Hôm nay,  

Ngày lễ hay ngày hội?

30/01/202011:49:00(Xem: 2787)

Mấy lúc gần đây ở Việt Nam, do sinh hoạt xã hội phát triển, đã có rất nhiều “ngày hội” tụ họp đông đảo và có khi có nhiều thành viên quốc tế tham dự như:

Ngày Hội Thả Diều Đà Nẵng (Danang Kite Festival),

Ngày Hội Cà-Phê Ban Mê Thuột (Buon Ma Thuot Coffee Festival),

Ngày Hội Trưng Bày Trái Cây Cần Thơ/Bến Tre (Can Tho Fruit Arrangement Festival),

Ngày Hội Hoa Đà Lạt (Dalat Flower Festival) v.v…Nhưng các ngày hội, các buổi tụ hội này lại được gọi là các “ngày lễ”. Như thế là hoàn toàn sai.

Nghe các cô cậu ở Ban Mê Thuột hướng dẫn chương trình (MC) trong Ngày Hội Cà Phê gọi đây là “Lễ Hội Cà-Phê” tôi tức cười quá. Tụ họp ca hát, trưng bày cà-phê mà gọi là “lễ” sao? Theo Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức xuất bản trước 1975, “lễ” được định nghĩa như sau: “Đó là phép đặt ra để khép mọi người vào một khuôn khổ cho có trật tự, nền nếp, đẹp đẽ giữa xã hội và đối với người chết hay thần linh.”

Thảm họa văn hóa ở trong nước bây giờ là nói như con vẹt hay như một cái máy mà không biết mình nói gì, không hề quan tâm đến đúng-sai, đua nhau bắt chước mà không hề biết nhận định, phê phán. Thí dụ; Nuôi và gây giống tôm cá ngày nay biến thành “nuôi trồng thủy sản”. Trời đất quỷ thần ơi! Người ta có thể “trồng” được tôm cá như trồng cây! Ấy vậy mà cả nước từ trên xuống dưới đều nói “y trang” như vậy mà không hề biết suy nghĩ gì cả. Trong khi đó biết bao nhiêu là tiến sĩ văn hóa chỉ bàn chuyện nhảm nhí, điên khùng như… đòi thay đổi tiếng Việt và đòi bỏ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Thậm chí “vô tư” có nghĩa là không thiên vị (Chí công vô tư) ngày nay lại được dùng theo nghĩa “thản nhiên” cứ “vô tư” đi, cứ thản nhiên, cứ làm bừa đi. Thậm chí cả ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo cũng nói “vô tư”. Đúng là sự đùa rỡn và xỉ nhục văn hóa một cách vô ý thức. Nếu như ở Hoa Kỳ này thì ông bộ trưởng đó sẽ bị chế giễu suốt đời và phải từ chức cũng giống như Phó Tổng Thống Dan Quayle chỉ vì viết lầm chữ “potato” (khoai tây) thành “potatoe” mà bị báo chí giễu cợt và thất cử luôn.

Ở Hoa Kỳ, ngày lễ gọi là “holiday”, còn ngày hội, hội hè gọi là “festival”. Theo nhận xét thông thường:

Ngày lễ: Thường là để tưởng niệm các anh hùng dân tộc, biến cố lịch sử hoặc sinh hoạt tôn giáo, xã hội được tổ chức long trọng và hầu như đã thành truyền thống. Thí dụ:

Lễ vấn danh

Lễ hỏi

Lễ cưới

Lễ rước dâu

Lễ gia tiên (Cúng ông bà trong ngày rước dâu)

Lễ tang/tang lễ

Lễ chùa

Lễ Tết

Lễ cầu Quốc Thái Dân An, tinh thần giống như Lễ Tế Nam Giao dưới Triều Nguyễn.

Lễ Hạ Điền khởi đầu mùa cày cấy, thường bắt đầu vào Tháng Ba (Mùa Xuân).

Lễ Hai Bà Trưng

Lễ Giỗ Trận Đống Đa

Lễ chào cờ

Lễ tiếp đón (một nguyên thủ quốc gia)

Lễ đăng quang (lên ngôi vua)

Lễ tuyên thệ nhậm chức (của tổng thống, thủ tướng)

Lễ Khởi Công (ground breaking ceremony) Lễ Động Thổ, Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên. Ngày nay trong nước gọi là “Lễ Đặt Đá” thật không giống ai!

Lễ Khánh Thành…thường trang trọng, có cắt băng, có đọc diễn văn. Đây không phải là ngày hội vui chơi.

Lễ Khai Mạc như Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội, Lễ Khai Mạc Á Vận Hội với các nghi thức như chào cờ, đọc diễn văn, trình diễn nghệ thuật…

Lễ duyệt binh với rất nhiều lễ nghi quân cách.

Ngày xưa có Lễ Xuất Quân, nhiều khi chém đầu một tướng địch bị bắt để thị uy.

Ngày hội: Thường là tụ tập, tụ họp đông đảo để vui chơi, ăn uống, ca hát, trưng bày đồ mỹ thuật, sản phẩm v.v..thời Thực Dân Pháp gọi là “Đấu Xảo” mà không tưởng niệm hay mang một ý nghĩa gì cả. Do đó:

Ngày trưng bày hoa/Hội Hoa và không thể nói “Lễ Hội Hoa” hay “Lễ Hội Trưng Bày Hoa”.

Ngày Hội Trái Cây và không thể nói “Lễ Hội Trái Cây”

Ngày Hội Cà-Phê và không thể nói “Lễ Hội Cà-Phê”

Ngày Hội Đua Thuyền và không thể nói “Lễ Hội Đua Thuyền”

Ngày Hội Thả Diều và không thể nói “Lễ Hội Thả Diều”.

Ngày Hội Chọi Trâu và không thể gọi “Lễ Hội Chọi Trâu”. Thí dụ: Ngày Hội Chọi Trâu Đồ Sơn,

Hội Lim và không thể nói “Lễ Hội Lim”

Ngày Hội Huế (Hue Festival) và không thể nói “Lễ Hội Huế”.

Hội trảy Chùa Hương. Người ta nô nức nhau đi Chùa Hương để du ngoạn hay chiêm bái, cầu phúc, cầu tự v.v…Đây không phải là ngày lễ. Thế nhưng khi Chùa Hương tổ chức buổi Lễ Khai Mạc /Lễ Khai Kinh hay tụng niệm chính thức cho khách thập phương…thì đây chính là các “buổi lễ”.

            Vậy xin cẩn thận. Chớ sử dụng bữa bãi. Nếu vị nào có ý kiến hay hơn xin đóng góp để cùng giữ gìn sự tinh ròng, thuần khiết của tiếng Việt.

Đào Văn Bình

(California ngày 30/1/2020)

Ý kiến bạn đọc
09/02/202021:10:09
Khách
Xin vui lòng cho share , cám ơn tác giả bài viết đã phân tích kỹ lưỡng
31/01/202003:24:44
Khách
cam on tac gia
da gia thich ro rang le va hoi
31/01/202000:38:09
Khách
Tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận xét của ông Đào văn Bình.Theo tôi,các lỗi này là do sự dốt nát của go cầm quyền..,lớp ba trường làng mà ra.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ – tuổi thanh niên lúc bấy giờ:..
Nhà văn Vũ Thất, sinh năm 1940 tại Tân Châu, Nam Kỳ Lục Tỉnh. Cựu học sinh trung học Võ Tánh, Nha Trang (1957-1959). Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình (1961-1963), TTHL Hải Quân Nha Trang. Xuất thân với 81 Sĩ Quan Khóa 11 Đệ Nhất Bảo Bình...
Đọc tập thơ “Xếp màu cho tuổi”, thơ Đặng Toản, Houston 2022...
Nhân những biến động gần đây trên Tây Nguyên Việt Nam, tác phẩm tiểu thuyết "Vòng đai xanh" của nhà văn Ngô Thế Vinh được nhắc đến như một văn bản trung thực và khả tín để tìm hiểu thêm về nguyên do và tình trạng của cuộc xung đột có tính lịch sử này. Việt Báo xin đăng lại bài Tựa của cuốn sách trong dịp tái bản năm 2018 tại hải ngoại...
Tạp bút của Trịnh Y Thư, ấn bản 2023, định dạng eBook...
Trong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã đều có thật. Descartes nói rằng “Tôi biết suy nghĩ nên cái tôi có thật” (Je pense, donc je suis). Còn Pascal nói rằng cái Tôi có thật nhưng nó chỉ đáng ghét thôi (Le moi est haïssable). Thậm chí Thượng Đế, một vị thần tối cao ở đâu đó cũng có thật.
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng, không còn co thắt được nữa, vô số những mạch máu ở những chỗ xa tim tắt lịm rồi, duy những mạch quan trọng ở gần thì còn thoi thóp tí ti, nhịp tim gần như không còn đập, nó nhẹ còn hơi gió...
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn, Thư Ấn Quán tái bản năm 2012 tại Hoa Kỳ với nhân vật chính Võ Bằng, một sĩ quan Hải Quân trẻ tuổi, mới ra trường, bước đầu vào hải nghiệp...
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ...
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.