Hôm nay,  

Từ Tổng Thống Thành Tội Phạm Bị Truy Lùng

28/02/201400:00:00(Xem: 8924)
Viktor Yanukovych đang là kẻ tội phạm bị hệ thống pháp luật Ukraina truy lùng khẩn cấp, với tội danh chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 80 công dân trong các cuộc nổi dậy trong tháng 2/2014 này.

Viktor Yanukovych, 64 tuổi, được bầu làm tổng thống của nước Cộng hòa Ukraina trong năm 2010, nhậm chức từ ngày 25/2/2010 và bị Quốc hội phế truất ngày 22/2/2014, với tỷ lệ bỏ phiếu thuận là 328/450.

Theo tin các hãng thông tấn Pháp và Đức ngày 21/2 Viktor Yanukovych đã rời thủ đô Kyiv đi Kharkiv, một thành phố ở phía đông gần biên giới với nước Nga.

Cũng ngày thứ sáu 22/2 lịch sử ấy, sau khi được trả tự do, bà Yulia Tymoshenko, lãnh tụ khối BUT-Fatherland, bà ra ngay Quảng trường Độc lập ở trung tâm thủ đô và tuyên bố trước hơn 20 vạn quần chúng:’’ Chế độ độc đoán chuyên chế đã sụp đổ". Bà kêu gọi nhân dân giữ vững ý chí đấu tranh, hãy chia nhau ở lại quảng trường lịch sử này và ở các dinh thự quan trọng để tiếp tục cuộc đấu tranh không bạo lực, trước mắt là đến cuộc bầu cử 25/5/2014 sắp tới. Bà tuyên bố sẽ không ra ứng cử tổng thống trong dịp này.

Bà Yulia Tymoshenko cũng tuyên bố những kẻ đã đàn áp và gây nên cái chết của hơn 80 người trong những ngày qua phải bị bắt giữ để trả lời trước pháp luật về tội ác giết người của chúng. Một người chịu trách nhiệm chính là nguyên tổng thống Viktor Yanukovych vừa bị phế truất. Từ Kharkiv, Viktor Yanukovych tuyên bố chống lại ‘’cuộc đảo chính phi pháp’’ và vẫn tự nhận là tổng thống hợp pháp. Nhưng ông ta biệt tăm.

Ngày 24 /2 lệnh truy nã Viktor Yanukovych được ban hành, Bộ Công an phát động một cuộc truy lùng trên quy mô lớn. Báo Pháp le Figaro ngày 23/2 cho biết theo tin từ Kharkiv, vào chập tối 22/2 Viktor Yanukovych và một vài bộ hạ đã đi trên 2 xe bọc thép đến sân bay trong vùng và định lên một chiếc mày bay nhỏ để bay sang Nga, nhưng máy bay đã bị ‘’cơ quan quản lý sân bay ngăn chặn không được cất cánh vì họ không có đủ giấy tờ hợp lệ’’. Sau đó họ lên xe bọc thép đi đâu không rõ.

Nhân dân thủ đô đã kéo vào tư dinh của Viktor Yanukovych, một lâu đài hoành tráng vào loại đặc biệt, có nhiều tài sản quý giá, nhiều đồ cổ, tác phẩm hội họa hiếm, nhiều tượng và cả một vườn thú riêng - tất cả đến nay vẫn được coi là tài sản riêng của Viktor Yanukovych. Quốc hội đã ra quyết định ngôi nhà này từ nay thuộc tài sản nhà nước. Nhiều tốp thanh niên nổi dậy đã chiếm giữ cơ sở này từ đêm 21/2 với ý thức công dân cao, bảo vệ tất cả tài sản được nguyên vẹn cho dù đã có hàng chục vạn người nô nức đến quan sát.

Viktor Yanukovych và bà Yulia Tymoshenko là 2 đối thủ chính trị chính ở Ukraina, theo 2 đường lối đối lập. Ông Yanukovych là lãnh tụ của Đảng các vùng miền (Parti des Régions) chủ trương gắn bó lâu dài với nước Nga, chủ yếu dựa vào gần nửa nước thuộc các tỉnh phía Đông giáp giới Nga, nhân dân chủ yếu nói tiếng Nga. Nước Nga của ông Putin hết sức yểm trợ, ủng hộ xu hướng chính trị này, còn dùng món nợ lớn lưu cữu của Ukraina và nguồn dầu và khí đốt từ Nga để gây sức ép lớn.

Bà Yulia Tymoshenko, 54 tuổi, chuyên gia kinh tế, nhà kinh doanh, lãnh tụ của liên minh Tổ Quốc (Fatherland), chủ trương có quan hệ bình đẳng với nước Nga, nhưng ngả dần về phương Tây do những giá trị tinh thần về Dân chủ, Nhân quyền, cũng như thế mạnh bền vững về kinh tế - tài chính - thương mại quốc tế. Bà đã từng làm thủ tứơng 2 lần, lần đầu từ 21/11/2002 đến 5/1/2005, lần sau từ 4/8/2006 đến 18/12/2007. Tháng 10/2011 bà bị kết án kinh tế «làm thiệt hại tài sản quốc gia» và bị tuyên án 7 năm tù giam. Trong tù bà bị đánh đập, tra khảo rất tàn bạo.


Ở giữa 2 thế lực trên là môt loạt các chính đảng nhỏ như Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Đảng độc lập Svoboda, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Cải cách. Các đảng nhỏ này đang bị phân hóa để gia nhập 2 khối đối lập.

Do thế địa lý - chính trị nên ảnh hưởng của các nước láng giềng trực tiếp của Ukraina rất quan trọng. Ukraina có 4.566 km biên giới, trong đó 1.576 km giáp Nga, 891 km giáp Belarus, còn 428 km giáp Ba Lan, 90km giáp Slovakia, 103 km giáp Hungary, 362 km giáp Romania và 940 km giáp Moldovia.

Hiện Ukraina có hơn 1 triệu dân sống ở nước ngoài, phần lớn là trí thức thanh niên, các nhà kinh doanh rời nước sau khi Liên bang Xô viết tan vỡ, đổi mới về chính trị chập chờn, không rõ ràng, di sản cộng sản còn nặng, rồi rộ lên khi gặp khủng hỏang kinh tế năm 2008. Số di dân này ủng hộ mạnh mẽ xu hướng thân phương Tây.

Tình hình từ tháng 9/2013 đến nay có bước đột biến do tình hình chính trị biến chuyển, tâm lý xã hội có những thay đổi rõ, cán cân so sánh giữa các phe nhóm chuyển động, nạn tham nhũng lan tràn do cung cách cai trị kiểu XHCN – CS vẫn dai dẳng làm lòng dân không yên. Việc hạ tượng Lenin biểu hiện tâm lý đoạn tuyệt với quá khứ. Xu thế ngả sang phương Tây cả về ý thức hệ dân chủ cả về hợp tác kinh tế lên khá mạnh. Đã vậy các nước láng giềng Trung Âu vốn trong phe XHCN dứt khoát với những cung cách cai trị cũ, phát triển ổn định như Slovakia, Romania, đặc biệt là Hungary và Ba Lan có tác động mạnh vào Ukraina. Cả khối Liên minh châu Âu UE chìa tay sẵn sàng chào đón Ukraina gia nhập Liên Minh UE và khối đồng Euro.

Giữa cuộc khủng hoảng của tuần qua, 3 ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan đã sang ngay Kyiv thúc đẩy thỏa thuận giữa các phe đối lập, buộc lực lượng đàn áp phải rút hết khỏi quảng trường Độc Lập, dẫn đến cuộc bỏ chạy của Tổng thống Viktor Yanukovych và việc bà Yulia Tymoshenko được trả tự do là một chuyển biến rất cơ bản.

Vấn đề hiện nay là xem nước Nga của ông Putin phản ứng ra sao trước chuyển biến to lớn này ở Kyiv. Sự can thiệp của Nga lúc này xem ra rất hạn chế. Vì chính Nga đang phải đối phó với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền khá mạnh. Ukraina có thể bị phân hóa thành nội chiến giữa 2 vùng Tây và Đông không? Tôi vừa có dịp gặp và trao đổi với 2 vị giáo sư đại học ở Paris vốn là người gốc Ukraina theo dõi chặt tình hình, 2 vị cho biết: “Chính dân phía đông lại chán ghét cung cách cai trị độc đoán thời CS, chính vùng Donbass phía đông là nạn nhân của khủng bố dưới thời Stalin - Beria rất rùng rợn, chúng tôi, cả dân phía đông và dân phía Tây, đều mong muốn có một nước Ukraina mới, dân chủ, phát triển, có nền pháp trị công minh, như là Ba Lan, Hungary và Czech ở rất gần chúng tôi vậy’’.

Số phận của nguyên tổng thống Viktor Yanukovych sẽ ra sao? Tổng thống Nga Putin có tiếp tục công nhận ông ta không? và có cho ông ta cư trú chính trị hay không ? Hay ông ta phải chạy sang một nước nào khác?

Sau Saddam Hussein, sau Muammar Gaddafi, sau Osama bin Laden, lại thêm một tổng thống độc đoán tham nhũng cỡ bự Viktor Yanukovych bị truy lùng trốn chạy. Bản danh sách này chắc sẽ còn dài.

Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.