Hôm nay,  

Vợ cũ

28/03/202408:05:00(Xem: 1595)
Truyện

couple-in-trouble
 

Bình ôm vai Kim Sa thông báo:

    – Vợ ơi, cuối tháng này anh đi chơi với thằng cu Tí nhé?

    Kim Sa thản nhiên đùa:

    – Anh mới đến nhà vợ cũ dự birth day cu Tí tháng trước rồi. Hay là cuối tháng này dự birth day …má nó?

    Bình thành thật:

    – Mộng Điệp có ý kiến anh và cô ấy sẽ đưa thằng cu Tí đi California chơi mấy ngày cuối tuần cho thằng con vui.

    Kim Sa thốt lên:

    – Dù đã ly dị, người vợ cũ gia trưởng của anh vẫn chỉ huy được anh nhỉ.

    Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta. Hai năm sau ly dị, Bình quen Kim Sa, hai người yêu nhau, Kim Sa chưa lập gia đình lần nào nhưng rất hiểu chuyện và thông cảm hoàn cảnh Bình. Kim Sa đã cho Bình một mái ấm gia đình và một đứa con trai năm nay 2 tuổi, thằng cu Tèo bằng tuổi thằng cu Tí khi Bình và Mộng Điệp ly dị.

    Bình kết hôn với Kim Sa chắc hợp duyên hợp tuổi công việc làm ăn phát đạt với cửa hàng Convenience Store có mấy cây xăng, luôn có khách ra vào, trong khi Mộng Điệp vẫn chưa tìm ra người chồng trong mơ. Thời gian gần đây Mộng Điệp bỗng đổi tính đổi nết khác hẳn thời còn làm vợ Bình, mỗi lần Bình đến thăm con cô ta đều ăn diện đẹp và ăn nói nhỏ nhẹ ngọt ngào, đôi lúc làm Bình cảm động tưởng người vợ cũ đã hiểu ra mình sai và muốn chuộc lỗi với người chồng cũ mà cô ta từng làm tổn thương.

    Mộng Điệp kể lể những vất vả khi một mình chăm con, những thiệt thòi con vắng cha đánh trúng vào tâm lý Bình rất thương con và  Mộng Điệp đã đề nghị cuộc đi chơi này, thằng cu Tí hí hửng khi biết sẽ được đi chơi xa cùng cha mẹ.

    Bình cố gắng giải thích với Kim Sa:

    – Vì anh thương thằng cu Tí. Em biết rồi mà.

    Kim Sa giãy nẩy lên:

    – Ủa, nãy giờ em tưởng anh đùa hóa ra là thật sao! Anh và vợ con cũ, nghĩa là cả gia đình cũ của anh sẽ cùng nhau đi  chơi California? Em có nghe lầm không đấy? Có khi nào vợ chồng cũ không rủ cũng đến không đấy?

    Bình lại giải thích:

    – Anh cũng ngại bị hiểu lầm như thế nên chưa nhận lời, nhưng đến California ở nhà bà chị của Mộng Điệp đàng hoàng không có gì khuất tất riêng tư giữa anh và Mộng Điệp cả. Thấy cô ta có vẻ biết lỗi, biết nghĩ đến con  anh không nỡ chối từ.

    Kim Sa nhận xét:

    – Anh là người hiền hậu trung thực và nhiều tình cảm, nhưng Mộng Điệp thì ngược lại. Có ba loại phụ nữ sau khi ly dị chồng: một là không bao giờ tiếc rẻ chồng cũ vì anh ta quá tệ, hai là cô ta không tìm đâu ra người đàn ông khác bằng hay hơn chồng cũ nên tiếc rẻ muốn nối lại tình xưa và ba là biết không thể nối lại tình xưa thì cô ta phá hoại cho gia đình chồng cũ lung lay chơi. Mộng Điệp đang là người phụ nữ loại thứ ba đấy.

    – Mặc kệ Mộng Điệp loại người nào, không liên quan đến anh ngoài chuyện cùng lo cho thằng cu Tí. Trước khi kết hôn với anh, em đã hiểu hoàn cảnh anh và hứa cho anh thoải mái đi lại thăm con riêng rồi mà. Tội nghiệp cu Tí, cha mẹ ly dị con cái là người bị tổn thương và thiệt thòi, vì thế anh và Mộng Điệp muốn bù đắp cho nó, tạo cho nó cảm giác vẫn còn tình thương của cha mẹ.

    Kim Sa cười nhạt :

    – Vợ chồng anh thương yêu con ghê nhỉ…

    Bình khó chịu:

    – Anh không thích kiểu em cười khỉnh và nói mỉa mai chút nào. Anh và Mộng Điệp có còn là vợ chồng nữa đâu, cả hai đi chung, vui chơi chung vì con. Thế thôi.

Vợ chồng anh đã biết nghĩ thế sao không suy nghĩ kỹ trước khi ly dị, sao không vì con mà hòa giải hay chịu đựng lẫn nhau. Ngộ ghê, cặp vợ chồng nào ly dị cũng nói sẽ đối xử với nhau như bạn, trong khi ở chung nhà thì coi nhau như… thù, sẽ cùng nhau chăm lo cho con cái trong khi con trong tay mình thì làm tan nhà nát cửa ra. mà bày đặt nói toàn là những điều hoa mỹ.

    Bình gắt:

    – Em đừng làm quan tòa đâm dao vào vết thương đời anh nữa, chịu hết nổi người ta mới phải ly dị.

    Kim Sa cứng giọng:

    – Em lấy anh 3 năm nay, thông cảm hoàn cảnh anh, thương đứa trẻ vắng cha, thỉnh thoảng anh đến nhà vợ cũ thăm con, dịp sinh nhật nó hay lễ tết cuối năm, em đều chấp nhận. Nhưng cái vụ cả nhà anh sẽ đi chơi California mấy ngày em thấy quá đáng, em không đồng ý.

    Và nàng tiếp:

    – Anh lo cho thằng con với bà vợ cũ, còn hai mẹ con em thì sao? Người vợ hiện tại là em đây, anh có quan tâm cảm giác em thế nào không?

    – Em đã biết rồi, anh luôn yêu thương em và thằng cu Tèo mà.

    Kim Sa vùng vằng:

    – Em đã nói hết lời hết ý rồi, anh suy nghĩ kỹ đi. Nếu anh nghe lời em trả lời “No” với vợ cũ là anh yêu em, tôn trọng em. Nếu anh vẫn quyết định đi California thì cứ đi và ký giùm em tờ đơn ly dị nha.

    – Trời ơi, nghe đến tờ đơn ly dị là anh lạnh người rồi, có gì đâu mà em làm lớn chuyện đến thế?

    Kim Sa nghiêm chỉnh nói:

    – Em sẽ ly dị và một mình nuôi con. Dù anh tái hôn với Mộng Điệp hay với bất cứ ai, anh sẽ nhớ đến thằng con cũ tội nghiệp là cu Tèo và  người vợ cũ tội nghiệp là em. Vì thế em muốn là người …vợ cũ của anh, vợ cũ coi bộ vẫn giá trị lắm lắm, cũng như đồ cũ đồ cổ càng có giá.

    Bình lặng người, vợ cũ Mộng Điệp có lý của cô ta khi rủ chàng cùng đi chơi với con, vợ hiện tại Kim Sa càng có lý hơn. Kim Sa tiếp:

    – Anh từng tâm sự người vợ cũ xem thường anh, chỉ huy anh, hiếp đáp anh. Nay cô ta không là gì của anh cả mà nói anh vẫn nghe, còn em người vợ hiện tại nói anh có thèm nghe đâu.

    Nói xong Kim Sa bỏ vào phòng mặc cho Bình ngồi đó băn khoăn. Một lát sau chàng gõ cửa phòng, dõng dạc:

    – Làm ơn, mang giấy tờ ly dị ra đây.

    Kim Sa lục đục rầm rầm trong phòng chứng tỏ nàng đang bực bội tức giận lắm, mười phút sau nàng mở cửa phòng và chìa tờ đơn vừa viết vội ra với bộ mặt lạnh lùng sưng xỉa:

    – Anh quyết định sẽ đi California với vợ con cũ phải không. Đơn ly dị nè, ký đi.

    Bình cầm tờ đơn xé ngay tại chỗ và ôm chầm lấy vợ:

    – Anh đâu có ngu mà chọn đi California để mất người vợ hiện tại hiểu biết và tử tế này, để mất gia đình hạnh phúc này. Anh sẽ từ chối Mộng Điệp dễ dàng, chỉ lo thằng cu Tí con anh thất vọng. Nhưng nãy giờ suy nghĩ  anh đã có cách trả lời nó rồi, không gì bằng sự thẳng thắn, thành thật. Cu Tí năm nay 7 tuổi dù anh và Mộng Điệp có cố gắng bên cạnh yêu thương nó đến mấy nó cũng thấy sự không bình thường khi những đứa trẻ khác luôn có cha ở chung nhà, còn nó thì không, anh sẽ cho cu Tí biết hiện tại ba đã có một gia đình khác, con có cu Tèo half brother rất dễ thương, con có một bà mẹ khác ngoài mẹ Mộng Điệp cũng rất dễ thương.

    Kim Sa cười tươi như hoa:

    – Vậy mà làm người ta hết hồn, tưởng anh ký đơn ly dị thì chiều nay khỏi cho anh ăn cơm luôn. Đúng đó anh, người chồng người vợ không thể đóng kịch với con trẻ mãi được khi đã ly dị, khi mỗi người sống một nơi, trẻ con thông minh hơn ta tưởng, nó sẽ sớm cảm nhận ra  điều đó.

    Nàng dịu dàng tiếp:

    – Thằng cu Tèo của chúng mình đã 2 tuổi, nay mai mỗi lần anh đến thăm thằng cu Tí thì mang cu Tèo đi cùng và ngược lại anh cứ đưa cu Tí  đến nhà mình chơi với cu Tèo, rồi mỗi khi gia đình ta có chuyến đi chơi xa thì mang cu Tí đi cùng. Hai anh em Tí-Tèo bên nhau càng tình thân càng vui.

    Bình hớn hở:

    – Anh tin những điều thực tế này sẽ làm cu Tí vui thích. Cám ơn em người vợ hiện tại rộng lượng tuyệt vời của anh.

    Em cũng cám ơn anh đã hiểu ra. Không bao giờ em muốn là vợ cũ của anh như lúc nãy em đã tức giận và bốc đồng nói ra đâu.

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương

( Feb. 18, 2024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.