗ Thái Nhiên thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cảm ơn Bà quả phụ Đoàn Viết Hoạt, quý vị quan khách và thân hữu đã đến tham dự lễ tưởng niệm.

(2)-TƯỞNG-NIỆM-GS.-ĐOÀN-VIẾT-HOẠT-DSC_0760
Luật Sư Đỗ Thái Nhiên, Trưởng ban tổ chức chào mừng quan khách và thân hữu

Ông nói: “… Một tối mùa hè năm 1976 tôi gặp GS Đoàn Viết Hoạt trong trại tù Phan Đăng Lưu, tỉnh Gia Định Saigon. Tối hôm nay, mùa hè năm 2025 tại nơi đây,  tôi kính cẩn đứng trước di ảnh của GS Đoàn Viết Hoạt trong buổi lễ tưởng niệm GS với tất cả lòng tôn kính và thân ái.

Hồi tưởng mùa hè năm 1976 và những năm tháng kế tiếp, biết bao kỷ niệm xót xa nhưng thân mến lại trở về trong tâm trí tôi một cách sắc nét: Tôi là người may mắn đã từng được GS Hoạt trao truyền ngọn đuốc Duy Dân, đã từng cùng GS hiên ngang rước ngọn đuốc kia bước qua nhiều phòng giam, nhiều phòng kỷ luật với đủ loại gông cùm khắc nghiệt. Tại một tình huống sống rất hi hữu, tôi đã có cơ hội chứng kiến tận mắt, cảm nhận tận tim, thần sắc của GS Hoạt phó viện trưởng viện đại học Vạn Hạnh khi tiếp cận các loại nhục hình hiểm ác của nhà tù. Những lúc như vậy, đôi mắt của GS hơi nhướng lên như để ôm lấy như để nén xuống nỗi đau nhưng miệng vẫn mỉm cười: thoáng ngạo nghễ, thoáng đôn hậu. Đôi mắt nén đau kết hợp với miệng cười ngạo nghễ đã tạo thành một bó hoa tươi gọi là hoa máu của lịch sử. Hôm nay tại lễ tưởng niệm GS Đoàn Viết Hoạt, bên cạnh bó hoa lịch sử kia, tôi xin long trọng trình bày những nhận định chuẩn xác nhất về GS Đoàn Viết Hoạt, một Duy Dân nay đã rạng rỡ tiến vào thế giới của Duy Nhân.

Nói tới GS Đoàn Viết Hoạt, không thể không nói tới tư tưởng Duy Dân. Duy Dân đã gắn kết với GS Đoàn Viết Hoạt chẳng khác nào hoa mai vàng vươn mình tìm tới nắng hồng của mùa xuân. Đặc biệt trong email ngày 23-5-2025, tác giả Trần Trung Việt, một người bạn vong niên của GS Đoàn Viết Hoạt đã nêu lên một dấu hỏi, đại ý: phải chăng Lý Đông A và lý luận Duy Dân là sức mạnh siêu việt  đã giữ cho sư huynh Đoàn Viết Hoạt đứng vững qua chừng đó năm tháng tù đày?
 
Xin thưa: Duy Dân là tư tưởng giúp người đời tu học làm người, nhất là làm Con Người Việt Nam. Tư tưởng này được trình bày tinh vi, toàn diện và khoa học qua hai bộ phận lý luận:
 
Một là bộ phận tư tưởng, bộ phận này bao gồm: Tiền đề triết học, Qui luật triết học và Phương pháp luận.
 
Hai là bộ phận hành động, còn gọi là bộ phận hiến pháp học: Đây là bộ phận tổ chức và điều động tòan dân tham gia vào công cuộc  xây dựng một xã hội tam nhân: nhân bản, nhân tính, nhân chủ…
 
“Chưa hết, năm 1998 khi GS. Đoàn Viết Hoạt đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ, công cuộc thăm nuôi kia vẫn nối dài bằng cách bà Trần Thị Thức dành ra 21 năm giảng dạy Việt ngữ tại bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để có lương tiền vừa trang trải chi tiêu gia đình vừa giúp GS Hoạt di chuyển đây đó tiếp nối con đường phục vụ quê hương ... Tình yêu của bà Trần Thị Thức dành cho GS Hoạt  đúng là một quấn quyện tuyệt vời giữa tình yêu gia đình và tình yêu tha thiết với  nước non.
 
Hôm nay nhân lễ tưởng niệm GS Đoàn Viết Hoạt, chúng tôi nhóm thân hữu của GS Hoạt xin phép được mời bà quả phụ Đoàn Viết Hoạt, Trần Thị Thức vui lòng đứng lên để toàn thể quan khách  và thân hữu hiện diện tại hội trường này có cơ hội vỗ tay ca ngợi bà quả phụ Đoàn Viết Hoạt, một phụ nữ Việt Nam yêu nước, đảm đang, thông minh và can trường…”

(3)-TƯỞNG-NIỆM-GS.-ĐOÀN-VIẾT-HOẠT-DSC_0769
Bà quả phụ Đoàn Viết Hoạt cảm tạ
 
Tiếp đến, bà quả phụ GS.Đoàn Viết Hoạt, Trong lời phát biểu Bà nói: “Tôi cùng anh Hoạt có cùng lý tưởng hoạt động trong hội sinh viên từ năm 1960, nên dù có đau khổ thế nào chúng tôi cũng giúp nhau đạt được lý tưởng đã mong muốn. Trong bao nhiêu năm, quý vị đã giúp anh Hoạt cùng chúng tôi trong những sinh hoạt đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, may Trời cho tôi có sức khỏe và nghị lực để vừa nuôi con vừa giúp chồng đạt được lý tưởng cũng là lý tưởng của tôi. Đó là lý do vì sao hai chúng tôi luôn chịu khó vượt qua những khó khăn. Giờ thì anh ấy đã ra đi, tôi mất ‘người yêu lý tưởng,’ cũng rất là đau khổ cho gia đình…”

Sau đó ban tổ chức mời Bà Quả Phụ Đoàn Viết Hoạt và nhóm thân hữu lên thắp nhang tưởng niệm trước bàn thờ có di ảnh GS. Đoàn Viết Hoạt.

Tiếp đến là lời phát biểu của quý vị quan khách và thân hữu, trong đó có phần phát biểu của Tiến Sĩ Hà Thế Ruyệt, Ông Chánh án Nguyễn Trọng Nho những vị nầy đã nói về những kỷ niệm một thời với GS. Đoàn Viết Hoạt. Trong phần phát biểu, Nhà báo Đỗ Quý  Toàn, ông đã nói: “Đoàn Viết Hoạt là một anh hùng chống cường quyền không sợ hãi, hy sinh cả đời tư, gia đình của mình và sẵn sàng hy sinh mạng sống, thì đó chính là một anh hùng. Ngay khi Cộng Sản chiếm miền Nam, người thì tuẫn tiết, người bỏ chạy, người ở lại thì cam chịu, nhưng Giáo Sư Hoạt đã làm báo để chống lại chế độ Cộng Sản ngay trong nước, đi đâu cũng gặp công an! Trời sinh ra Giáo Sư Hoạt rất xứng đáng với tư cách một vị anh hùng trong lịch sử Việt.”

Xen lẫn chương trình có phần văn nghệ tưởng niệm do nhóm thân hữu trình bày.

Trong đó có phần đọc bài thơ của GS. Đoàn Viết Hoạt viết trong trại tù Phan Đăng Lưu vào tháng 6 năm 1978 như sau:

“Trong lòng ngàn những trại giam tăm tối/  Đang nhốt đầy hàng triệu con tim/  Có những cụ già tuổi đã chín mươi/ Những trẻ thơ ẵm bồng trong tay mẹ/  Những thiếu nữ tuổi xuân vừa hé/  Những thanh niên đang sức sống tràn đầy/  Nhưng hãy lắng nghe từ các phòng giam/  Từng trận cười ngạo nghễ hiên ngang/  Như thách đố mọi tham tàn bạo lực/  Ta nghe thấy trong tâm hồn rạo rực/  Như tuổi thanh xuân dào dạt sóng tâm tình/  Ta như thấy niềm tương lai thôi thúc/  Như hoa xuân ươm ngào ngạt hương lành/  Đất nước còn đây dân tộc còn đây/  Còn mãi mãi giòng sử xanh bất khuất/ Hỡi anh em đang trong vòng u uất/  Hãy vươn lên chào đón buổi bình minh/  Ngày thời đại mới chan hòa chân hạnh phúc.”

Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, sinh năm 1940 tại Hà Đông trong một gia đình cách mạng. Thân phụ ông chống cả thực dân Pháp và Cộng Sản, nên ông phải đổi từ họ Đỗ sang họ Đoàn, bị Tây bắt giam, hư một mắt. Anh cả của ông bị Cộng Sản thủ tiêu khi 15 tuổi, anh kế ở lại miền Bắc vì đòi quyền tự do dân chủ nên bị Cộng Sản bắt hai lần.

Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam Việt Nam. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp tú tài, ông theo học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học và tham gia giảng dạy Anh Ngữ ở một số trường trung học như Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho và Chu Văn An ở Sài Gòn. Năm 1966, ông được học bổng của Asia Foundation đi du học tại Mỹ, lấy bằng tiến sĩ Quản Trị Học Đường đại học Florida State University năm 1971. Về nước, ông giảng dạy tại Viện Đại Học Vạn Hạnh và giữ chức phụ tá viện trưởng cho đến năm 1975.

Ngày 29 Tháng Tám, 1976, ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam 12 năm không xét xử. Ngày 9 Tháng Hai, 1988 ông được phóng thích cùng với một số tù nhân “cải tạo.” Từ đầu năm 1989, ông cùng một số chiến hữu vận động nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam qua Diễn Đàn Tự Do. Ngày 17 Tháng Mười Một, 1990, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án 20 năm tù giam. Nhờ sự vận động của cộng đồng hải ngoại khắp nơi trên thế giới và sự can thiệp của quốc tế, CSVN giảm án xuống còn 15 năm. Tháng Tám, 1998, bị đưa đi “cải tạo cưỡng bức,” ông tiếp tục đấu tranh trong nhà tù, từ Thung Lũng Tử Thần Trại Đầm Đùn, Hàm Tân. Ông bị biệt giam hơn bốn năm tại trại tù Thanh Cẩm, Thanh Hóa.

Theo lời khuyên của gia đình và bằng hữu, ông chấp nhận tị nạn tại Hoa Kỳ vào Tháng Mười, 1998, nhận lời mời làm nghiên cứu về nhân quyền và dân chủ cho đại học Catholic University, Washington DC. Ông từng đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo chính trị, văn hóa xã hội, nhân quyền từ Hoa Kỳ đến Âu Châu, để vận động cho Việt Nam dân chủ và tự do phù hợp với môi trường hải ngoại và quốc tế trong thế kỷ 21. Đầu năm 2000, ông vận động cùng với nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ, sáng lập Họp Mặt Dân Chủ, một mạng lưới dân chủ từ Hoa Kỳ, Canada đến Âu Châu để phát triển cho những nỗ lực vận động dân chủ cho Việt Nam.

Với giới trẻ, ông mang tâm huyết phát huy Duy Dân Chủ Nghĩa của Lý Đông A, với năm lời thề là “Giác Biện Chứng Lớn, Tu Tính Mệnh Ta, Cứu Dân Tộc Việt, Giúp Loài Người Yếu, và Cùng Vũ Trụ Hòa,” cùng một số thanh niên trẻ thành lập học hội để truyền bá tư tưởng Lý Đông A. Ông thành lập trung tâm nghiên cứu Viện Dân Chủ Cho Việt Nam, được Amnesty International công nhận là tù nhân lương tâm (1982), và là hội viên danh dự của các hội văn bút thế giới, và nhận nhiều giải thưởng quốc tế.

Tham dự buổi lễ tưởng niệm ngoài nhóm thân hữu còn  có: Hòa Thượng Thích Huyền Việt đến từ Texas, Ông Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và phu nhân Giáo Sư Vân Bằng, Tiến Sĩ Hà Thế Ruyệt, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Giáo Sư Đoàn Ngọc Đa, Nhân Sĩ Lê Xuân Hùng, Giáo Sư Võ Văn Thiệu, Giáo Sư Trương Công Lập, Nhà Văn Không Quân Võ Ý, Bình Luận Gia Nguyễn Kim Bình, Đại diện Dân Biểu Trí Tạ, đại diện một số các chính đảng, cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh, rất đông quý vị nhân sĩ trí thức trong cộng đồng, cùng giới trẻ hải ngoại, một số các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng Thứ Bảy, ngày 17 tháng Năm, từ 9:00 giờ sáng đến 11:00 giờ trưa, Thành phố Garden Grove hợp tác với Garden Grove Sanitary District & Republic Services, tổ chức một ngày dọn dẹp cộng đồng (Community Cleanup day) để cư dân mang bỏ những đồ cồng kềnh (bulky item) miễn phí đúng cách. Sự kiện này chỉ dành cho cư dân Garden Grove và tổ chức tại Garden Grove Park, địa chỉ 9301 Westminster Avenue.
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.