Hôm nay,  

Trận chiến hay là sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lần hai?

01/02/202514:40:00(Xem: 2486)
GettyImages-871865922
 Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự lễ chào đón ngày 9 tháng 11 năm 2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong chuyến công du 10 ngày tới Châu Á. (Ảnh của Thomas Peter-Pool/Getty Images)



Như thông cáo từ Bạch Ốc ngay trước cuối tuần này, cùng trong phát biểu nhậm chức của tân Tổng thống Donald Trump, Mỹ chính thức áp thuế nhập cảng 25% lên Mexico và Canada, hai quốc gia đứng đầu trong danh sách xuất cảng vào Mỹ, bắt đầu từ đầu tháng Hai 2025. Quốc gia thứ ba bị áp thuế là Trung Quốc, với mức thuế 10%, thấp hơn rất nhiều so với mức 60% mà Trump tuyên bố mạnh mẽ trong thời gian tranh cử và nhiều lần đã bảo rằng sẽ áp dụng ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức.

Có điều gì đang thay đổi?

Trước lễ nhậm chức, Trump đã mời Tập Cận Bình sang tham dự lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai của mình, cũng như đã trao đổi vài vấn đề khác, trong đó có liên quan đến việc cứu TikTok. Trong lễ nhậm chức, nếu hàng loạt chỉ trích nhắm vào nội các tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden cùng các đời tổng thống Mỹ khác trong diễn từ của mình thì Trung Quốc chỉ bị (hay được) Donald Trump nhắc đến một lần, liên quan đến kênh đào Panama chứ không ngoài vấn đề gì khác.

Cũng vậy, phát biểu qua màn ảnh tại diễn đàn kinh tế thế giới WEF tổ chức thường niên tại Davos, Thụy Sĩ mới đây, trong khi lại tiếp tục chỉ trích ngay những cấp lãnh đạo Hoa Kỳ tiền nhiệm của nước Mỹ trước cộng đồng quốc tế, Trump lại một lần nữa bảo rằng ông ta có mối giao hữu rất tốt với Tập Cận Bình và mong muốn Hoa Kỳ được có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, nhờ Trung Quốc giúp đỡ kết thúc cuộc chiến Ukraine. Xem clip phim (*) dẫn kèm bên dưới, thế giới có thể cảm nhận như là Donald Trump và nước Mỹ đang ở vị thế "chư hầu" muốn cầu thân, xin sự công bằng và giúp đỡ từ Trung Quốc hơn là một cường quốc. Khác hẳn giọng điệu dọa nạt mà Donald Trump vẫn thường sử dụng với các quốc gia đồng minh hay nhỏ bé khác.

Cũng trong phát biểu này, Donald Trump nhắc đến các quốc gia Châu Á nói chung có mậu dịch thiếu công bằng với Mỹ, chắc chắn bao gồm cả Việt Nam, quốc gia xuất cảng 124.8 tỉ đô la hàng hóa sang Mỹ, đứng hàng thứ sáu trong năm 2024 vừa qua. Nếu Đài Loan, quốc gia đồng minh cung cấp chip điện tử chiến lược và quan trọng cho Mỹ cũng từng bị hăm dọa thì việc áp thuế lên hàng hóa Việt Nam không có gì hứa hẹn sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, hãy quay lại với Trung Quốc.

Nhìn lại nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump, theo các báo cáo cùng dữ liệu từ các tổ chức và chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ và thế giới, cuộc thương chiến bất thành với Trung Quốc đã không mang lại bất cứ kết quả nào. Trong nhiệm kỳ hai này, các quyết định không chỉ dựa vào chính sách ngoại giao của riêng Donald Trump và nội các của ông mà còn phụ thuộc vào một dàn nội các tỉ phú đã bơm tiền cho sự tái đắc cử của Trump lẫn đang nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ hiện nay. Hãy điểm qua dăm mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc của vài nhân vật này như thế nào?

Đầu tiên phải kể đến Elon Musk, chủ hãng Tesla và Space X, người đã bơm tiền nhiều nhất cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump và đang được xem như một "thủ tướng"  không chính thức, ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của Trump.

Năm 2018, quyết định đầu tư xây dựng một đại công xưởng sản xuất xe Tesla tại Thượng Hải, Tesla đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ chính phủ Trung Quốc với mọi ưu đãi chưa từng có cho các hãng nước ngoài. Tesla là hãng nước ngoài đầu tiên hoạt động độc lập tại Trung Quốc mà không bị buộc phải có sự tham gia của chính phủ hay các hãng nội địa, cũng như nhà máy này được xây dựng với một tốc độ kỷ lục, từ lúc khởi công cho đến khi loạt xe Tesla đầu tiên xuất xưởng vào năm 2019 chưa đến một năm trời. Kết quả cho đến nay: tập đoàn xe BYD mới mẻ và hầu như vô danh với thế giới của Trung quốc đã qua mặt Tesla, trở thành hãng cung cấp xe điện EV nhiều nhất thế giới. Kỹ thuật EV này đến từ đâu? Người ta có thể hỏi rằng liệu những kỹ thuật của Tesla và nước Mỹ đã "giúp" gì cho BYD đạt đến kết quả nhanh chóng này từ năm 2020, kể từ sau khi Tesla được vào Trung Quốc?



Bên cạnh đó, Tesla có thể trở thành một dạng "con tin", ảnh hưởng đến các chính sách của Mỹ đến Trung Quốc. Xem việc đảo ngược quyết định cấm TikTok đã được Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận và ký thành luật trước lo ngại về an ninh quốc gia mà Donald Trump cũng từng thừa nhận, là một ví dụ. Trump và Elon Musk muốn cứu TikTok vì sau khi đã đánh cắp hết kỹ thuật chế tạo xe điện, Trung quốc không cần đến Tesla nữa và có thể cấm Tesla để trả đũa nếu Mỹ cấm TikTok.

Nhân vật thứ nhì có thể kể đến là tỉ phú goá phụ Miriam Adelson, chủ nhân tập đoàn sòng bài Las Vegas Sands. Adelson đã ủng hộ Trump 100 triệu đô la với cam kết sẳn sàng ký ngân phiếu khống để Trump được tái đắc cử với bất cứ giá nào. Tập đoàn con của Sands là Sands China Ltd. hoạt động rất mạnh tại Macau của Trung Quốc, mở rộng hoạt động sang Singapore nhằm thu hút khách chơi bài người Hoa từ Trung Quốc và các quốc gia lân cận. Sands cần giữ mối quan hệ tốt với chính phủ Trung Quốc để phát triển kỹ nghệ cờ bạc của mình tại Macau lẫn Châu Á là điều khó phủ nhận.

Nhân vật cuối nhưng còn có thể kể thêm nữa, là tỉ phú tài chính Howard Lutnick, người đang chờ được Quốc hội chuẩn thuận làm Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ. Việc Lutnick sẽ nắm giữ cương vị Bộ trưởng Thương Mại làm giới quan sát lo ngại sẽ xung đột lợi ích cùng các quyết định liên quan đến mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc vì Lutnick có cổ phần hay đang hợp tác làm ăn với các tập đoàn tài chính của Trung Quốc là Cantor and BGC, những tập đoàn liên doanh với các công ty quốc doanh của Trung Quốc. Giáo sư Kathleen Clark về các vấn đạo đức công quyền thuộc đại học Washington University cho rằng Howard Lutnick đơn giản là một "đối tác kinh doanh" với chính phủ Trung Quốc, có thể bị Trung Quốc chi phối đến các hoạt động thương mại giữa hai quốc gia.

Donald Trump cùng gia đình cũng đã từng làm ăn thân thiết với Trung Quốc trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, thậm chí các hàng hóa được rao bán trong chiến dịch tái tranh cử lần hai vẫn tiếp tục được sản xuất tại Trung Quốc.  Chính sách của Trump với Trung Quốc nhiệm kỳ hai này có như thế nào cũng khó có thể đi ngược lại quyền lợi những tài phiệt đã và đang đổ tiền cho ông ta và các dân biểu Cộng Hòa.

Việc áp dụng thuế quan như một chiến lược ngoại giao của Donald Trump, không chỉ trong thương mại mà như các áp lực khác, có thể dẫn đến thương chiến thương mại và liệu có hiệu quả hay không, có thể cần sẽ trở lại trong một phân tích khác chi tiết hơn. Bởi nước Mỹ không thể áp thuế lên các mặt hàng mình không sản xuất, hoặc nếu có sản xuất sẽ thiếu hiệu quả kinh tế và không đủ nguồn nhân lực cấp thấp. Mặt khác, các quốc gia khác sẽ không đơn giản ngồi yên để Mỹ lấn át.

Hãy nhớ lại những bãi xe trống trơn vì nạn thiếu hụt xe hơi tại Mỹ vài năm trước, bắt đầu từ giai đoạn cuối trong nhiệm kỳ một của Trump và sau khi Trump giới hạn việc nhập cảng chip từ Trung Quốc. Lý do được đưa ra là do nạn khan hiếm chip điện tử từ Covid, trong khi nguyên nhân ngầm ẩn khác là, Mỹ không thể chế tạo hết vài ngàn con chip điện tử dùng trong mỗi chiếc xe hơi. Việc một hay vài quốc gia nào đó viện lý do để ngừng cung cấp chỉ vài con chip hay vật liệu chế tạo quan trọng đã và sẽ gây ra sự tê liệt cho kỹ nghệ xe hơi nước Mỹ, đẩy giá xe lên cao cho người tiêu dùng ngay tại Mỹ muốn mua xe.

Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.

Và có lẽ họ sẽ càng thất vọng hơn một khi cú bắt tay lần thứ nhì của Donald Trump với Trung Quốc xảy ra.

Nhã Duy

(*) Trả lời của TT Donald Trump tại Davos, Thụy Sĩ

https://www.youtube.com/watch?v=OhUld5gYRPQ

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.